Chỉ số đánh giá nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tài sản đáng giá nhất của mỗi doanh nghiệp 

Không doanh nghiệp nào có thể thành công nếu thiếu đi yếu tố con người. Nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh mà còn giúp doanh nghiệp có thể phát triền một cách bền vững và lâu dài [1]. Dù bạn là Giám đốc Marketing, Giám đốc Tài chính hay bất kỳ giám đốc nào, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là quản lý và dẫn dắt phòng ban của mình. Để làm được điều này, mọi giám đốc đều nên có kiến thức căn bản về cách quản lý nguồn nhân lực. 

Theo một nghiên cứu của PWC, 93% các nhà quản lý hiểu được tầm quan trọng của việc tuyển dụng tài năng mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, 61% trong đó vẫn chưa làm gì để thực hiện hoá điều này [2]. Một trong những lý do chính dẫn đến hiện trạng này là vì đa số các giám đốc và chủ doanh nghiệp không phải chuyên gia trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. 

Phân tích và đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực  

Các phân tích hiệu quả sử dụng những công cụ và kỹ thuật nhằm đánh gía về chất lượng và số lượng từ các số liệu được thu thập từ đội ngũ cán bộ công nhân viên. Từ đó đội ngũ quản lý có thể đưa ra những nhận xét và phán đoán phù hợp có các kế hoạch trong tương lai [3]. Khi được sử dụng một các hợp lý và hiệu quả, các chỉ số HR là một công cụ vô cùng hiệu quả để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản trị nguồn nhân lực như tỷ lệ nghỉ việc cao hay qui trình tuyển dụng gặp nhiều khó khăn [4]. 

Các chỉ số cơ bản bạn nên biết 

Dưới đây là 10 chỉ số đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực có thể cho bạn một cái nhìn tổng thể về hiện trạng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp của mình:

Chi phí tuyển dụng trên đầu người: Chi phí được dành ra để tuyển một nhân sự mới. Chỉ số này được tính bằng cách: tổng chi phí chia cho tổng số nhân sự được tuyển trong một thời gian nhất định 

Tỷ lệ nhận việc: số lượng thư mời nhân sự được gửi chia cho số người nhận việc 

Chi phí đào tạo trên đầu người: tổng chi phí đào tạo chia cho tổng số nhân sự 

Tỷ lệ hoàn thành khoá học: tổng số nhân sự hoàn thành một khoá đào tạo hoặc khoá học chia cho tổng số nhân sự tham gia 

Sự hài lòng của nhân viên: phần trăm nhân sự sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp của bạn cho một người bạn  

Số ngày nghỉ trung bình: tổng số ngày nghỉ của nhân sự trong một khoảng thời gian nhất định, không bao gồm ngày nghỉ phép. 

Mô hình 9 box: các nhân sự được chia thành 9 nhóm khác nhau dựa trên hiệu quả công việc và năng lực. Mô hình này cho phép đội ngũ quản lí có thể theo dõi và kiểm soát chất lượng công việc của nhân sự theo các nhóm trình độ và năng lực khác nhau 

Tỷ lệ nghỉ việc: tổng số nhân viên nghỉ việc trong một khoảng thời gian nhất định chia cho tổng số nhân sự hiện tại 

Chi phí quản lí trên đầu người: tổng ngân quỹ doanh nghiệp sử dụng cho việc quản lý nguồn nhân lực chia cho tổng số nhân sự hiện có  

Tỷ suất hoàn vốn: chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp bỏ ra cho các phần mềm quản trị nguồn nhân lực và lợi nhuận hoặc chi phí được cắt giảm nhờ có những phần mềm đó 

Các chỉ số nhân sự được liệt kê ở trên sẽ giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan về hiện trạng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, có vô số những thước đo khác, cung cấp góc nhìn chuyên sâu hơn, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp. 

Nguồn:

[1] Nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực và tác động của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp, 2020 - International Journal of Engineering and Management Research

[2] Thách thức và những sự thích ứng trong quản trị nguồn nhân lực, 2014 - PwC

[3] Quản trị nhân sự trong daonh nghiệp: Vai trò, cơ hội và thách thức, 2020 - Shivam Tomar and Mamta Gaur

[4] Tại sao nhà quản lí nhân sự cần hiểu các chi số đo lường hiệu quả nguồn nhân lực, 2020 - Learn Hub

Con người vốn được coi là tài sản lớn của một tổ chức, doanh nghiệp nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu không được quản trị hiệu quả. Thực vậy, hoạt động của doanh nghiệp có được vận hành suôn sẻ hay không phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực. Thành công của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc tuyển dụng được những nhân tài tốt nhất cũng như tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên để họ có thể yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Báo cáo “Nghiên cứu các xu hướng phúc lợi của nhân viên” dựa trên các cuộc khảo sát do Metlife, công ty bảo hiểm hàng đầu của Mỹ thực hiện liên tiếp nhiều năm cho thấy: Giữ lại nhân viên và quản lý chi phí là hai mục tiêu hàng đầu của các công ty. Hiện nay, các nhà quản trị doanh nghiệp rất quan tâm đến vấn đề cắt giảm chi phí quản lý đồng thời cải thiện hiệu suất làm việc và sự thỏa mãn trong công việc cho đội ngũ nhân viên. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, áp lực cạnh tranh và sự khan hiếm nguồn nhân lực càng khiến các doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ các chi phí đầu vào, tìm hiểu những vấn đề mà nhân viên quan tâm nhất để làm sao họ ở lại với doanh nghiệp dài lâu.

