Cẩm tú cầu trồng bao lâu ra hoa

Hoa cẩm tú cầu [Hydrangea] là một trong những loài hoa được rất nhiều người yêu thích. Cẩm tú cầu là loài hoa xinh đẹp, tao nhã, dễ trồng, có khả năng chịu được hầu hết mọi loại đất và cho ra hoa nhiều. Trong bài viết hôm nay, META.vn xin chia sẻ đến bạn cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu ra hoa đẹp nhất. Các bạn tham khảo nhé!

Cách trồng hoa cẩm tú cầu

Thời gian trồng

Bạn nên trồng hoa cẩm tú cầu vào mùa thu hoặc đầu mùa xuân vì cẩm tú cầu là loài hoa không ưa nóng mà phù hợp với thời tiết mát mẻ hơn. Thời gian trong ngày thích hợp nhất để trồng cẩm tú cầu là vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Yêu cầu về đất trồng

Hầu hết các loại hoa cẩm tú cầu đều phát triển rất mạnh mẽ khi được trồng tại những nơi có đất màu mỡ, thoát nước tốt và độ ẩm cao. Nếu đất trồng hoặc đất vườn nhà bạn nghèo chất dinh dưỡng thì cần bổ sung thêm phân hữu cơ hoại mục cho đất trước khi trồng. Các bạn cũng lưu ý là hoa cẩm tú cầu không thể sống và phát triển trong đất bị đọng nước, vì vậy, bạn hãy đảm bảo đất trồng có độ thoát nước thật tốt trước khi trồng nhé.

Nhiệt độ và ánh sáng

Hoa cẩm tú cầu là loài hoa ưa thời tiết se lạnh và mát mẻ, do vậy, ở Việt Nam, cẩm tú cầu thường được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo...  Cung cấp ánh nắng vào buổi sáng và để cây ở trong bóng râm một phần từ buổi trưa đến cuối buổi chiều là cách lý tưởng để hỗ trợ hoa cẩm tú cầu phát triển ra hoa đẹp nhất. Các bạn chú ý tránh để cây hoa cẩm tú cầu [đặc biệt là cây con] trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gắt vào mùa hè nhé.

Cách trồng hoa cẩm tú cầu

Bạn có thể trồng cây cẩm tú cầu bằng cách ươm hạt hoặc bằng nhánh đều được. Phương pháp trồng bằng nhánh cũng là cách nhân giống cẩm tú cầu được nhiều người áp dụng. Các bước trồng cây cẩm tú cầu bằng cách giâm cành được thực hiện như sau:

  • Cắt đoạn: Bạn hãy chọn nhánh cẩm tú cầu có nhiều búp, có vỏ đã ngả sang màu gỗ, chọn cành to khỏe và lá tươi tốt. Sau đó, bạn hãy cắt cành dài khoảng 30cm đến 40cm. Sau khi cắt cành thì bạn đem ngâm cành trong nước khoảng vài giờ để kích thích cành mau ra rễ. Tiếp theo, bạn hãy đem cành cẩm tú cầu cắm vào đất trồng ẩm đã chuẩn bị.
  • Cố định cành giâm: Bạn hãy dùng một cây cọc buộc cố định cành cẩm tú cầu lại để tránh cành bị lung lay hoặc đổ xuống. Sau khi cố định cành xong, bạn đem chậu giâm cành để vào chỗ có nắng nhẹ. 
  • Trồng cây con: Sau khi thấy cành giâm mọc chồi mới, bạn hãy đợi cho đến khi cây đâm lá non và phát triển khỏe mạnh thì hãy bứng cây con ra rồi trồng vào một chậu mới rộng rãi hơn hoặc mang ra trồng ở ngoài vườn.

Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu ra hoa đẹp nhất

Tưới nước

Tưới nước đầy đủ cho cẩm tú cầu là yêu cầu cần thiết để giúp cây phát triển tốt. Bạn cần tưới nước cho cây cẩm tú cầu thường xuyên. Khi bạn thấy lá cây có dấu hiệu héo rũ thì phải lập tức tưới nước ngay để cây có thể hồi sức, đồng thời không ảnh hưởng tới khả năng ra hoa của cây.

Vào mùa khô, các bạn tưới cho cây nhiều nước hơn để tránh rễ cây cẩm tú cầu bị thiếu nước. Thời gian tưới nước cho cẩm tú cầu tốt nhất là vào buổi sáng để cây có thể chống chọi với cái nóng trong ngày và phòng tránh được bệnh tật gây hại. Tuy nhiên, các bạn chú ý tưới làm sao để nước không đọng trên bề mặt của chậu trồng nhé.

Bón phân

Nếu bạn đã chuẩn bị đất trồng giàu dinh dưỡng trước khi trồng cẩm tú cầu thì bạn có thể không cần phải bón thêm phân cho cây nữa. Bởi vì, quá nhiều phân bón sẽ khiến lá cây phát triển nhanh hơn và làm giảm khả năng ra hoa của cây. Bạn cũng có thể bổ sung thêm một lớp phân hữu cơ bên dưới cây hoa cẩm tú cầu để giúp đất trồng ẩm và mát mẻ, đồng thời giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cây và cải thiện kết cấu của đất trồng.

Cắt tỉa hoa cẩm tú

Nếu bạn không cắt tỉa hoặc cắt tỉa muộn cẩm tú cầu thì có thể cây sẽ không có hoa trong năm đó. Vì vậy, bạn nên cắt tỉa cẩm tú cầu muộn nhất là vào cuối mùa đông để cây tạo ra các chồi mới vào mùa xuân và sẽ cho ra hoa. 

Nếu bạn thấy cành cẩm tú nào cao quá thì hãy cắt từ đốt thứ 6 tính từ gốc đến chồi hoa là được, hoặc tùy vào chiều cao của cây mà bạn hãy cắt tỉa sao cho phù hợp. Tuy nhiên, các bạn cũng lưu ý không nên cắt tỉa cành nhiều quá vì có thể sang năm cây cẩm tú cầu sẽ cho ra ít hoa hơn. Bạn cũng có thể cắt một hoặc hai thân già nhất của cây để khuyến khích cây phân nhánh và phát triển hơn.

Phòng trừ sâu bệnh

Hoa cẩm tú cầu rất ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên, chúng có thể nhiễm bệnh khi cây bị còi cọc và thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, cách phòng chống sâu bệnh gây hại tốt nhất cho cẩm tú cầu là bằng cách chọn giống cây trồng khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh.

Một số bệnh thường gặp trên hoa cẩm tú cầu là bệnh phấn trắng, đốm lá và héo lá. Các loài côn trùng gây hại phổ biến cho cây hoa cẩm tú cầu bao gồm rệp và ve nhện đỏ. Khi cây bị bệnh, bạn hãy đến các cửa hàng bán cây cảnh để mua thuốc đặc trị cho hoa cẩm tú cầu để xịt cho cây nhé.

Cách đổi màu hoa cẩm tú cầu

Một điều thú vị về hoa cẩm tú cầu là chúng có thể đổi màu từ xanh lam đậm cho đến màu hồng đậm tùy thuộc vào độ pH của đất trồng. Nếu muốn đổi màu cho hoa cẩm tú cầu thì bạn có thể áp dụng những kỹ thuật đơn giản sau đây:

  • Để hoa cẩm tú cầu có màu xanh lam đậm hơn thì bạn có thể tăng độ chua của đất trồng [giảm độ pH của đất] từ 5,5 hoặc thấp hơn một chút.
  • Để hoa cẩm tú cầu có màu tím hồng đến hồng đậm thì bạn có thể tăng độ kiềm của đất trồng [tăng độ pH của đất] từ 6,5 đến 7.

Bảng màu hoa cẩm tú cầu theo độ pH

Lưu ý khi trồng hoa cẩm tú cầu

Cây hoa cẩm tú cầu là loài cây có chứa độc tố và tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc tố. Độc tố của hoa cẩm tú cầu có thể gây ngộ độc ở người khi chẳng may ăn phải chúng.

Lá và củ của cây hoa cẩm tú cầu có chứa chất hydragin-cyanogenic glycoside, khi ăn phải sẽ gây nôn mửa, thở gấp, tiêu chảy. Nếu ăn nhiều và không kịp thời phát hiện sớm thì có thể gây hôn mê, rối loạn tuần hoàn máu và những hậu quả khó lường khác. Đặc biệt, phấn hoa của hoa cẩm tú cầu cũng có thể gây dị ứng.

Vì vậy, trước khi trồng cây hoa cẩm tú cầu, bạn nên tìm hiểu thật kỹ nhé. Đặc biệt, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì không nên trồng hoa cẩm tú cầu.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu ra hoa đẹp nhất mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm dụng cụ làm vườn để hỗ trợ trồng hoa cẩm tú cầu thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể đặt mua trực tiếp tại:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Gửi bình luận

Xem thêm: hoa, hoa cẩm tú cầu, cách trồng hoa, cách trồng cây

Nhắc đến các loài hoa mang vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng và cũng quyến rũ nhất thì không thể không kể đến hoa cẩm tú cầu.

Không kiêu sa lộng lẫy như hoa hồng cũng chẳng e thẹn, dịu dàng như lan, cẩm tú cầu dường như mang trong mình hương sắc của cả hai loài hoa đó vậy. Ngay từ cái tên của nó cũng đã gợi ra bao nhiêu nét nữ tính rồi.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn trồng cẩm tú cầu đơn giản mà lại có thể đổi màu được nữa đấy!

1. Hướng dẫn trồng và chăm sóc Cẩm Tú Cầu

1.1 Kỹ thuật trồng cẩm tú cầu

–  Cẩm tú cầu là loài hoa ưa mát mẻ và cũng rất dễ trồng. Bạn có thể trồng chúng bằng hạt hoặc bằng nhánh đều được. Các bước được thực hiện như sau:

– Công đoạn đầu tiên chính là cắt đoạn: Bạn chọn loại nhánh có nhiều búp, vỏ đã ngả sang màu gỗ, to khỏe và lá tươi tốt để cắt dài khoảng 30-40cm. Sau khi cắt thì đem ngâm trong nước vài giờ để kích thích cành mau ra rễ. Sau đó đem cành cắm vào đất ẩm.

– Sau đó dùng cọc tre buộc cố định cành lại để tránh bị lung lay, sau đó đem để vào chỗ có nắng nhẹ. Không được để ở chỗ thiếu sáng sẽ làm hỏng cả cành cây. Và chú ý kiểm tra độ ẩm của đất để điều chỉnh cho phù hợp.

– Đợi đến khi cây đã khỏe mạnh, vững vàng thì bạn có thể cắm thêm những cành khác bằng cách cắm 1 cành cố già đã có đốt xuống đất rồi tưới nước cho cây đủ ẩm. Để giữ ẩm cho cành thì có thể đắp thêm vỏ cây mục. Một thời gian sau bạn sẽ thấy xuất hiện chồi mới. Đến khi thấy cây con đủ cứng cáp để đem trống thì bứng nó ra chỗ khác để trồng.

Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu

1.2 Hướng dẫn chăm sóc

Tưới nước là công việc đơn giản nhất để giúp cây mau lớn. Công việc này cần được tiến hành thường xuyên. Khi thấy lá có dấu hiệu héo rũ phải lập tức tưới nước ngay để cây hồi sức đồng thời không ảnh hưởng tới khả năng ra hoa của cây.

Vào mùa khô cần chú ý lượng nước tưới cho cây nhiều hơn để tránh rễ bị thiếu nước. Phải tưới làm sao để nước không được đọng trên bề mặt của chậu trồng.

Đặc điểm của em này là nếu tỉa muộn thì năm đó sẽ không có hoa. Vì thế khi vào mùa đông cùng lắm là sang xuân đã phải tỉa cành cho em ấy rồi. Nếu bạn mới trồng hoa thì việc nắm được thời điểm tỉa cành còn tương đối khó khăn. Vì thế bạn cứ đợi đến hết mùa hoa rồi cắt hoa đi là được.

Nếu thấy cành nào cao quá thì cắt từ đốt từ 6 tính từ gốc đến hoa là được. Hoặc tùy vào chiều cao của cây mà cắt tỉa cho phù hợp. Nhưng cũng không nên cắt tỉa cành nhiều quá vì có thể sang năm cây sẽ ít hoa đấy.

Những cành mùa này không có hoặc chưa ra hoa bạn cũng không nên ỏ đi mà chừa lại để sang năm chúng ra đợt mới. Thông thường thời điểm tỉa cành nên là vào tháng 3 và tháng 4.

Một năm bạn nên cho chúng ăn từ 1 đến 2 lần vào cuối đông đầu xuân. Lượng phân bón cho cây sẽ thay đổi theo kích thước của cây chứ không cố định. Tuyệt đối không lạm dụng phân bón. Không những không giúp cây tốt lên mà còn làm hại cây nhiều hơn.

Khi bón cũng không bón sát gốc vì sẽ làm xót rễ cây. Bón phân xong phải tưới nước để làm loãng phân. 6 tuần sau khi trồng bạn mới tiến hành bón phân cho cây. Khi bón chú ý liều lượng cho đúng với hướng dẫn sử dụng. Sau đó dùng loại phân tan chậm để bón cho cây với tỉ lệ 10-10-10.

Nếu trồng ở vùng nóng thì bón phân vào tháng 5, 6, còn trồng ở vùng lạnh bón phân vào tháng 6,7 là thích hợp cho sự phát triển của cây nhất.

Kỹ thuật chăm sóc cẩm tú cầu

1.3 Phương pháp đổi màu cho Cẩm Tú Cầu

– Cẩm tú cầu rất dễ tính. Chúng có thể sống được trên những đất chua, đất có độ kiềm cao hay đất có độ pH trung tính. Chưa hết, màu sắc của hoa sẽ phụ thuộc vào nồng độ pH có trong đất.

– Theo kinh nghiệm quan sát nếu độ pH trong đất 7 cho màu tím hoặc hồng. Nếu ph đúng bằng 7 thì hoa cũng sẽ có màu trắng sữa.

–  Dựa vào sở thích của bản thân mà bạn có thể thay đổi độ pH ở trong đất để cho ra được màu hoa như ý.

– Thích hoa màu lam thì vào hè bạn bón cho chúng thêm chút dung dịch clorua sắt vào gốc cây. Hoặc đơn giản hơn thì chôn vài chiếc đinh sắt hoen gỉ quanh gốc là được. Ngoài ra thì chôn clorua nhôm hay clorua magie đều được cả. Nếu thích hoa màu hồng thì bón cho cây chút vôi bột với lượng vừa phải thôi.

Xem thêm:

  • hoa hướng dương
  • trồng lan đùi gà

2. Sự thật về độc tố trong hoa cẩm tú cầu

Nghe tên thì tưởng chúng dễ tính nhưng kỳ thực đây lại là lòai hoa khá khó gần, không hề như vẻ ngoài xinh đẹp của chúng chút nào.

Theo thông báo từ báo Pháp Luật TP.HCM thì cả lá và hoa củ chúng đều chứa độc tố không thể dây vào được. Trong lịch sử cũng ghi nhận trường hợp người hầu chết do bị nữ hoàng Cleopatra ép dùng loài hoa này.

Do vậy chỉ một vài cánh hoa thôi cũng có thể khiến người ăn phải nhẹ thì nôn ói, chóng mặt, buồn nôn, nặng thì hôn mê, co giật hay rối loạn tuần hoàn máu.

Ngoài ra báo Giáo dục Việt Nam cũng đưa ra khuyến cáo những người hay dị ứng không nên tiếp xúc với các hạt phấn hoa này. Do đó, nếu nhà có trẻ nhỏ muốn trồng hoa này hoặc mua về chơi thì cần đặc biệt lưu ý để tránh rủi ro.

3. Ý nghĩa của hoa Cẩm Tú Cầu

Không như các loài hoa khác hầu như tên và ý nghĩa của nó đều tương đồng với nhau. Nhưng riêng cẩm tú cầu lại khác hẳn. Sự khác nhau này xuất phát từ chính lịch sử của nó. Dưới thời nữ hoàng Victoria loài hoa này là biểu trưng cho sự lạnh nhạt, thờ ơ. Tuy vậy, nhiều người vẫn cho rằng đây là loại hoa đại biểu cho sự nhẹ nhàng tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm.

Cẩm tú cầu có nhiều ý nghĩa đẹp

Cẩm tú cầu có nhiều màu và mỗi màu lại có ý nghĩa riêng. Cùng xem ý nghĩa đằng sau những sắc hoa lung linh đó là gì:

– Cẩm tú cầu hồng đại diện cho tình cảm chân thành, cho trái tim rộn ràng cảm xúc, cho tình yêu nồng cháy đam mê. Như vậy cẩm tú cầu hồng chính là đại diện cho một tình yêu đẹp với cái kết hạnh phúc.

– Cẩm tú cầu xanh là đại diện cho sự may mắn ngập tràn, là lời chúc phúc chân thành gửi đến người nhận, là niềm hi vọng mãnh liệt vào những điều tốt đẹp.

– Cẩm tú cầu trắng là đại diện cho vẻ tinh khôi, thanh thuần như sương mai. Vì thế một bông hoa cẩm tú cầu trắng chính là loài hoa đẹp nhất cho cô gái đôi mươi ngây thơ, trong trẻo.

– Cẩm tú cầu tím là tình yêu sắt son, chung thủy. Ngoài ra với nhiều người đây còn đại diện cho sự giàu có, sung túc dồi dào nữa.

4. Một số hình ảnh đẹp về hoa cẩm tú cầu

Cùng xem qua 1 vài hình ảnh tuyệt đẹp của loài hoa này nhé!

5. Kết bài

Như vậy, trồng cẩm tú cầu cầu rất dễ, chăm sóc chúng cũng không hề khó mà bạn đã có được những chậu hoa xinh xắn làm đẹp cho cả ngôi nhà của mình rồi!

Chỉ có lưu ý nho nhỏ về việc trồng cây khi nhà có trẻ nhỏ thôi là bạn có thể yên tâm mang thật nhiều màu sắc cũng như may mắn, hạnh phúc, tài lộc đến cho ngôi nhà thân yêu của mình đấy!

Cập nhật 30/06/2020

Video liên quan

Chủ Đề