Cặp phạm trù là gì

Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.



Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu. thí dụ, trong toán có phạm trù “số”, “hình”, “điểm”, “mặt phẳng”…, trong vật lý học có các phạm trù “khối lượng”, “vận tốc”, “gia tốc”…, trong kinh tế học có phạm trù “hàng hóa”, ‘giá trị”, ‘tiền tệ”…


Các phạm trù trên đây, chỉ phản ánh những mối liên hệ chung trên một lĩnh vực hiện thực nhất định thuộc phạm vi nghiên cứu của các môn khoa học chuyên ngành. Khác với điều đó, các phạm trù của phép biện chứng duy vật như “vật chất”, “ý thức”, vận động”…là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy của hiện thực, mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, đều có quá trình vận động, biến đổi, đều có mâu thuẫn, có nội dung và hình thức,..nghĩa là đều có những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ được phản ánh trong các phạm trù của phép biện chứng duy vật. Do vậy, giữa phạm trù của các khoa học cụ thể và phạm trù của phép biện chứng có mối quan hệ biện chứng với nhau; đó là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.


Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản, đó là các cặp phạm trù cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả,…

Phạm trù là khái niệm có ngoại diên mở rộng tối đa, nghĩa là nội hàm tối thiểu đủ để phân biệt với các phạm trù khác. Do đó, để diễn đạt phạm trù này phải thông qua những mối quan hệ với những phạm trù khác dễ hình dung hơn.

Khái niệm phạm trù là gì

Ranh giới giữa khái niệm và phạm trù là gì gần như rất mong manh và không có khoảng cách. Thực chất thì cả hai phạm trù này là một, chúng chỉ khác ở điểm rất nhỏ và tương đối trừu tượng. Phạm trù là một khái niệm mang nội hàm tối thiểu, nghĩa là có nội diên tối đa.

Tối thiểu có nghĩa là cần phải đặt phạm trù trong mối quan hệ với một lớp những khái niệm có chung các yếu tố nội hàm nhất định. Ví dụ như các khái niệm hình vuông, hình tròn, hình thoi, hình lập phương,...đều có chung một phạm trù trong toán chính là hình học. Khi những cái gọi là phạm trù trong một mối quan hệ với các khái niệm không có chung một nội hàm thì nó cũng chỉ là khái niệm.

Xem thêm:

  • Phổ điểm là gì? Làm thế nào để có phổ điểm đẹp?

Khi đối tượng của mỗi khoa học đều cụ thể thì đối tượng cụ thể được mô tả bởi những phạm trù khái niệm cùng với hệ thống những lý thuyết về sự vận động của đối tượng được nhắc đến. Lúc này, đối tượng của triết học như cả thế giới của một chỉnh thể được mô tả bởi những phạm trù và hệ thống những học thuyết về sự tồn tại và vận động tự thân.

Phạm trù triết học về vật chất

Phạm trù vật chất được xem xét dưới góc độ của triết học, chứ không phải ở góc độ của những nhà khoa học cụ thể. Điều đó sẽ giúp chúng ta tránh được những sai lầm trong khi đồng nhất phạm trù vật chất trong triết học cùng với những khái niệm vật chất thường dùng trong những khoa học cụ thể hoặc trong đời sống hằng ngày.

Phạm trù triết học về vật chất

Phạm trù vật chất không thể được định nghĩa theo phương pháp thông thường. Xét về mặt nhận thức luận, V.I. Lênin định nghĩa phạm trù vật chất trong mối quan hệ với những phạm trù đối lập với nó. Khi đó phạm trù là gì, đó được gọi là phạm trù ý thức.

Khi định nghĩa vật chất chính là một phạm trù của triết học được dùng để chỉ những thực tại khách quan. Lênin đã bỏ quan những thuộc tính mang tính chất riêng lẻ, cụ thể, muôn màu, muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng. Ở đó chúng được nêu bật được những đặc tính nhận thức cơ bản nhất và phổ biến của sự vật và hiện tượng đó trong thế giới khách quan.

Đó được gọi là thực tại khách quan, là tất cả những gì tồn tại ở bên ngoài mà không lệ thuộc vào ý thức của con người. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt được đâu là vật chất và đâu không phải là vật chất. Vật chất chính là cái tồn tại bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức.

Thực tại khách quan chính là phạm trù đem đến cho con người cảm giác

Phạm trù là gì trong thực tại khách quan, điều đó khẳng định vật chất chính là những cái có trước và ý thức là cái có sau. Vật chất có vai trò quyết định nguồn gốc và nội dung khách quan của ý thức. Bởi thực tại khách quan đem đến cảm giác cho con người và cảm giác không sinh ra thực tại khách quan.

