Chiến lược kinh doanh ngành thực phẩm

Với một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thực phẩm sạch, quả thật ranh giới giữa thành công và thất bại là cực kỳ mong manh. Vì thế, nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài trong lĩnh vực này, bạn cần phải nắm bắt được những đặc điểm của ngành. Những chia sẻ sau đây sẽ cho bạn một cái nhìn quát nhất về thị trường và những chiến lược kinh doanh thực phẩm sạch hiệu quả, vì vậy đừng bỏ qua nhé!

1. Tiềm năng thị trường thực phẩm sạch - Cơ hội và thách thức với người kinh doanh

1.1 Tiềm năng thị trường

Với vấn nạn về thực phẩm bẩn, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh thì hiện nay người dân đang dần có ý thức hơn về nguồn thức ăn họ nạp vào cơ thể. Chính vì sự quan tâm nhiều hơn về nguồn gốc sản phẩm nên thị trường thực phẩm sạch đang được chú ý nhiều hơn. Vì vậy có thể nói đây là một trong những thị trường có khả năng bứt phá mạnh mẽ nhất trong tương lai. 

Một số lợi ích khi kinh doanh thực phẩm sạch:

1. Nhu cầu thị trường lớn, ít đối thủ cạnh tranh 

Với số lượng người tiêu dùng muốn sử dụng thực phẩm sạch lớn nhưng hiện tại chưa có quá nhiều cửa hàng đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy thị trường vẫn còn mở đối với những người muốn gia nhập. Không giống như các lĩnh vực như thời trang hay mỹ phẩm vì trên thị trường đã có rất nhiều người tranh giành “miếng bánh lợi nhuận”. Cho nên tỷ lệ bạn kinh doanh thực phẩm sạch thành công sẽ cao hơn rất nhiều. 

2. Lợi nhuận cao. 

Theo thống kê ghi nhận được thì lợi nhuận mà thực phẩm sạch mang lại có thể hơn 30% doanh thu tùy vào mỗi mô hình kinh doanh. Với lợi thế này bạn có thể nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động để chiếm lĩnh thị trường.

3. Xoay vòng vốn nhanh

Ngành thực phẩm là một trong những lĩnh vực giúp bạn quay vòng vốn nhanh. Bạn sẽ không sợ bị đóng băng nguồn vốn do tồn kho. Trong một khoảng thời gian ngắn là bạn đã có thể tính toán được thu chi lãi lỗ. Từ đó có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh thực phẩm sạch cho chuẩn xác hơn. 

1.2 Những thách thức đối với người kinh doanh thực phẩm sạch

1. Khó tạo dựng lòng tin với khách hàng

Với hiện trạng thực phẩm sạch thì ít mà thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường thì bạn rất khó thuyết phục được người tiêu dùng rằng sản phẩm của bạn thật sự chất lượng. Càng ngày càng có nhiều người vì lợi ích cá nhân, kinh doanh thực phẩm không an toàn nhưng lại gắn mác thực phẩm sạch khiến chẳng còn bao nhiêu người tin tưởng về các cửa hàng thực phẩm sạch. Vì thế bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều công sức để chứng minh với người tiêu dùng rằng bạn đang bán những sản phẩm chất lượng. 

2. Thói quen của người tiêu dùng

Đại đa số người dân hiện nay vẫn có thói quen mua sắm hàng hóa ở các sạp rau lề đường, khu chợ truyền thống. Vì vậy trong thời gian ngắn để thay đổi được hành vi này không phải là chuyện đơn giản. Vì vậy để có thể thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng thì các chủ cửa hàng cần phải có những chiến lược kinh doanh thực phẩm sạch đặc biệt. 

3. Giá thành cũng là một yếu tố cản trở người tiêu dùng

Dù ý thức của đại đa số người dân đã thay đổi, họ luôn muốn sử dụng thực phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, tình hình kinh tế không cho chép họ làm điều đó. Giá các loại thực phẩm này thường có giá cao gấp đôi thậm chí gấp 3 lần các sản phẩm bình thường. Điều này dẫn đến các trường hợp mặc dù biết là có hại nhưng không còn phương án nào khác. Đây chính là vấn đề chung của toàn bộ thị trường kinh doanh thực phẩm sạch.

 2. Các giai đoạn cần trải qua khi kinh doanh thực phẩm sạch

2.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị mở cửa hàng

Các công việc cần phải làm lúc này là: 

- Đặt tên cho cửa hàng, tìm ra tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị bạn mang đến cho khách hàng. Những yếu tố này cần khác biệt và không được trùng với bất kỳ thương hiệu nào đang có mặt trên thị trường. Tên cũng phải được đặt tên theo các quy định của pháp luật và đôi khi thể hiện được mặt hàng kinh doanh của bạn. 

- Tiếp đến thiết kế bộ nhận diện thương hiệu để khách hàng dễ ghi nhớ và phân biệt bạn với các đối thủ. Nếu không có khả năng tự thiết kế thì có thể nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài, tuy nhiên cần đảm bảo được mọi thứ phải nhất quán với nhau, từ màu sắc, hình ảnh, font chữ,...

- Chọn mặt bằng mở cửa hàng. Khi kinh doanh thực phẩm sạch nói riêng, hay bán một mặt hàng nào đó nói chung thì mặt bằng là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến thành công của bạn. Nên lựa chọn những khu vực tập trung nhiều khách hàng tiềm năng của bạn thì sẽ dễ bán hàng hơn, mặc dù chi phí có thể cao, nhưng lợi nhuận còn cao hơn rất nhiều. 

- Tuyển dụng nhân viên. Khi kinh doanh với quy mô lớn thì một mình bạn không thể cáng đáng hết mọi việc trong cửa hàng, vì vậy hãy suy nghĩ tới việc tuyển thêm nhân sự. Tuy nhiên cần có quy trình chọn lọc gắt gao, xem xét thái độ làm việc của họ. Những người này sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì vậy nếu họ làm không tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình hình hoạt động của cửa hàng. Vì vậy, hãy quan sát họ, có thể độ lương thưởng phù hợp để khuyến khích và nâng cao năng suất làm việc của họ. 

- Làm marketing. Là một thương hiệu mới thì bạn làm có các chiến dịch quảng cáo để tiếp cận khách hàng, nếu không thì sẽ có rất ít, hoặc thậm chí chẳng có ai biết đến bạn. Với sự thay đổi về công nghệ thì bạn có thể áp dụng xen kẽ cả quảng cáo truyền thống lẫn tiếp thị trực tuyến để tận dụng các ưu điểm của chúng. Đối với quảng cáo truyền thống, thực hiện việc phát tờ rơi, treo băng rôn,... Còn marketing online thì sử dụng các công cụ quảng cáo hiệu quả như Facebook Ads, Google Ads, đăng bài truyền thông cho thương hiệu,...

>> Nắm bắt được xu hướng content marketing sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút khách hàng hơn!

- Mua sắm các trang thiết bị cần thiết. Vì là một cửa hàng thực phẩm nên bạn cần có tủ đông để có thể bảo quản một số thực phẩm tốt nhất, đặc biệt là thịt cá. Tiếp đến là các kệ, giá để trưng bày hàng hoá. Ngoài ra cũng cần bàn để tính tiền, máy in hoá đơn, camera,... Tuy vào quy mô để chốt số lượng phù hợp nhé. 

- Trang trí cửa hàng. Trang trí cửa hàng đẹp mắt cũng khiến người mua có cảm tình hơn. Với mặt hàng là thực phẩm sạch thì bạn nên chọn những tông màu sáng, chẳng hạn như trắng hoặc xanh lá cây, dễ dàng tạo cảm giác “sạch” và thân thiện với môi trường. 

2.2 Giai đoạn 2: Khai trương và phát triển kinh doanh

Bạn phải có một chiến lược kinh doanh thực phẩm sạch vào thời điểm này. Ngày khai trương là một dịp cực kỳ quan trọng để bạn đưa thương hiệu đến với cộng đồng. Vì thế hãy cố gắng thu hút nhiều người đến mua hàng vào ngày này để tạo được hiệu ứng đám đông, người dân xung quanh cũng sẽ tò mò về bạn. Để làm được điều này thì cửa hàng nên có các chương trình bán hàng đặc biệt, chẳng hạn như giảm giá sốc đến 50% trong vòng 1 tuần khai trương, có những phiếu quà tặng, giảm giá cho những khách hàng tới tham quan cửa hàng đầu tiên.

Lên các chiến dịch bán hàng phù hợp. Trong những ngày đầu thì bạn sẽ cần phải thực hiện một số việc như:

- Tìm hiểu thêm các thông tin về người mua như sở thích, thói quen

- Xây dựng các chương trình khuyến mãi để thu hút thêm khách hàng mới

- Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng cũ

- Hoàn thiện chất lượng về sản phẩm, liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ

- ...

Bán được một khoảng thời gian thì lúc này bạn có thể hiểu được hành vi của người tiêu dùng, từ đó chỉnh sửa lại chiến lược kinh doanh thực phẩm sạch để đạt hiệu quả cao nhất. 

Tiếp đến là đào tạo các kỹ năng còn thiếu cho nhân viên. Hãy luôn quan sát nhân viên của mình, xem họ thiếu sót ở chỗ nào để nhắc nhở và hướng dẫn cho họ để đảm bảo tình hình kinh doanh luôn hoạt động tốt. 

Và việc khó nhất là xử lý hàng tồn trong ngày, nếu không làm tốt chị sẽ dẫn đến thực phẩm bị hư hỏng và bạn sẽ chịu lỗ hoàn toàn. Vì vậy cách tốt nhất là nhập số lượng hàng đúng với năng xuất bán hàng và có phương án bảo quản tốt. Nên loại bỏ những thực phẩm bị hư ra khỏi kệ hàng một cách nhanh chóng nhất để khách hàng không mua nhầm những sản phẩm kém chất lượng. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh của thương hiệu. 

2.3 Giai đoạn 3: Phát triển, tái đầu tư và mở rộng quy mô

Sau chừng một thời gian, bạn cảm thấy mọi việc đã ổn định và đi vào quỹ đạo của nó thì lúc này bạn có thể nghĩ tới việc mở rộng quy mô. Với những lợi nhuận kiếm được trong thời gian quan sẽ được dùng để mở thêm các chi nhánh mới. Lúc này, do đã có nhiều kinh nghiệm thì mọi việc có thể diễn ra nhanh chóng hơn. Thương hiệu từ đó cũng càng ngày càng nhiều người biết tới và đem về lợi nhuận nhiều hơn. 

Nếu không muốn tự mở cửa hàng thì bạn có thể lựa chọn mô hình nhượng quyền thương hiệu. Cách này bạn không mất nhiều chi phí nhưng có thể mở rộng quy mô nhanh chóng lên gấp 10, 100 lần, tuy nhiên đổi lại thì lợi nhuận nhận được sẽ ít hơn. 

Ngoài ra, với việc người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng trực tuyến thì bạn cũng có thể sử dụng mô hình kinh doanh thực phẩm sạch online để phù hợp với thời đại hơn. Bạn chỉ cần hợp tác với các đơn vị giao đồ như Now, Grab Express,... là hàng của bạn có thể dễ dàng chuyển tới người mua mà không tốn nhiều công sức đi ship đồ. 

3. Kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch

3.1 Đăng ký các thủ tục cần thiết theo đúng pháp luật

Việc đầu tiên cần làm chính là bạn cần đi đăng ký giấy phép đúng theo quy định để có thể bắt đầu mở cửa hàng. Một số giấy tờ bạn cần có trước khi kinh doanh, bao gồm:

- Giấy phép kinh doanh

- Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

- Xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh

Khi có trong tay các loại giấy tờ này thì chúng cũng phần nào khiến khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của bạn hơn. Ngoài các vấn đề liên quan đến giấy tờ, bạn cũng cần đảm bảo toàn bộ quy trình trong cửa hàng phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, từ việc trưng bày, bảo vệ chất lượng hàng hóa đến việc thu gom và xử lý rác thải. 

3.2 Khảo sát nhu cầu thị trường

Tại thời điểm hiện tại thì không phải mở cửa hàng thực phẩm sạch ở bất cứ đâu cũng có thể thành công. Bạn cần tìm hiểu về thói quen, thu nhập và nhu cầu của người dân ở khu vực đó, sau đó mới cân nhắc xem có thể kinh doanh ở đó hay không. Mặc dù khi làm điều này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên nó sẽ làm giảm nguy cơ thất bại của bạn. 

3.3 Lên kế hoạch mở cửa hàng thực phẩm sạch chi tiết

Sau khi đã nhận biết được nhu cầu thị trường, điều bạn cần làm là lên một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Điều này sẽ giúp cho việc phối hợp hoạt động giữa mọi người trong cửa hàng được hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể đánh giá được tính thực tế của dự án và những công việc cần thực hiện. Khi có một lộ trình được vạch sẵn, thời gian hoàn thành sẽ nhanh hơn rất nhiều. 

3.4 Chuẩn bị nguồn vốn

Dựa vào kế hoạch mở cửa hàng sẽ biết được bạn cần bao nhiêu tiền để thực hiện ý tưởng này. Tùy vào từng mô hình kinh doanh sẽ có ngân sách khác nhau, tuy nhiên chung quy lại, một số chi phí cơ bản bao gồm: 

- Thuê mặt bằng kinh doanh. Chi phí này sẽ giao động tùy vào khu vực bạn định mở cửa hàng. Đối với những khu vực trung tâm, nhiều người qua lại thì giá thuê có thể lên tới 50 - 100 triệu/tháng. Các khu vực khác sẽ thấp hơn khoảng 2 - 3 lần tùy diện tích. 

