Chỉ số tiếp cận điện năng là gì năm 2024

Theo kết quả đánh giá, năm 2019 tiếp tục ghi nhận cải thiện điểm số về Chỉ số tiếp cận điện năng tăng năm thứ 6 liên tiếp với số điểm là 88,2 điểm [tăng 0,26 điểm so với năm 2018 là 87,94 điểm]. Chỉ số tiếp cận điện năng được Doing Business đánh giá theo các tiêu chí: thủ tục, thời gian và chi phí để kết nối với lưới điện, độ tin cậy cung cấp điện và tính minh bạch của giá điện.

Chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 trong khu vực Asean - nằm trong nhóm ASEAN-4, đồng thời duy trì vị trí xếp hạng 27 trên tổng số 190 quốc gia và nền kinh tế. Năm 2019, Chỉ số tiếp cận điện năng khu vực ASEAN đã chứng kiến sự tụt hạng của một số quốc gia như Singapore từ vị trí thứ 16 xuống vị trí thứ 19 thế giới, Philippines tụt xuống đứng thứ 6 khu vực sau Brunei. Để tiếp tục duy trì việc tăng điểm số Chỉ số tiếp cận điện năng, tiếp tục tích cực cải thiện dịch vụ khách hàng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ điện năng cấp độ 4.

Số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành điện: Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong khu vực ASEAN. Nếu so sánh Việt Nam với các quốc gia tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương [CPTPP] cho thấy Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đang ở nhóm 4 nước tốt nhất của các nước tham gia hiệp định CPTPP.

Để tiếp tục duy trì thứ hạng hiện có và có điểm số tiếp tục tăng trong thời gian vừa qua EVN đã liên tục quyết liệt triển khai thực hiện hàng loạt các giải pháp chuyển đổi số trong công tác dịch vụ khách hàng như: 100% các dịch vụ cung cấp điện năng của EVN đều được thực hiện trực tuyến tương đương với dịch vụ công cấp độ 4, giờ đây mọi thủ tục từ đăng ký dịch vụ đến ký kết hợp đồng và thanh toán khách hàng đều có thể thực hiện trực tuyến 100%.

EVN không những đa dạng các kênh thông tin hướng tới sự công khai, minh bạch hơn nữa về các quy định, thủ tục của ngành Điện như thông qua các website chăm sóc khách hàng, giải đáp trực tiếp qua đường dây nóng 24/24h của các Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVN trên toàn quốc; các ứng dụng di động [App] chăm sóc khách hàng.

Năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành việc cải tiến thêm một bước nữa trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng với việc triển khai cung cấp 100% các dịch vụ điện theo phương thức điện tử.

Theo phương thức mới này, từ dịch vụ cấp điện mới đến các dịch vụ thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện như nâng công suất, thay đổi định mức số hộ, thay đổi mục đích sử dụng điện, treo tháo công tơ điện định kỳ… đều được triển khai cung cấp đến khách hàng sử dụng điện.

EVN đã khẩn trương triển khai xây dựng quy trình cung cấp các dịch vụ điện theo phương thức điện tử và nâng cấp các hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng việc triển khai cung cấp dịch vụ đến các khách hàng.

Cũng trong năm 2019, ngoài việc triển khai giao dịch qua phương thức điện tử, EVN sẽ hoàn thiện việc thực hiện kết nối 3 dịch vụ cung cấp điện gồm: đăng ký và cấp mới khách hàng trung áp, đăng ký và cấp mới khách hàng hạ áp và thanh toán tiền điện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Từ tháng 9/2019, EVN bắt đầu triển khai thử nghiệm dịch vụ này và sẽ chính thức cung cấp dịch vụ trên phạm vi cả nước trong tháng 11/2019. Bên cạnh đó, EVN cũng đã kết nối để đưa dịch vụ điện lên các website cung cấp dịch vụ công trực tuyến/ Trung tâm hành chính công ở tất cả các tỉnh/ thành phố.

Việc EVN triển khai đa dạng và đồng bộ các ứng dụng công nghệ thông tin và số hoá trong công tác chăm sóc khách hàng đã giúp đưa các dịch vụ điện đến gần thêm với doanh nghiệp và người dân.

Đồng thời giúp rút ngắn thời gian, đơn giản hóa các hồ sơ thủ tục và đẩy mạnh việc công khai, minh bạch các dịch vụ của ngành Điện đến với khách hàng. Kết quả tiếp tục duy trì đà tăng về điểm số trong 6 năm liên tục đã khẳng định kết quả tích cực đối với những nỗ lực không ngừng của EVN trong việc mang tới cho các khách hàng sử dụng điện chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn.

14:39 | 06/05/2020

- Theo kết quả đánh giá của Nhóm nghiên cứu Doing Business, chỉ số tiếp cận điện năng năm 2019 của Việt Nam đã thăng hạng vượt bậc, đạt được mức xếp hạng cao nhất từ trước đến nay, đạt 82,2 điểm [tăng 0,3 điểm so với năm 2018] đứng ở vị trí 27 trên tổng số 190 quốc gia/ nền kinh tế.

Ban hành quyết định về cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng Mục tiêu mới của EVN về chỉ số tiếp cận điện năng

Đây là năm thứ 6 liên tiếp tăng điểm đánh giá và trong giai đoạn vừa qua có chuỗi 5 năm liên tiếp chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam được cải thiện về vị trí, là nền kinh tế có chỉ số tiếp cận điện năng cải thiện vị trí nhiều nhất trong khu vực.

Việt Nam đã vượt qua Philippin và hiện đứng thứ 4 khu vực Asean - tức nằm trong nhóm ASEAN-4.

Với quá trình liên tục tiến hành đổi mới, cải cách và kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp trong vấn đề Tiếp cận điện năng, Việt Nam đã từng bước cải thiện vượt bậc về xếp hạng qua từng năm trong giai đoạn 2013 - 2019 với kết quả tăng 129 bậc từ vị trí 156 lên vị trí 27.

Tại Việt Nam, trong bộ 10 chỉ số thành phần đánh giá về môi trường kinh doanh Chỉ số tiếp cận điện năng trong nhóm 3 chỉ số tốt nhất [chỉ sau tiếp cận tín dụng và Cấp phép xây dựng]; đồng thời là chỉ số có điểm số đánh giá tốt nhất trong 10 chỉ số của Việt Nam.

Việc thăng hạng liên tục vượt bậc về chỉ số tiếp cận điện năng như trong các báo cáo của Doing Business hàng năm đã khẳng định kết quả tích cực đối với những nỗ lực không ngừng của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN], các Sở Công thương và các đơn vị điện lực… cũng như công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Bộ Công Thương trong việc mang tới cho các khách hàng sử dụng điện chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam 5 năm liên tục cải thiện thứ bậc xếp hạng đáng kể từ vị trí 156 lên 27 [cải thiện 129 bậc] và 6 năm liên tiếp cải thiện về điểm đánh giá. Trong đó, các yếu tố đánh giá thay đổi nhanh chóng gồm: số thủ tục giảm từ 6 còn 4, số ngày giảm từ 115 còn 31 [trong đó số ngày của Điện lực giảm từ 60 còn 11 ngày], độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện đã ngang bằng các nước phát triển.

So sánh với trung bình các nước ở châu Á - Thái Bình Dương và các nước thuộc OECD cho thấy số thủ tục của Việt Nam là tương đương, thời gian thực hiện của Việt Nam tốt hơn nhiều [nhỏ hơn ½ lần so với mức bình quân của các nước thuộc nhóm này].

Riêng yếu tố về chi phí thì Việt Nam vẫn ở mức cao do ảnh hưởng bởi yếu tố thu nhập bình quân đầu người thấp. Yếu tố về độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch về giá điện của Việt Nam ngang bằng với trung bình các nước nhóm OECD, tốt hơn rất nhiều so với trung bình các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương:

So sánh các nước khu vực Đông Nam Á [ĐNA], chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam duy trì ở vị trí 4.

So sánh các yếu tố đánh giá chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN cho thấy:

Trong khu vực ĐNA chỉ có Lào tăng 12 bậc, 5 nước có thứ hạng giữ nguyên [Malaysia, Thailand, Vietnam, Brunei, Indonesia], 5 nước có thứ hạng giảm [Singapore, Philippines, Timor-Leste, Cambodia, Myanmar].

Cải cách chỉ số này ở khu vực ĐNA năm nay chững lại, Việt Nam duy trì ở vị trí thứ 4 trong ASEAN, nước xếp trước là Singapore và các nước ngay sau là Philippines, Indonesia đều giảm thứ hạng.

Số thủ tục của Việt Nam ngang bằng các nước ASEAN 4 và vẫn còn nhiều hơn 1-2 thủ tục so 2 nước đứng trong nhóm ASEAN là Malaysia, Thailand, tại các nước này không có thủ tục liên quan đến “Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu…” và “Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu...”. Số ngày thực hiện là 31 ngày, ngang bằng với các nước ASEAN 4.

Yếu tố về độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện được 7/8 điểm, yếu tố này được Việt Nam, yếu tố này đã ngang bằng các nước ASEAN 4.

Trong các nước ASEAN 4, ASEAN 6 thì yếu tố Chi phí [tính theo % GDP đầu người] của Việt Nam đang cao nhất do vẫn phụ thuộc vào GDP của quốc gia.

Qua các đánh giá nêu trên, so sánh với các quốc gia trong khu vực, quá trình tiếp cận điện năng tại Việt Nam vẫn còn nhiều hơn 1-2 thủ tục, với số ngày thực hiện là 31 ngày, ngang bằng với các nước./.

Chủ Đề