Phạm trù triết học về vật chất phản ánh và tồn tại lệ thuộc vào một phạm trù

Điều này khẳng định con người có khả năng nhận thức được thế giới hiện thực khách quan. Nhờ đó, chúng ta có thể thấy được định nghĩa vật chất của Lênin gần như đã giải quyết được mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học này trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Phạm trù triết học về vật chất phản ánh và tồn tại lệ thuộc vào một phạm trù

Vật chất không tồn tại một cách vô hình mà nó được biểu hiện dưới dạng các sự vật và hiện tượng cụ thể. Những giác quan của chúng ta có thể nhận biết một cách trực tiếp hay gián tiếp. Về nguyên tắc thì không có đối tượng nào mà không thể nhận thức được, chỉ có đối tượng vật chất chưa nhận thức được mà thôi.

Nguồn gốc của cảm giác [ý thức] đến từ thế giới bên ngoài khi các sự vật có sự tác động vào các giác quan của con người thì con người có cảm giác về chúng. Bằng các phương thức nhận thức khác nhau con người có thể nhận thức thế giới bên ngoài.

Có những cặp phạm trù triết học cơ bản nào?

Sau khi đã hiểu về phạm trù là gì cũng như nội dung về phạm trù triết học vật chất rồi thì chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu những cặp phạm trù cơ bản gồm những phạm trù gì nhé!

Cặp phạm trù giữa cái chung và cái riêng

Cái chung chính là phạm trù triết học chỉ ra những thuộc tính và các mặt giống nhau được lặp lại trong những cái riêng khác. Ngược lại, phạm trù cái riêng nêu ra một hiện tượng, sự vật, hệ thống hay một quá trình khi mà sự vật tạo thành chỉnh thể độc lập với những cái riêng khác.

Cặp phạm trù giữa cái chung và cái riêng

Cái chung chỉ có thể tồn tại ở trong cái riêng và thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của chính mình. Ví dụ: Mỗi người là một thể thực riêng biệt, bên trong mỗi con người đều có điểm chung giống nhau như có đầu óc để quan sát và điều khiển hành vi của bản thân. Có trái tim để cảm nhận về thế giới xung quanh.

Cặp phạm trù giữa nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các bộ phận, những mặt và các thuộc tính trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật cùng với nhau gây nên các biến đổi nhất định. Kết quả làm cho phạm trù chỉ ra những biến đổi đã xuất hiện do chính phạm trù nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân có trước và kết quả có sau. Nguyên nhân như thế nào thì kết quả sinh ra sẽ tương tự như thế đó. Người ta thường hay quan niệm rằng gieo gió ắt sẽ gặp bảo, làm việc phi pháp thì sự ác sẽ đến ngay, ở hiền thì gặp lành.

Cặp phạm trù giữa nội dung và hình thức

Cặp phạm trù là gì, hai phạm trù này luôn có mối liên hệ thống nhất và gắn bó mật thiết với nhau. Không có hình thức nào mà không có nội dung và cũng không có nội dung nào lại không chứa hình thức. Phạm trù nội dung sẽ quyết định hình thức và đồng thời hình thức cũng sẽ tác động ngược lại với nội dung. Hình thức phù hợp sẽ thúc đẩy nội dung phát triển tốt hơn và ngược lại.

Cặp phạm trù giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

Phạm trù tất nhiên giúp vạch ra đường đi cho mình qua nhiều cái ngẫu nhiên. Tất nhiên quy định cái ngẫu nhiên và đồng thời ngẫu nhiên sẽ bổ sung cho tất nhiên. Vì thế, trong thực thế mọi việc đều phải căn cứ vào phàm phạm trù tất nhiên chứ không căn cứ vào ngẫu nhiên. Nhưng cũng không được bỏ qua ngẫu nhiên, không được tách rời tất nhiên và ngẫu nhiên ra khỏi nhau.

Cặp phạm trù giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

Cặp phạm trù giữa khả năng và hiện thực

Phạm trù khả năng và hiện thực luôn tồn tại thống nhất với nhau. Chúng luôn chuyển hóa và không thể tách rời nhau. Khả năng khi ở trong điều kiện nhất định đều sẽ trở thành hiện thực. Vì vậy, trong việc nhận thức về thực tiễn cần dựa vào trong hiện thực. Để khả năng trở thành hiện thực, con người cần phải phát huy tối đa tính chủ động của bản thân trong nhận thức và thực tiễn.

Kết luận

Như vậy, chúng tôi vừa mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích và dễ hiểu nhất về Phạm trù là gì. Qua những chia sẻ về những cặp phạm trù triết học cơ bản hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm phạm trù.

Chủ Đề