Vì sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Ở Việt Nam, trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, doanh nghiệp nhà nước với tư cách là thành phần kinh tế chủ đạo nên nó phát triển với số lượng và quy mô lớn. Tuy nhiên, cũng giống như ở nhiều quốc gia khác, tại Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước dần tỏ ra kém hiệu quả.

Trước thực trạng đó, để nền kinh tế không chệch khỏi hướng đi xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta đã đề ra phương hướng cải cách doanh nghiệp nhà nước, trong đó có chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Vậy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa là gì? Vấn đề này được pháp luật nước ta quy định như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, Luật Hùng Sơn sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.

1. Khái niệm Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?

Để hiểu có thể hiểu rõ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì, trước hết, bạn phải biết doanh nghiệp nhà nước là gì. Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau: Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được hiểu là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển từ hình thái kinh doanh một chủ thuộc sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu. Từ đó tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh hiện tại.Khi thực hiện cổ phần hóa cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhà nước sẽ bán một  phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình cho các chủ sở hữu khác. Do đó cần phải xác định được phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 3 Khoản 1.Nghị định 126/2017/NĐ-CP giải thích về khái niệm cổ phần hóa, theo đó đối tượng doanh nghiệp thuộc trường hợp phải cổ phần hóa bao gồm:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% VĐL;
  • Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế hoặc Tổng công ty nhà nước [bao gồm cả Ngân hàng Thương mại của nhà nước], công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – con.
  • Công ty TNHH MTV độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% VĐL.
  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty TNHH MTV..
  • Công ty TNHH MTV do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ.

2. Vì sao phải thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

– Cổ phần hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tập trung được nguồn vốn. Cổ phần hóa doanh nghiệp sẽ tạo ra khả năng huy động vốn rộng rãi, nhanh chóng, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, công ty cổ phần có tính chất xã hội hóa vốn hoạt động kinh doanh rất cao vào khả năng sử dụng của linh hoạt và có hiệu quả.

– Cổ phần hóa góp phần phòng chống tham nhũng, tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán. Trong công ty cổ phần mỗi bộ phận và mỗi thành viên của công ty đều có lợi ích riêng, nhưng mục đích riêng này gắn liền với lợi ích và mục tiêu của doanh nghiệp. Do có sự ràng buộc và giám sát lẫn nhau nên tạo ra động lực trong mỗi hoạt động quản lý nhằm hạn chế các hành vi vụ lợi trong doanh nghiệp.

– Cổ phần hóa làm cho doanh nghiệp phát triển hơn về quy mô. Trong khi các hình thức khác như giải thể, sáp nhập hay thành lập mới doanh nghiệp sẽ làm thu hẹp đáng kể số lượng doanh nghiệp nhà nước trước đó, chưa giải quyết được vấn đề quan trọng nhất là sở hữu. Vì vậy, cổ phần hóa với những ưu điểm của mình đã góp phần giải quyết được gần như triệt để những vấn đề kể trên.

– Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước góp phần nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp;

– Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là giải pháp hữu hiệu để có thể hội nhập kinh tế quốc tế.

Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như các hiệp định song phương và đa phương với thương mại, Việt Nam phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để có thể hội nhập với kinh tế của thế giới. Như vậy sẽ không còn tình trạng bao cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, doanh nghiệp nhà nước phải thực sự mạnh để có thể cạnh tranh và tồn tại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Và cổ phần hóa sẽ góp phần tạo ra thế mạnh đó.

3. Lợi ích của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

– Cổ phần hóa có làm cho chủ sở hữu trong doanh nghiệp trở nên đa dạng hơn, giải quyết khá triệt những vướng mắc về hiệu quả và sự kém năng động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Cổ phần hóa xanh nghiệp góp phần xã hội hóa tư liệu sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu một chủ. Từ việc đổi mới về công nghệ, tư liệu sản xuất sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.

– Tạo cho những người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp như họ mong muốn. Bằng việc sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp, người lao động có thể tham gia vào các vấn đề quan trọng của công ty, nâng cao tính chủ động, tích cực của người lao động.

– Tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, từ đó tạo vòng xoáy thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

– Với sự xuất hiện của những công ty cổ phần, hàng hóa chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán sẽ nhiều hơn, chất lượng hơn.

4. Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra như thế nào?

Bước 1. Xây dựng Phương án để thực hiện cổ phần hoá công ty

– Thành lập ra Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc cho quá trình cổ phần hóa;

– Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu: Ban Chỉ đạo chỉ đạo, Tổ giúp việc mới được thành lập ra phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho quá trình cổ phần hóa, hồ sơ bao gồm:

+ Hồ sơ pháp lý về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước;

+ Hồ sơ pháp lý về tài sản, về nguồn vốn và về công nợ của doanh nghiệp;

+ Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thuế của công ty đến tận thời điểm định giá doanh nghiệp.

– Sau khi chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan phải trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa theo chế độ quy định;

– Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính của doanh nghiệp và tổ chức định giá doanh nghiệp;

– Quyết định và công bố giá trị của doanh nghiệp;

– Cuối cùng hoàn tất Phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và trình lên cấp có thẩm quyền để phê duyệt.

Bước 2. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

– Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa phối hợp với các tổ chức tư vấn trung gian để tổ chức bán cổ phần theo như phương án cổ phần hoá đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó;

– Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp theo phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó;

– Căn cứ vào kết quả tổng hợp về việc bán cổ phần cho các đối tượng theo quy định trong phương án cổ phần hoá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển tiền thu từ cổ phần hoá về Quỹ theo quy định;

Trường hợp không bán hết cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hoá đã được duyệt, Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá.

– Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định cử người làm đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá và chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần

– Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.

– Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần mới được thành lập.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên của công ty Luật Hùng Sơn, Quý độc giả đã có thêm thông tin về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006518 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề