Chiến lược của ngân hàng Quân đội

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021

Báo cáo tại Đại hội, Thượng tướng Lê Hữu Đức - Chủ tịch HĐQT MB cho biết, 2021 ngân hàng đã hoàn thành Chiến lược phát triển giai đoạn 2017-2021 với tầm nhìn "Ngân hàng thuận tiện nhất" cùng với phương châm được đặt ra từ đầu năm "Tăng tốc số; Đột phá bán lẻ; An toàn - Hiệu quả".

Theo Thượng tướng, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng, nhưng cũng là "đòn bẩy" để MB triển khai quyết liệt các kế hoạch kinh doanh đã đặt ra trên tinh thần đẩy mạnh chuyển đổi số.

Kết quả, tổng kết chiến lược 5 năm (2017-2021), ngân hàng đã đạt được những thành công vượt mong đợi, hoàn thành các chỉ tiêu ĐHĐCĐ giao phó, thể hiện qua những chỉ số trọng yếu nhất về sức khỏe doanh nghiệp.

Ngân hàng hoàn thành trước hạn 100% các mục tiêu chiến lược đề ra, tiêu biểu như chuyển đổi số tập đoàn, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên (CTTV), nâng cao quan hệ khách hàng, với hai nền tảng là quản trị rủi ro vượt trội và năng lực thực thi nhanh.

Năm 2021, MB đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất 16.527 tỷ đồng, tăng gấp 4,53 lần so với 2016. Theo đó, ngân hàng đã vượt qua mục tiêu về lợi nhuận, đạt Top 4 toàn ngành ngân hàng trong bối cảnh chỉ tiêu năng suất lao động tăng 50%, đạt 1,51 tỷ đồng/người.

Năm 2021, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất là 0,9% (nợ xấu riêng ngân hàng 0,68%) với tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn tập đoàn 349%, nằm trong Top các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất và tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu cao nhất. CIR hợp nhất đạt 33,06%, giảm 5% so với 2020.

MB đã hoàn thành phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35%. Chuyển đổi số tiếp tục là điểm sáng khi phát triển 6,3 triệu khách hàng mới trong năm 2021, tương đương số lượng khách hàng thu hút trong 26 năm trước đó, lũy kế đạt hơn 12,9 triệu khách hàng.

Các CTTV hoạt động an toàn, hiệu quả với tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.326 tỷ đồng, đóng góp 14% cho tập đoàn. Với kết quả kinh doanh năm 2021 tốt, MB đã đệ trình và được ĐHĐCĐ thông qua mức chia cổ tức cho năm 2021 là 20%.

Các định hướng phát triển năm 2022

Bước sang năm 2022, MB tiếp tục đặt ra mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 20.300 tỷ đồng, tăng 23% (riêng ngân hàng là 17.300 tỷ đồng, tăng 20%).

Với kế hoạch này, các cổ đông hoàn toàn có thể kỳ vọng năm tài chính 2022 sẽ tiếp tục mang lại cho họ nhiều giá trị hơn khi đầu tư vào cổ phiếu MBB thông qua việc thị giá cổ phiểu tăng lên và cổ tức chi trả tốt so với nhiều ngân hàng cổ phần đồng hạng khác.

Nội dung nổi bật khác được thông qua tại Đại hội liên quan đến việc nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng.

Theo Ban lãnh đạo MB, việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD là cần thiết và phù hợp với chủ trương của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật, đồng thời giúp MB có cơ hội tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5 - 2 lần trong dài hạn, cải thiện thứ hạng cạnh tranh và có nhiều không gian tăng trưởng mới, gia tăng lợi ích cổ đông.

Hoàn thành chiến lược 5 năm (2017-2022), MB Group sẽ khởi động chiến lược giai đoạn mới 2022-2026 với tầm nhìn "Trở thành Doanh nghiệp số, Tập đoàn tài chính dẫn đầu" cùng mục tiêu "Top 3 thị trường về hiệu quả, hướng đến Top đầu châu Á." với phương châm "Tăng tốc số - Hấp dẫn khách hàng - Hiệp lực tập đoàn - An toàn bền vững".

Tập đoàn cũng tiếp tục định hướng xây dựng và phát triển tập đoàn tại Việt Nam, tại nước ngoài và các công ty có mối quan hệ liên kết, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch số, mục tiêu tăng trưởng kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

THÔNG TIN THÊM:

Được biết, MB đã duy trì đà tăng trưởng tốt trong 3 tháng đầu năm 2022. Kết quả kinh doanh Quý I.2022 cụ thể như sau:

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chiến lược của ngân hàng Quân đội

(Nguồn: MB)

T.D.V

“Quả ngọt” từ tầm nhìn chiến lược

Đại dịch Covid-19 là “biến số” làm đảo ngược sự phát triển của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Tuy nhiên với ngành ngân hàng, dịch bệnh là chất xúc tác để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng mà không cần mở rộng đầu tư chi nhánh và phòng giao dịch vật lý.

Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội

Thành lập vào ngày 4-11-1994, MB ghi dấu với những bước chuyển mình mạnh mẽ trong 27 năm qua.