Trước hết, các nhà quản trị cần xác định: Yếu tố nào giúp nhân viên gắn bó với doanh nghiệp? Ngoài lương bổng, có thể kể đến một số yếu tố quan trọng khác tác động đến lòng trung thành của nhân viên: Môi trường làm việc – Văn hóa doanh nghiệp; Cơ hội thăng tiến; Chế độ phúc lợi, bảo hiểm.

Tiếp đến, làm thế nào để cân bằng giữa mục tiêu tiết kiệm chi phí doanh nghiệp và gắn kết nhân viên với tổ chức của mình?

Theo các chuyên gia, tốt nhất doanh nghiệp nên xây dựng một bộ chỉ số quản trị nguồn nhân lực. CoreCentive – công ty tư vấn quản lý nguồn nhân lực cho rằng, để doanh nghiệp có thể đạ được các mục tiêu như trên, bộ phận quản lý nguồn nhân lực cần tập trung vào bốn phương diện:

– Tuyển dụng; – Phân bổ nguồn nhân lực; – Giữ lại nguồn nhân lực;

– Đào tạo và phát triển nhân viên

Dù là ở thời đại nào 1.0, 2.0 hay 4.0 thì con người vẫn luôn được coi là tài sản lớn của một tổ chức, doanh nghiệp nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu không được quản trị hiệu quả. Thực vậy, hoạt động của doanh nghiệp có được vận hành suôn sẻ hay không phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực. Thành công của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc tuyển dụng được những nhân tài tốt nhất cũng như tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên để họ có thể yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Vậy thì làm thế nào để biết nguồn nhân lực Doanh nghiệp bạn hoạt động hiệu quả?

Muốn biết thì phải đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực- một công việc mà bất kì doanh nghiệp nào, lớn nhỏ to bự đều phải thực hiện. Bởi nếu không đánh giá hiệu quả nguồn nhân lực, không thể kiểm soát “con người” trong doanh nghiệp mình đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đứng chênh vênh, không biết được lúc nào doanh nghiệp mình sẽ cân bằng, sẽ vững hay sẽ lung lay, thậm chí suy sụp khi những người tài cứ theo chân nhau rời đi.

Đâu thường là tiêu chí để đánh giá được hiệu quả Nguồn nhân lực?

Chỉ số này cho biết số ngày nhân viên vắng mặt. Đây là một thước đo đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc. Chỉ số này được tính như sau:

Số ngày vắng mặt trong tháng của nhân viên / [Số nhân viên trung bình trong tháng x Số ngày làm việc trung bình của tháng].

  • Chi phí dành cho phúc lợi

Chỉ số này giúp xác định chi phí các gói phúc lợi đầu tư cho nhân viên. Công thức tính: Tổng chi phí phúc lợi cho nhân viên / Tổng số nhân viên.

  • Chi phí phúc lợi trên chi phí lương

Xác định tỷ lệ % của chi phí phúc lợi so với chi phí lương, được tính như sau: Chi phí phúc lợi hằng năm / Chi phí lương hằng năm.

  • Chi phí dành cho một nhân viên mới

Doanh nghiệp cần xác định chi phí đầu tư cho một nhân viên mới. Cách tính như sau: Chi phí tuyển dụng / [Chi phí đền bù + Chi phí phúc lợi].

  • Tỷ lệ mục tiêu được hoàn thành

Là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng các mục tiêu về kết quả làm việc đã đạt được và tổng số các mục tiêu về kết quả làm việc.

Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả đầu tư cho từng nhân viên. Cách tính: [Tổng phúc lợi – Tổng chi phí] x 100.

  • Doanh thu tạo ra từ mỗi nhân viên

Chỉ số này đo lường khả năng tạo ra doanh thu cho công ty từ mỗi nhân viên. Công thức tính: Doanh thu / Tổng số nhân viên.

  • Mức độ thỏa mãn của nhân viên

Tỷ lệ này được thực hiện qua các cuộc khảo sát với các chỉ tiêu được lượng hóa cụ thể theo từng hoàn cảnh của công ty.

  • Thời gian làm việc trung bình

Doanh nghiệp có thể đo lường thời gian trung bình một nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, được tính bằng số năm làm việc trung bình của tất cả các nhân viên.

Công thức tính như sau: Tổng số ngày cần thiết để tuyển dụng xong một nhân viên / Số nhân viên được tuyển dụng.

  • Thời gian đào tạo phát triển

Chỉ số này thường được tính bằng tổng số giờ đào tạo chia tổng số nhân viên, giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn các chi phí đào tạo và phát triển nhân lực.

  • Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

Có thể tính theo công thức sau: Tổng số nhân viên thôi việc trong một năm / Số nhân viên làm việc thực tế trung bình trong năm.

  • Chi phí do nhân viên nghỉ việc

Định lượng chi phí mà doanh nghiệp đã mất đi khi một nhân viên nghỉ việc. Chi phí thay thế, tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới cũng được cộng vào đây.

Bên trên là 13 tiêu chí mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đánh giá hiệu quả nhân lực trong năm.

BCC xin giới thiệu Module: “Đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực” - Một khóa học ngắn nhưng rất đầy đủ và hữu ích có thể giúp bạn đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp. Và Khóa học Nghề Nhân Sự Nâng Cao với các module mà bất kể chuyên viên nhân sự nào cũng cần.

Tham khảo thông tin chi tiết tại đây:

//bcc.com.vn/nghe-nhan-su-nang-cao

//bcc.com.vn/danh-gia-hieu-qua-quan-tri-nguon-nhan-luc

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề