Cách xét học bạ Đại học Luật Hà Nội

Năm 2022, Đại học Luật Hà Nội tuyển gần 2.300 sinh viên, trong đó gần 1.100 chỉ tiêu được xét dựa vào học bạ THPT. Ở phương thức này, trường xét các thí sinh có học lực loại giỏi trở lên ít nhất hai trong 5 học kỳ [lớp 10, 11 và kỳ I lớp 12], trong đó kết quả học tập học kỳ I lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên.

Điểm chuẩn học bạ với các thí sinh đủ điều kiện xét học bạ là từ 21 đến 29,52, trong đó mức 21 chỉ áp dụng với ngành Luật đào tạo ở phân hiệu Đắk Lắk. Các ngành đào tạo ở trụ sở chính Hà Nội lấy từ 24,69. Thí sinh dùng tổ hợp A01 [Toán, Lý, Anh] xét vào ngành Luật kinh tế phải đạt 29,52 điểm mới trúng tuyển. Với tổ hợp A00 [Toán, Lý, Hóa], mức đầu vào thấp hơn một chút - 29,1.

Mức này là tổng điểm trung bình cộng 5 học kỳ THPT [trừ kỳ II lớp 12] của ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên và điểm khuyến khích. Trong đó, điểm ưu tiên được tính theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; điểm khuyến khích theo quy định của trường với mức cộng tối đa 3 điểm, dựa vào thành tích của thí sinh.

*Xem các đối tượng được cộng điểm khuyến khích

Điểm chuẩn học bạ từng ngành theo từng tổ hợp như sau:

Với các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế xét tuyển học bạ bằng các tổ hợp có môn Ngoại ngữ, Đại học Luật Hà Nội sẽ quy đổi điểm. Trong đó, thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.5 hoặc tương đương được quy đổi thành 10 điểm Ngoại ngữ, IELTS 6.0 được quy thành 9,5 và 5.5 thành 9.

Cùng với công bố điểm chuẩn học bạ, Đại học Luật Hà Nội cũng đã công bố điểm trúng tuyển với thí sinh sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để xét tuyển vào ngành Luật, chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona của Mỹ [100 chỉ tiêu]. Thí sinh có chứng chỉ IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 59, tương đương 9 điểm quy đổi là đủ điều kiện. Các em được công nhận trúng tuyển khi tốt nghiệp THPT với tổng điểm ba môn thi của tổ hợp xét tuyển vào ngành Luật đạt từ 15 trở lên.

Dù đạt đầy đủ các điều kiện trên, thí sinh chỉ chính thức trúng tuyển khi được công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng này lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 22/7 đến 20/8.

Ngoài hai phương thức trên, Đại học Luật Hà Nội dành khoảng 51% chỉ tiêu còn lại để xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định của Bộ, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển các thí sinh tham dự vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

*Xem điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội năm 2021

Dương Tâm

Theo thông báo về phương án tuyển sinh đại học dự kiến, được Đại học Luật Hà Nội công bố ngày 4/3, ngành Luật tuyển nhiều nhất - 1.410 chỉ tiêu; kế đó, Luật kinh tế 450, Luật Thương mại quốc tế 205 và Ngôn ngữ Anh 200. Trừ ngành Luật giữ nguyên mức tuyển như năm ngoái, các ngành còn lại đều tăng 80-100 chỉ tiêu.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Trường tuyển sinh theo hai phương thức chính: tuyển thẳng và xét tuyển theo đề án riêng. Trong tuyển sinh riêng, Đại học Luật Hà Nội tiếp tục chia ra bốn phương thức.

Thứ nhất, trường dành 48 chỉ tiêu để xét tuyển các thí sinh tham dự vòng thi tháng, quý, năm của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia kết hợp cùng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thời gian xét tuyển dự kiến là tháng 8-12/2022.

Thứ hai, xét học bạ. Trường dành 50% chỉ tiêu của từng ngành cho phương thức này. Để nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh phải loại giỏi năm kỳ học [trừ kỳ II lớp 12], trong đó kết quả các môn trong tổ hợp xét tuyển ở kỳ I lớp 12 tối thiểu 7,5 [đối với trụ sở chính Hà Nội] và 7 [phân hiệu tại Đăk Lăk].

Năm nay, các tiêu chí về giải thưởng học sinh giỏi, là học sinh trường THPT chuyên không còn là điều kiện chính thức để nộp hồ sơ như năm 2021. Thay vào đó, nếu đạt các thành tích này, các em được cộng 0,5-1,5 điểm khuyến khích. Ngoài ra, khi có chứng chỉ ngoại ngữ, thí sinh cũng được quy đổi điểm để thay cho điểm môn ngoại ngữ trong học bạ.

Với phương thức xét học bạ này, thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng trên một tổ hợp duy nhất.

Thứ ba, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tại trụ sở chính Hà Nội của tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa] là 20, các tổ hợp còn lại là 18. Riêng với hai ngành Luật Thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh không dưới 7. Tại phân hiệu Đắk Lăk, điểm sàn là 15, áp dụng cho mọi tổ hợp.

Điểm khuyến khích cho phương thức này được áp dụng tương tự [cả về tiêu chí và mức điểm cộng] với xét học bạ.

Thứ tư, với thí sinh đăng ký vào chương trình liên kết với Đại học Arizona [Mỹ], Đại học Luật Hà Nội xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tối thiểu 5.5 IELTS hoặc tương đương. Thời gian xét tuyển dự kiến 4-12/2022.

Điểm chuẩn của Đại học Luật Hà Nội năm 2021 cao nhất là 29,25, áp dụng với ngành Luật kinh tế tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa]. Trong khi các ngành đào tạo tại Hà Nội và liên kết với Đại học Arizona, Mỹ, đều lấy điểm chuẩn từ 21,3 trở lên, phổ biến 26-27, ngành Luật tại phân hiệu Đăk Lăk thấp hơn hẳn, dao động 18-22,75.

* Thông tin tuyển sinh chi tiết của Đại học Luật Hà Nội

Thanh Hằng

Thông báo đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Luật Hà Nội hệ đại học chính quy năm 2022 theo phương thức dựa trên kết quả học tập bậc THPT

Ngày đăng 01/07/2022

Xem tại đây

Thí sinh nhập thông tin vào trang đăng ký tuyển sinh trực tuyến tại đây: xettuyen.hlu.edu.vn

Mẫu phiếu đăng ký dành cho thí sinh tại trụ sở chính

Mẫu phiếu đăng ký dành cho thí sinh tại Phân hiệu tỉnh Đắk Lắk

Lưu ý: 

- Thí sinh đăng ký thông tin tuyển sinh tại trang đăng ký tuyển sinh trực tuyến trước khi nộp hồ sơ. Trường chỉ nhận hồ sơ khi thí sinh đã đăng ký trên trang đăng ký tuyển sinh trực tuyến.

- Để phù hợp với kế hoạch tuyển sinh năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường thông báo thay đổi thời hạn đăng ký và thu hồ sơ đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Luật Hà Nội hệ đại học chính quy năm 2022 theo các phương thức xét tuyển sớm như sau: Thời gian đăng ký và nộp hồ sơ từ ngày 01/7/2022 đến 17h00’ ngày 15/7/2022.
[Chi tiết xem tại đây]

Khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT một trong những vấn đề được nhiều thí sinh quan tâm đó là hình thức xét tuyển của các trường đại học. Đại học Luật có xét tuyển học bạ 2022 không?

Giới thiệu về trường Đại học Luật Hà Nội

Trước khi tìm hiểu về Đại học Luật có xét tuyển học bạ 2022 không? thì trước tiên nội dung này sẽ giới thiệu về trường Đại học Luật Hà Nội.

– Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lí của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lí Việt Nam.

Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lí Hà Nội với nhiệm vụ: “Quyết tâm đưa Trường Đại học Pháp lý Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo cán bộ pháp lý, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và trung tâm truyền bá pháp lý”

– Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội luôn quan tâm duy trì đảm bảo chất lượng đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các cơ sở đào tạo luật trong cả nước, xứng đáng là đơn vị đi đầu trong hệ thống đào tạo Luật ở Việt Nam.

– Ngày 21 tháng 9 năm 2019, Trường Đại học Luật Hà Nội được gần 70 cơ sở đào tạo Luật của Việt Nam bầu là Trưởng ban điều hành mạng lưới cơ sở đào tạo luật của Việt Nam nhiệm kỳ 2019- 2022.

– Quy mô đào tạo của Trường không ngừng phát triển qua từng giai đoạn. Từ chỗ chỉ đào tạo vài trăm cử nhân đại học và cao đẳng pháp lí khi mới thành lập, đến nay Trường đã đào tạo tất cả các cấp học, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ với nhiều hệ đào tạo như chính quy, vừa làm học. 

– Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiều lần được công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao và được nhận các phần thưởng cao quý của Nhà nước.

Các phương thức tuyển sinh của trường bao gồm:

– Phương thức 1: Xét tuyển các thí sinh tham dự vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam kết hợp cùng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

– Phương thức 2: Xét học bạ. Trường dành 50% chỉ tiêu của từng ngành cho phương thức này.

Với phương thức này, điều kiện là thí sinh phải đạt học lực giỏi 5 học kỳ, trừ học kỳ 2 lớp 12, trong đó kết quả các môn trong tổ hợp xét tuyển ở kỳ 1 lớp 12 tối thiểu 7,5 [đối với cơ sở chính Hà Nội] và 7 [đối với phân hiệu tại Đắk Lắk].

Năm 2022 các tiêu chí về giải thưởng học sinh giỏi, là học sinh trường THPT chuyên không còn là điều kiện chính thức để nộp hồ sơ như năm 2021. Nếu đạt các thành tích này, thí sinh được cộng 0,5 – 1,5 điểm khuyến khích. Còn chứng chỉ ngoại ngữ, sẽ được quy đổi điểm để thay cho điểm môn ngoại ngữ trong học bạ.

– Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tại cơ sở chính Hà Nội của tổ hợp C00 [văn, sử, địa] là 20, các tổ hợp còn lại là 18. Riêng với 2 ngành Luật thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh không dưới 7. Tại phân hiệu Đắk Lắk, điểm sàn là 15, áp dụng cho mọi tổ hợp.

– Phương thức 4: Với thí sinh đăng ký xét tuyển vào chương trình liên kết với Trường đại học Arizona [Mỹ]. Ngoài áp dụng tuyển sinh theo các phương thức trên, trường còn xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tối thiểu 5.5 IELTS hoặc tương đương.

Đại học Luật có xét tuyển học bạ 2022 không? Câu trả lời là Đại học Luật có xét tuyển học bạ.

Đối tượng tuyển sinh trường Đại học Luật Hà Nội

Ngoài vấn đề Đại học Luật có xét tuyển học bạ 2022 không? thì đối tượng tuyển sinh cũng là vấn đề được nhiều thí sinh quan tâm.

Thí sinh tham gia tuyển sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Đã tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp trung cấp [sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT];

Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hóa học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học:

Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Ngoài những điều kiện trân đây, quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy đinh, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.

Trường đại học Luật Hà Nội dự kiến tuyển 2.365 sinh viên [trong đó 100 chỉ tiêu cho các trường dự bị dân tộc], tăng hơn 300 sinh viên.

Trong đó, ngành Luật tuyển 1.410 chỉ tiêu, Luật kinh tế là 450, Luật thương mại quốc tế 205, Ngôn ngữ Anh là 200 chỉ tiêu.

Video liên quan

Chủ Đề