Từ năm 2017, MB đã chọn một hướng đi mới, đó là chuyển đổi hoạt động sang nền tảng số. Vào thời điểm còn ít người hiểu về ngân hàng số, đại diện MB đã khẳng định với cổ đông MB rằng, MB sẽ là ngân hàng đầu tiên không giấy tờ tại Việt Nam. Năm 2018, MB chính thức hợp tác chiến lược với IBM-Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Theo đó, IBM tư vấn, cập nhật thường xuyên các xu hướng công nghệ mới nhất cho MB và hỗ trợ MB chuyển đổi hoạt động sang nền tảng số, với đội ngũ chuyên gia tốt nhất để dẫn đầu xu hướng này.

Với nền tảng công nghệ, tài chính vững vàng, MB vượt qua thách thức đại dịch Covid-19 một cách ngoạn mục khi liên tục tăng trưởng về hiệu quả và mọi mặt hoạt động trong hai năm gần đây. Đại dịch tạo nên những thách thức rất lớn cho nền kinh tế, nhưng lại là thời cơ “vàng” cho những doanh nghiệp chuẩn bị được nền tảng công nghệ hiện đại như MB tăng tốc, triển khai mạnh mẽ chiến lược số, không chỉ trong nội bộ mà còn kết nối, hỗ trợ hệ sinh thái nhiều triệu khách hàng.

Khách hàng luôn là trung tâm

“Với MB, nếu AI, blockchain hay bất cứ công nghệ mới nào mà không làm tăng trải nghiệm của khách hàng thì MB sẽ không sử dụng” - Thành viên Ban điều hành, Giám đốc Khối Ngân hàng số MB Vũ Thành Trung cho hay. Với triết lý kinh doanh “Lấy khách hàng làm cốt lõi”, mọi sản phẩm, dịch vụ được MB đưa ra thị trường đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và mong muốn tại mỗi điểm tiếp xúc với khách hàng.

Trong năm qua, MB đã triển khai tích hợp tất cả các giao dịch ngân hàng và quản lý tài chính hoàn toàn miễn phí trên App MBBank (dành cho khách hàng cá nhân), BIZ MBBank (dành cho khách hàng doanh nghiệp) và mô hình giao dịch ngân hàng tự động MB SmartBank. MB cũng là ngân hàng đầu tiên cho phép khách hàng sở hữu nhiều số tài khoản tương tự như "một chiếc ví nhiều ngăn" hay miễn phí tài khoản tứ quý, tài khoản trùng số điện thoại, tài khoản trùng ngày sinh…trên App MBBank.

Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội

MB là ngân hàng tiên phong triển khai thanh toán qua mã VietQR ngay trên App MBBank.

Tính đến hết 9 tháng đầu năm, MB đã có gần 8 triệu người dùng App MBBank, riêng trong năm 2021 đã có trên 4,5 triệu user tăng thêm và lũy kế gần 60.000 quản lý cấp độ doanh nghiệp sử dụng App BIZ MBBank. Tổng giao dịch trên kênh số của MB chiếm đến 94% số lượng giao dịch. Những con số này là minh chứng rằng hệ sinh thái tiện ích và khác biệt trên các nền tảng số đã giúp MB đạt được vị thế dẫn đầu trong cuộc đua marathon chuyển đổi số.

Làm chủ công nghệ để đi nhanh hơn, xa hơn

Chia sẻ về chiến lược dài hạn của MB, Đại tá Lưu Trung Thái, Tổng giám đốc MB khẳng định: “Chúng tôi muốn trở thành một doanh nghiệp số dẫn đầu. Đó là lý do MB luôn tập trung đầu tư cho con người và nền tảng, quyết tâm làm chủ công nghệ, nhằm đảm bảo tốc độ và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.”

Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội
Chiến lược của ngân hàng Quân đội

Mục tiêu của MB là trở thành một doanh nghiệp số hàng đầu.

Hiện nay, MB là một trong những ngân hàng có đội ngũ nhân sự và chuyên gia công nghệ hùng hậu nhất Việt Nam, với 1.200 nhân sự, chiếm hơn 10% tổng nhân sự toàn ngân hàng. Ban lãnh đạo MB tin rằng, chuyển đổi số là cơ hội để MB bứt phá trở thành một doanh nghiệp công nghệ quy mô lớn, trong đó nhân sự công nghệ đóng vai trò là "mắt xích" quan trọng, thúc đẩy chuyển đổi số đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

Điểm khác biệt trong vận hành và kinh doanh theo mô hình Agile của MB chính là "quy trình ngược". Thay vì quản lý truyền thống từ trên xuống, MB lấy khách hàng là trọng tâm, tập trung phát triển sản phẩm từ trải nghiệm thực tế của khách hàng, từ đó cải thiện, nâng cấp dịch vụ theo phản hồi của khách hàng. Các công nghệ lõi hiện nay của MB đều do MB làm chủ, không phụ thuộc vào bên thứ ba. Đội ngũ công nghệ thông tin của MB sẽ chủ động sửa chữa, nâng cấp công nghệ ngay khi cần. Đó là chìa khóa để MB đi nhanh và chắc chắn. MB xác định đến năm 2024, nhân sự công nghệ sẽ chiếm tới 25% nhân sự toàn ngân hàng và trở thành lực lượng chủ chốt hỗ trợ MB mở rộng quy mô và hoạt động trong vai trò là một doanh nghiệp công nghệ.

DƯƠNG TỬ