Cây kim ngân để bàn bao lâu tưới nước

Cây kim ngân có tên khoa học là Pachira aquatica, là một loại cây dễ trồng trong nhà với thân cây thường có dạng thắt bím. Cây kim ngân không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, nhưng có một số việc bạn nên làm để giúp cây sống khỏe mạnh và tươi tốt.

  1. 1

    Đặt cây kim ngân ở vị trí có ánh nắng gián tiếp. Bất cứ nơi nào có ánh sáng mạnh nhưng không có nhiều nắng trực tiếp đều được. Bạn nên đặt cây ở xa cửa sổ nếu có nắng chiếu vào hàng ngày. Ánh nắng trực tiếp từ mặt trời có thể làm cháy lá và giết chết cây.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chiếc kệ đặt ở phòng khách hoặc nóc chiếc tủ nhỏ trong phòng ngủ sẽ là nơi thích hợp để đặt cây kim ngân, miễn là không có nhiều ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
    • Cố gắng xoay cây mỗi khi tưới nước để chồi và lá cây có cơ hội phát triển đều.

  2. 2

    Tránh đặt cây kim ngân ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ cực đoan có thể khiến cây bị sốc và dẫn đến chết cây. Bạn nên tìm một vị trí không ở gần nguồn nhiệt và khí thải từ máy điều hòa để đặt chậu cây. Không đặt cây ở gần cửa sổ hoặc cửa ra vào nếu có gió lạnh thường thổi qua. Nhiệt độ lý tưởng cho cây kim ngân nằm trong khoảng 16-24 độ C.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Chọn nơi có độ ẩm tối thiểu 50%. Cây kim ngân cần độ ẩm cao để sinh trưởng.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu bạn sống trong vùng khí hậu khô và lo rằng độ ẩm trong không khí quá thấp, bạn nên đặt máy tạo ẩm ở gần cây. Mua máy đo độ ẩm để theo dõi độ ẩm trong phòng đặt cây kim ngân.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Tăng độ ẩm xung quanh cây kim ngân nếu thấy cây có vẻ khô. Lá cây khô và rụng là một dấu hiệu cho thấy cây bị thiếu nước. Nếu đã có máy tạo ẩm, bạn nên mở máy lâu hơn hoặc mua thêm một chiếc máy nữa. Nhớ đừng đặt cây gần lỗ thoát khí nóng khiến không khí bị khô.

    • Dù có tưới nhiều hơn cho cây, bạn cũng không thể giúp cho không khí bớt khô, thậm chí còn khiến tình hình tệ hơn vì rễ cây có thể bị thối rữa và lá cây chuyển vàng.

  1. 1

    Tưới cây khi lớp đất 2,5 – 5 cm trên bề mặt đã khô. Đừng tưới khi đất vẫn còn ướt để tránh tình trạng tưới quá nhiều nước làm thối rễ cây. Để kiểm tra xem đất đã khô chưa, bạn có thể chọc ngón tay xuống đất. Tưới cây nếu thấy lớp đất 2,5 – 5 cm bên dưới đã khô.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Tưới cây cho đến khi nước chảy ra qua lỗ thoát nước. Ngừng tưới khi thấy nước chảy ra qua lỗ thoát nước vào đĩa hứng nước dưới chậu cây. Nhớ tưới cho đến khi bạn nhìn thấy nước thừa chảy ra, nếu không cây sẽ không nhận được đủ nước.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Đổ nước thừa trong đĩa hứng nước dưới chậu cây sau khi tưới. Như vậy, cây sẽ không bị ngâm nước và thối rễ. Sau khi tưới cây, bạn hãy chờ vài phút cho nước chảy ra khỏi các lỗ thoát nước vào đĩa hứng nước dưới đáy chậu. Nhấc chậu cây ra và đem đổ nước trong đĩa, sau đó đặt đĩa trở lại dưới chậu cây.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Tưới cây ít hơn trong mùa đông. Cây kim ngân sẽ sinh trưởng chậm hơn trong mùa đông vì không có nhiều ánh nắng. Vì sinh trưởng chậm hơn nên cây cũng không cần nhiều nước. Trong suốt mùa đông, khi thấy đất đã khô, bạn hãy chờ thêm 2-3 ngày nữa rồi tưới. Bắt đầu tưới thường xuyên trở lại khi mùa xuân đến.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Cắt tỉa các lá chết và hư tổn bằng kéo tỉa cây. Việc này sẽ giúp cho cây khỏe mạnh và xanh tốt. Các lá chết sẽ héo úa và chuyển màu nâu, còn các lá bị hư tổn sẽ bị rách hoặc gãy cuống. Khi nhận thấy lá chết hoặc hư hại, bạn hãy dùng kéo tỉa cây cắt bỏ lá tại cuống lá.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng không nhất thiết phải cắt các lá chết hoặc hư tổn trên cây kim ngân. Cây của bạn sẽ chỉ không có vẻ xanh tốt như khi được cắt tỉa.

  2. 2

    Dùng kéo tỉa cây để tạo hình cho cây. Để tạo hình cho cây kim ngân, bạn hãy ngắm cây và hình dung ra khung dáng mong muốn. Tìm các chồi mọc vượt ra khỏi các đường viền tưởng tượng của dáng cây và dùng kéo tỉa cây bấm đi những phần vươn ra ngoài, ngay sau nút lá gần nhất với đường viền tưởng tượng.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cây kim ngân thường có dáng tròn, nhưng bạn có thể tạo dáng cây thành hình vuông hoặc tam giác nếu thích.

  3. 3

    Tỉa cây trong mùa xuân và mùa hè để giữ cho cây nhỏ gọn [tùy ý]. Tránh cắt tỉa cây nếu muốn cây kim ngân phát triển to hơn.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Để cắt tỉa cây, bạn hãy dùng kéo tỉa cây cắt bớt những chồi không mong muốn ngay sau nút lá tại gốc chồi.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Bón phân cho cây mỗi năm 3-4 lần. Cây kim ngân phát triển nhanh nhất trong mùa xuân và mùa hè, và việc bón phân theo mùa sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh. Dùng phân bón dạng lỏng và chỉ dùng một nửa liều lượng khuyến nghị ghi trên bao bì. Ngừng bón phân vào cuối mùa hè. Cây kim ngân không cần phân bón ngoài mùa sinh trưởng do cây phát triển chậm lại và cần ít dinh dưỡng hơn.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhớ giảm một nửa liều lượng phân bón. Liều lượng khuyến nghị trên bao bì sản phẩm là lượng tối đa dành cho các cây trồng trong điều kiện tối ưu. Liều lượng đủ theo khuyến nghị có thể là quá nhiều đối với cây của bạn và dẫn đến tác động tiêu cực.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Trồng cây kim ngân trong chậu tương đối nhỏ. Chậu quá lớn so với cây sẽ có nhiều đất và độ ẩm vốn có thể làm thối rễ. Khi thay chậu cho cây kim ngân, bạn hãy chọn chậu lớn hơn chậu cũ một chút.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Chọn chậu có lỗ thoát nước dưới đáy. Các lỗ thoát nước sẽ giúp nước thừa chảy ra khỏi chậu vào khay hứng nước bên dưới. Cây kim ngân dễ bị thối rễ do úng nước, vì vậy quan trọng là chậu trồng cây phải có nhiều lỗ thoát nước. Khi mua chậu trồng cây, bạn hãy nhìn vào đáy chậu. Nếu không có lỗ thoát nước nào, bạn hãy tìm loại chậu khác có vài lỗ.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Trồng cây kim ngân trong đất có khả năng giữ ẩm và thoát nước nhanh. Dùng hỗn hợp đất trộn sẵn dành cho cây bonsai, hoặc tự trộn đất trồng cây có thành phần rêu bùn.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bạn chỉ cần trộn thêm cát hoặc các vật liệu hữu cơ khác với đất trồng cây có thành phân rêu bùn. Rêu bùn sẽ giúp giữ độ ẩm, và cát hoặc đá trân châu sẽ giúp cải thiện độ thoát nước.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Thay chậu cho cây kim ngân cách 2-3 năm một lần. Để thay chậu cho cây, bạn cần đào rễ cây và đất trong chậu lên, cẩn thận đào gần thành chậu để khỏi làm hư hại rễ. Sau đó, bạn có thể chuyển cây vào chậu mới và bổ sung đất mới để lấp đầy phần không gian rộng hơn.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn thấy rễ cây mọc thò ra khỏi đáy chậu thì đã đến lúc phải thay chậu cho cây.

  • Cây kim ngân dễ bị nhiễm rệp vảy. Nếu có vấn đề về rệp vảy, bạn cần cách ly cây ngay, sau đó xịt xà phòng diệt côn trùng hoặc hoặc cồn tẩy rửa lên chỗ bị nhiễm rệp vảy. .

  • Chậu nhỏ có các lỗ thoát nước
  • Đất trồng cây
  • Phân bón
  • Máy tạo ẩm

Video liên quan

Chủ Đề