Cách xử lý khi nhà có rết

Bạn có thể sẽ “xám hồn” ngay khi nhìn thấy một con rết đang chạy nhanh trên sàn nhà của bạn. Bên cạnh vẻ ngoài đáng sợ, rết còn tiềm ẩn nguy cơ khi những vết đốt của chúng có thể gây hại cho chúng ta. Bạn có thể đọc bài viết này để tham khảo thêm các cách trị rết trong nhà an toàn và hiệu quả.

  • Đặc điểm của rết
  • Một số cách trị rết trong nhà hiệu quả
    • Cách trị rết trong nhà bằng tinh dầu chanh sả ớt
    • Cách diệt rết trong chậu cây bằng cỏ xạ hương, bạc hà, húng quế
    • Cách trị rết trong nhà tắm bằng bẫy dính
    • Cách trị rết trong nhà bằng thuốc diệt côn trùng
    • Dùng bột ớt như một cách trị rết trong nhà
  • Cách ngừa rết bò vào nhà
    • Giữ nhà cửa luôn khô thoáng
    • Dọn dẹp nhà cửa và khu vực quanh nhà
    • Cách trị rết trong nhà bằng bịt kín các khe hở
  • Rết nguy hiểm như thế nào
  • Cách xử lý khi bị rết cắn

Đặc điểm của rết

Về tổng quan, bạn sẽ dễ dàng thấy rết thường không dài hơn khoảng 10cm, nhưng ở những nơi có nhiều hơi ấm và độ ẩm, chúng có thể dài tới 15cm, thậm chí là 20cm. Chúng có cơ thể dẹt được tạo thành từ một loạt các đoạn, với đầu tròn được bao bọc bởi hai râu dài. Khi quan sát kỹ sẽ thấy rằng các râu được tạo thành từ một loạt các đoạn nhỏ, lớn hơn bên cạnh đầu của sinh vật và nhỏ dần về phía cuối. Rết thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc xám, mặc dù màu sắc khác nhau tùy theo loài.

Rết sống ở những nơi ẩm ướt, kín gió như dưới đá, gỗ mục hoặc trong các khe nứt dọc tường. Chúng cũng sẽ thường trú ẩn trong nhà bếp và phòng tắm vì ở đó có nhiều độ ẩm. Chúng chủ yếu sống về đêm và hiếm khi được nhìn thấy vào ban ngày.

Cách xử lý khi nhà có rết
Hình ảnh của một con rết.

Một số cách trị rết trong nhà hiệu quả

Cách trị rết trong nhà bằng tinh dầu chanh sả ớt

Bạn cho một ít tinh dầu sả ớt với nước và cho vào bình xịt đều lên nền và tường nhà, nhất là những góc tối, nơi có độ ẩm, gầm giường, tủ, nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ. Khi rết ngửi thấy mùi tinh dầu chanh sả, chắc chắn chúng sẽ sợ bò ra khỏi nhà bạn nhanh chóng. Nếu xịt trúng rết, chúng sẽ bị chết sau khoảng 10 phút.

Cách diệt rết trong chậu cây bằng cỏ xạ hương, bạc hà, húng quế

Các bạn có thể trồng những loại cây như cỏ xạ hương, bạc hà, húng quế, oải hương để xua đuổi những con rết ra khỏi nhà mà không tốn công sức và thời gian gì cả. Trong các cây này có chứa tinh dầu mà loài rết sợ. Đây là cách đuổi rết có trong dân gian từ lâu đời. Vừa hiệu quả, vừa an toàn, không tốn kém.

Cách xử lý khi nhà có rết
Bạn có thể trồng những cỏ xạ hương để xua đuổi những con rết.

Cách trị rết trong nhà tắm bằng bẫy dính

Nếu bạn sợ đối mặt với rết và không muốn bắt chúng bằng tay, hãy thử đặt bẫy dính tại những ngóc ngách, khe hở nơi rết thường săn mồi trong nhà tắm. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, biện pháp này chỉ hiệu cho hiệu quả nhất định với những con rết nhỏ bởi rết to thường có thể thoát thân khỏi bẫy dính bằng cách bỏ lại vài cái chân. Vậy nên, hình thức này hoàn toàn vô hiệu loài rết to.

Cách trị rết trong nhà bằng thuốc diệt côn trùng

Trong trường hợp rết xuất hiện bạn có thể sử dụng thuốc diệt côn trùng, bình xịt côn trùng để diệt chúng. Để đảm bảo an toàn, bạn cần sử dụng các sản phẩm thuốc diệt côn trùng có chứa pyrethrin gốc thực vật. Ngoài ra, bạn có thể dùng đến các chất diệt rết tự nhiên như a-xít boric hoặc đất diatomite vẫn có tác dụng khống chế chúng thành công.

Cách xử lý khi nhà có rết
Bạn nên sử dụng các sản phẩm thuốc diệt côn trùng có chứa pyrethrin gốc thực vật.

Dùng bột ớt như một cách trị rết trong nhà

Rải một ít bột ớt xung quanh nhà sẽ giúp bạn ngăn chặn rết xâm nhập vào nhà hiệu quả. Bột ớt không chỉ có tác dụng ngăn chặn rết mà còn giúp bạn ngăn chặn chuột, gián, kiến bò vào nhà rất hiệu quả. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi dùng bột ớt vì có thể có người trong nhà bạn không chịu được mùi nồng của ớt, ngay cả chó, mèo của bạn cũng có thể không thích bột ớt.

