Cardiac index là gì

  • Tổng quan các vấn đề tim mạch học

Ứng dụng phương pháp theo dõi cung lượng tim liên tục [CCO] trong hồi sức tim mạch

18 Tháng Năm, 2010

0

2437

Hiện nay có nhiều phương pháp theo dõi cung lượng tim, kể cả các phương pháp xâm lấn [invasive] và các phương pháp không xâm lấn [non-invasive]. Có thể liệt kê ra đây một số phương pháp thông dụng:

Lê Trung Hiếu*Chu Trọng Hiệp*
Nguyễn Thị Quý** Phan Kim Phương**
Phạm Nguyễn Vinh**
[*BV Tim Tâm Đức-** Viện Tim TPHCM BV tim Tâm Đức]

I. Sơ lược về các phương pháp theo dõi cung lượng tim:

Hiện nay có nhiều phương pháp theo dõi cung lượng tim, kể cả các phương pháp xâm lấn [invasive] và các phương pháp không xâm lấn [non-invasive]. Có thể liệt kê ra đây một số phương pháp thông dụng:

1. Phương pháp Fick: được tính dựa trên sự chênh lệch giữa nồng độ oxy trong máu động mạch và máu tĩnh mạch. Tuy nhiên phương pháp này phức tạp và hiện không được dùng trong lâm sàng

2. Phương pháp pha loãng chất chỉ thị: gồm cả pha loãng nhiệt và pha loãng chất chỉ thị màu. Dùng chất chỉ thị màu có hạn chế là không đo được nhiều lần khi nồng độ chất chỉ thị màu đã tăng cao trong cơ thể. Do đó phương pháp pha loãng nhiệt được dùng thường xuyên hơn. Bao gồm trong phương pháp này phải kể đến 2 phương pháp được dùng rộng rãi hiện hay là theo dõi cung lượng tim với catheter động mạch phổi Swan-Ganz và theo dõi cung lượng tim liên tục theo phương pháp PiCCO

3. Phương pháp dùng siêu âm Doppler: tùy thuộc rất nhiều vào người làm siêu âm. Nên có cùng 1 người đo trên mỗi bệnh nhân để có được các mặt cắt giống nhau. Tuy nhiên phương pháp này có thể hữu ích cho trẻ nhỏ khi không dùng được catheter Swan-Ganz.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến 2 phương pháp xâm lấn theo dõi cung lượng tim được xem là cho các thông số tương đối chính xác mà hiện nay trên thế giới đang áp dụng: đó là theo dõi cung lượng tim với catheter Swan-Ganz và theo dõi cung lượng tim liên tục theo phương pháp PiCCO. Hiện cả 2 phương pháp này đều đang được áp dụng tại bệnh viện chúng tôi.

II. Vai trò catheter Swan-Ganz trong xu hướng hiện nay:

Việc theo dõi huyết động với catheter Swan-Ganz từ lâu được xem như là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá chức năng tim mạch. Phương pháp này thực hiện bằng cách dùng cathater có bóng tận đầu mút luồn lên động mạch phổi, sau đó theo dõi cung lượng tim và các chỉ số huyết động học khác theo phương pháp pha loãng nhiệt. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có nhiều tranh cãi về giá trị, hạn chế, cũng như chỉ định của catheter Swan-Ganz trong hồi sức tim mạch. Một vài tác giả đã chứng minh catheter động mạch phổi có thể giúp chẩn đoán sớm các trường hợp nhồi máu cơ tim dưới nội mạc. Tuy vậy trị số gia tăng áp lực động mạch phổi bít [Pulmonary Artery Occlusion Pressure-PAOP] cũng như sự thay đổi hình dạng sóng có phải là chỉ điểm của tình trạng thiếu máu cơ tim hay không thì vẫn còn bàn cãi. Gore[14] và cộng sự đã chứng minh rằng các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim được theo dõi với catheter động mạch phổi lại cho kết quả xấu hơn các trường hợp được điều trị không có catheter động mạch phổi. Ở các nhóm nghiên cứu khác cũng đi đến kết luận rằng trên các bệnh nhân nguy cơ cao nhồi máu cơ tim, không có sự khác biệt về kết quả điều trị cũng như các biến chứng sau mổ cho dù được theo dõi với catheter động mạch phổi hay áp lực tĩnh mạch trung tâm [central venous pressure CVP.]

Việc đo áp lực động mạch phổi bít PAOP không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thể tích cuối tâm trương. Người ta thấy rằng CVP và PAOP có liên hệ chặt chẽ với nhau trong giai đoạn chu phẫu ở các trường hợp chức năng tim còn tốt, EF>50%. Trên bệnh nhân chức năng tim giảm [EF

Chủ Đề