Cái gì chết đi sống lại là chuyện bình thường năm 2024

Một cụ bà 90 tuổi bỗng dưng "chết đi sống lại" ở Quảng Nam vừa qua khiến cư dân mạng bàn tán xung quanh hiện tượng kỳ lạ mà dân gian hay gọi là "hồi dương".

Cái gì chết đi sống lại là chuyện bình thường năm 2024

Cụ Nguyễn Thị Mận

Cụ bà nói trên là bà Nguyễn Thị Mận (90 tuổi), đã yếu dần sau một tai nạn. Đêm đó, người nhà phát hiện bà trong tình trạng huyết áp giảm sâu, mạch chậm dần, mặt nhợt nhạt, mắt chỉ còn tròng trắng và ngừng thở. Thế nhưng, vài phút sau cụ bắt đầu thở lại và sáng hôm sau thì tỉnh táo, khỏe mạnh hẳn. Mọi người bảo bà "chết đi sống lại".

Theo ThS-BS Võ Quang Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TP HCM, trung tâm ông nhiều lần nhận cuộc gọi nhờ xe cấp cứu chở người bệnh nặng xin về để chờ chết quay trở lại bệnh viện. Bởi lẽ, có khi trên đường về, có khi về nhà một lúc, họ bất ngờ tỉnh táo hẳn lại.

Cũng có những trường hợp nhân viên cấp cứu đến hiện trường, người nhà thông báo là muộn rồi nhưng thực ra mới chết lâm sàng, hồi sức tim phổi một lúc thì bệnh nhân "hồi" lại.

Cái gì chết đi sống lại là chuyện bình thường năm 2024

Theo bác sĩ Huy, điều quan trọng trong việc có "hồi" lại được không là bệnh nhân đã ở giai đoạn nào. Trong y khoa, có những bệnh nhân mới chết lâm sàng: hôn mê, tim ngừng đập, không bắt được mạch cảnh, mạch bẹn… nhưng thực ra chưa chết hẳn, nếu được cấp cứu thì tim, phổi bắt đầu hoạt động lại. Cũng có những trường hợp hiếm hoi bệnh nhân tự động hồi phục lại, trẻ hay già đều có thể gặp.

Câu chuyện này cũng đem đến cho chúng ta một điều khác cần lưu ý: lúc nào nên thực sự buông tay?

Trong bệnh viện, để xác định một người tử vong, bác sĩ cần tiến hành rất nhiều biện pháp, kiểm tra mọi tín hiệu dù nhỏ nhất nơi tim, não, mạch máu.... Thậm chí khi tim ngừng đập không thể cứu vãn, họ cũng để thêm một thời gian để thực sự chắc chắn, rồi mới chuyển đến nhà xác.

Ngoài bệnh viện, khi những người kiểm tra bệnh nhân tử vong hay chưa không phải là bác sĩ, bao giờ cũng phải thật cẩn trọng. Một người bình thường đang hoảng hốt, không có kinh nghiệm bắt mạch có thể sẽ khó nhận ra những tín hiệu rất yếu của mạch còn sót lại và tưởng nạn nhân đã chết.

Nhiều trường hợp người đã ngưng tim, ngưng thở vài phút do tai nạn, ví dụ như đuối nước, hay do bệnh lý, đã hồi sinh sau khi được ép tim, thổi ngạt. Vì vậy, hãy bình tĩnh để có được quyết định sáng suốt nhất.

ThS-BS Võ Quang Huy khuyến cáo: nếu bạn đối diện với một người bất ngờ "hồi dương", hãy nhanh chóng đưa người đó trở lại bệnh viện. Đừng chủ quan khi họ khỏe, vì có khi có những vấn đề còn tồn tại, cần có sự can thiệp y tế thì họ mới có thể an toàn quay trở lại cuộc sống.

Các nghiên cứu khẳng định hiện tượng "chết đi sống lại" là có thật 100%, dựa trên cơ chế chết lâm sàng, tức con người ở trạng thái ngừng thở nhưng não bộ vẫn còn hoạt động.

Hiện tượng "chết đi sống lại" đến nay vẫn là một trong những bí ẩn của khoa học. Trên thực tế các nghiên cứu đã khẳng định hiện tượng chết đi sống lại là có thật. Giải thích về hiện tượng này trên phương diện y học, có hai hình thái cơ bản của cái chết: Chết lâm sàng và chết thật sự. Trong đó, những người "chết đi sống lại" chủ yếu rơi vào trường hợp chết lâm sàng, nghĩa là con người ở trạng thái ngừng thở nhưng hoạt động của não bộ vẫn còn.

Câu chuyện "chết đi sống lại" mới đây ở Việt Nam là trường hợp ông Nguyễn Văn Đạo, 49 tuổi, ngụ xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Trong chuyến đi thăm một người thân ở tỉnh Long An vào ngày 21/2, tức ngày mồng 3 Tết Ất Mùi, ông Đạo ở lại nhà người bà con để nghỉ. Sáng hôm sau trong lúc đi vệ sinh, ông Đạo bất ngờ bị ngất xỉu. Gia đình cho biết, ông Đạo vốn có tiền sử bệnh tim.