Cách xử lý khi nhà có rết
Dùng bột ớt để đuổi rết.

Cách ngừa rết bò vào nhà

Giữ nhà cửa luôn khô thoáng

Rết thường dễ dàng mất nước qua da nên nơi sống ưa thích của chúng chính là những nơi có độ ẩm cao. Để cách phòng tránh rết vào nhà, bạn hãy giữ nhà cửa luôn khô thoáng. Bạn nên vệ sinh cẩn thận các tầng hầm, ngăn tủ, nhà tắm, nhà vệ sinh thật cẩn thận. Mở của sổ đón ánh nắng vào nhà cũng giúp rết ái ngại vào nhà bạn.

Cách xử lý khi nhà có rết
Mở của sổ đón ánh nắng vào nhà cũng là một cách trị rết trong nhà

Để hạn chế độ ẩm có trong không khí bạn có thể sử dụng thêm máy hút ẩm hoặc túi hút ẩm trong nhà. Bạn có thể tận dụng các túi hút ẩm có trong các hộp giày và cấc loại thực phẩm gói cũng có các gói hút ẩm này.

Xem thêm: Tham khảo ngay cách đuổi kiến lửa tại nhà siêu hiệu quả

Dọn dẹp nhà cửa và khu vực quanh nhà

Hãy dọn dẹp và quét tước các đống củi, các lớp lá rụng phủ ngoài vườn, vải dầu hay các thùng chứa nước. Những nơi đó chính là những nơi trú ngụ tuyệt vời của rết và nhiều loài côn trùng khác. Bạn cũng nên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa và những khu vực là nơi trú ẩn của rết để tiêu diệt chúng. Khi tiến hành dọn dẹp, bạn cần chuẩn bị sẵn các thuốc xịt côn trùng, để đảm bảo an toàn hơn khi không may đối mặt với chúng nhé.

Cách xử lý khi nhà có rết
Bạn nên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa để tránh rết.

Cách trị rết trong nhà bằng bịt kín các khe hở

Rết sẽ xâm nhập vào nhà bạn bằng các khe hở trong nhà từ các khe hở trên nền bê tông, vết nứt trên vách tường, dưới chân tường, các rãnh nước,… Tùy thuộc vào từng địa hình bạn có thể dùng xi măng hay keo dính để dán kín các rãnh, các khe hở để ngăn chặn rết bò vào trong nhà.

Bạn cần đặc biệt chú ý các rãnh thoát nước, nơi này là những nơi ẩm thấp, có chứa lá cây hoai mục nên rết rất thích trú ngụ. Dọn dẹp rãnh nước, máng xối thường xuyên là bạn đang phá hủy môi trường sống tự nhiên của chúng, chắc chắn chúng sẽ không còn nơi nào ẩn thân nữa.

Cách xử lý khi nhà có rết
Rết sẽ xâm nhập vào nhà bạn bằng các khe hở trong nhà.

Rết nguy hiểm như thế nào

Rết là loài ăn thịt và có nọc độc. Chúng thường chích và ăn con côn trùng khác và sâu. Chúng không chủ động tấn công con người trừ khi bạn nếu bạn khiêu khích chúng. Chúng cắn bằng cách chọc thủng da bằng các chân có móng nhọn nằm trên đoạn cơ thể đầu tiên của chúng. Tất cả các loài rết đều có khả năng cắn, mặc dù một số loài nhỏ hơn không đủ mạnh để chọc thủng da người.

Vết cắn của rết có thể rất đau đối với người. Rết càng lớn thì vết cắn của chúng càng đau. Vết cắn của rết hiếm khi gây ra các biến chứng về sức khỏe ở người nhưng chúng thường không nguy hiểm hoặc gây tử vong.

Tuy nhiên, một số loài rết có nọc độc tạo ra nhiều loại độc tố, bao gồm các chất hóa học như histamine, serotonin, và độc tố giảm đau tim-S. Mặc dù rất hiếm khi vết cắn của rết có tác dụng toàn thân, nhưng điều quan trọng cần biết là những chất độc này có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng tiềm ẩn ở những người bị dị ứng với vết đốt của ong và côn trùng, cũng như các tác động thần kinh tim mạch đáng kể.

Cách xử lý khi bị rết cắn

Vết cắn của rết có thể trông tương tự như vết cắn của các loài côn trùng khác nguy hiểm hơn. Nếu không có biến chứng, điều trị rết cắn tập trung vào việc giảm triệu chứng và có thể điều trị tại nhà như: 

  • Chườm nóng lên vết cắn càng nhanh càng tốt. Ngâm vết thương trong nước nóng hoặc chườm nóng sẽ làm loãng nọc độc.
  • Có thể dùng túi chườm đá để giảm sưng.
  • Sử dụng thuốc để giảm đau, phản ứng dị ứng và viêm. Chúng bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc gây mê và thuốc chống viêm.

Vết cắn của rết là vết thương. Để tránh nhiễm trùng, hãy sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ và giữ sạch và che phủ vết thương. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng hoặc không cải thiện trong vài ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bạn có thể cần dùng thuốc corticosteroid theo toa.

Bên trên là những cách trị rết trong nhà và phòng ngừa rết vào nhà hiệu quả, 60s Sống Khỏe chúc bạn đọc áp dụng thành công và không còn phải e sợ bị chúng tấn công nhé!