Ngay lập tức, ông Đạo được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An cấp cứu. Sau khi sơ cứu, sức khỏe của ông Đạo tạm ổn nên bác sĩ khuyên gia đình nên đưa bệnh nhân về Bệnh viện Tiền Giang để tiện chữa trị. Trên đường chuyển viện, tim ông Đạo bắt đầu ngừng đập. Do chưa đi được xa, gia đình đưa ông trở lại Bệnh viện Đa khoa Long An để tiếp tục cấp cứu. Sau khi thăm khám, các bác sĩ khuyên gia đình đưa ông về để lo hậu sự.

Trong lúc lo hậu sự cho ông Đạo, một người hàng xóm bất ngờ phát hiện cơ thể ông vẫn còn sự sống. Gia đình lại đưa ông Đạo đến Bệnh viện Quân dân y 120 Tiền Giang cứu chữa. Chỉ sau vài ngày điều trị, sức khỏe ông Đạo đã dần bình phục trong sự ngạc nhiên của các y bác sĩ và gia đình. Ngày 6/3, ông Đạo về nhà với sức khỏe ổn định.

Cái gì chết đi sống lại là chuyện bình thường năm 2024

Bệnh nhân "chết đi sống lại" xuất viện. Ảnh: ANTG.

Một trường hợp khác là ông Trương Văn Dục 54 tuổi ở Đà Nẵng. Rạng sáng 25/12/2011, ông Dục được đưa vào Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở hoàn toàn, mê sâu trong thời gian khoảng 15 phút. Những cấp cứu tích cực đã giúp bệnh nhân tỉnh trở lại và sau đó dần hồi phục lại bình thường.

Trên thế giới cũng có rất nhiều người đã hồi sinh sau những thời khắc tưởng đã đi hết cuộc đời. Bệnh viện thông báo cụ Walter Williams ở Lexington, bang Mississippi (Mỹ) tử vong ngày 28/2/2014. Thi thể cụ được gói trong một túi đựng tử thi và các nhân viên trong nhà tang lễ Porter & Sons đang chuẩn bị ướp xác cụ. Sau đó, họ nhận thấy cụ có dấu hiệu sống lại khi cố gắng thoát ra khỏi chiếc túi. Các nhân viên y tế đưa Williams tới bệnh viện và tình trạng cụ dần ổn định hơn.

Cụ Li Xiufeng, 95 tuổi, ở thị trấn Bắc Lưu, Trung Quốc, được hàng xóm cho rằng đã qua đời. "Tôi đến đánh thức nhưng không thấy cụ tỉnh dậy. Dù tôi có lay người hay gọi to thế nào thì cụ cũng không có phản ứng gì", người hàng xóm Chen Quingwang kể lại.

Cụ Xuifeng được đặt vào một chiếc quan tài tại nhà trong nhiều ngày nhưng hàng xóm quyết định chưa đóng nắp quan. Bốn ngày sau, tức một ngày trước khi cụ được đem đi chôn cất, ông Quingwang phát hiện quan tài rỗng không và Xuifeng thì đứng nấu ăn trong nhà bếp.

Còn cô Alex (Anh) mang thai bé trai Cohan Jones 6 tháng được các bác sĩ thông báo không nghe thấy nhịp tim thai nhi. Alex đau khổ và chuẩn bị làm lễ tang cho bé. Tuy nhiên, một vài giây sau khi bé chào đời vào tháng 7/2011, mọi người sửng sốt nhận thấy bé còn thở và ngọ nguậy ngón chân. Bà mẹ đến từ Merthyr Tydfil, NamWales, không giấu nổi niềm hạnh phúc và ngỡ ngàng khi thấy con trai còn sống.

Câu đố con gì có thể chết đi sống lại?

Gợi ý: Con lắc đồng hồ; con người, con vật trong game.

Tại sao chết đi sống lại?

Theo các nhà khoa học, những câu chuyện chết đi sống lại tưởng như phi thường này là dấu hiệu của hội chứng Lazarus. Hội chứng này được định nghĩa là sự trở lại chậm trễ của lưu thông tự phát (ROSC) sau khi tim phổi ngừng hoạt động. Khi áp lực này ngừng hoạt động sẽ dần giải phóng và tim phổi bắt đầu làm việc trở lại.

Tại sao con người sinh ra rồi chết đi?

Con người cũng tuân theo quy luật này, cơ chế chết có thể giúp duy trì sự cân bằng dân số và ngăn chặn tình trạng sinh sản quá mức gây khan hiếm tài nguyên và mất cân bằng môi trường. Cơ chế chết có thể thúc đẩy quá trình tiến hóa của loài, cho phép các gen thích nghi với môi trường được truyền lại và tiếp tục.

Song lại là gì?

Định nghĩa. Ngb. Hồi tưởng lại một cách sâu sắc và mạnh mẽ.