- Chi phí nhập hàng. Giá vốn để nhập thực phẩm sạch khá cao, vì thế bạn phải có ngân sách đủ lớn. Tuy nhiên, lợi thế ở đây là bạn không cần phải nhận số lượng lớn mà chỉ cần phù hợp với khả năng bán tại cửa hàng vì các mặt hàng tươi sống không thể bảo quản quá lâu. Thông thường mỗi lần lấy hàng sẽ tốn khoảng 15 - 20 triệu đồng. 

- Chi phí lắp đặt các công cụ cần thiết. Để việc kinh doanh thực phẩm sạch có thể hoạt động hiệu quả nhất thì bạn cần phải trang bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ như kệ để hàng, tủ đông, camera quan sát, máy in hóa đơn, phần mềm quản lý bán hàng,... Tùy vào diện tích để có thể trang bị đầy đủ máy móc nhất, chi phí bỏ ra sẽ giao động khoảng từ 20 đến 40 triệu đồng.

- Chi phí thuê nhân viên. Với một cửa hàng lớn thì bạn cần thuê thêm nhân viên để hỗ trợ công việc quản lý cửa hàng. Ngân sách để chi trả lương thưởng cho nhân viên từ 5 đến 7 triệu đồng. 

4.Tìm nguồn hàng thực phẩm sạch ở đâu?

Có rất nhiều cách để bạn có được nguồn hàng thực phẩm sạch. 2 cách được nhiều người sử dụng nhất là: 

4.1 Hợp tác với các nông trại sạch

Hiện nay bà con nông dân đang chuyển toàn bộ qua các mô hình chăn nuôi tự nhiên, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, nếu cần một nguồn hàng để phân phối cho các cửa hàng, bạn có thể ký kết hợp đồng với nông dân. Tuy nhiên, khi hai bên thỏa thuận mua bán, bạn cần yêu cầu họ luôn giữ được chất lượng của sản phẩm. Có rất nhiều trường hợp sau một khoảng thời gian cung cấp thực phẩm cho doanh nghiệp, bà con nông dân không còn quá chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dẫn đến hàng hóa không đạt tiêu chuẩn, khiến cửa hàng bị mất lòng tin với người tiêu dùng. Vì thế hãy cân nhắc các điều khoản thỏa thuận giữa 2 bên cho hợp lý. 

4.2 Tự phát triển mô hình nuôi trồng thực phẩm sạch

Nếu bạn tự tin vào nguồn vốn đang có thì có thể áp dụng hình thức này. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để xây dựng một trang trại thực phẩm sạch. Chẳng hạn như xây dựng mô hình trồng rau sạch, bạn có thể áp dụng thủy canh, khí canh, Aquaponics,... hoặc khi chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng sẽ có nhiều phương pháp giúp đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi áp dụng hình thức này, bạn có thể chủ động về nguồn hàng cung cấp cho công việc kinh doanh của mình. Giá thành sản phẩm cũng được tối ưu nhất, từ đó lợi nhuận đem về sẽ cao hơn. 

Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi ra quyết định, tỷ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn. 

5. Mẹo quản lý cửa hàng thực phẩm sạch hiệu quả

Muốn bán hàng thực phẩm sạch hiệu quả thì mọi người cần kiểm soát được toàn bộ hoạt động của cửa hàng, từ:

- Thông tin mặt hàng rau củ

- Số lượng hàng tồn kho

- Công nợ với nhà cung cấp

- Kiểm soát được dòng tiền, doanh thu của cửa hàng

- Quản lý thông tin của khách hàng

- Hiệu suất làm việc của nhân viên bán hàng

- …

Vì vậy, nếu như giữ cách quản lý truyền thống thì vừa mất nhiều thời gian, vừa khó kiểm soát được chính xác 100%. Đa số các chủ cửa hàng thực phẩm sạch đã thay đổi phương pháp quản lý của mình. Họ chuyển qua sử dụng một phần mềm quản lý cửa hàng để theo dõi chính xác các dữ liệu trên. 

Ngoài ra, công cụ này còn giúp họ quản lý cửa hàng từ xa. Khi không có mặt tại cửa hàng, họ có thể sử dụng app trên điện thoại để theo dõi mọi hoạt động vì các dữ liệu đều được đồng bộ trên hệ thống, nếu có việc gì cần xử lý gấp thì đều có thể đưa ra quyết định ngay lập tức. 

Chính vì vậy, nếu muốn quản lý cửa hàng thực phẩm sạch hiệu quả thì chắc chắn không được bỏ qua phần mềm này. 

Với những chia sẻ ngắn ngủi vừa rồi về chủ đề “Kinh doanh thực phẩm sạch - Ranh giới giữa thành công và thất bại” Gialaitrongtoi hy vọng các bạn đã có cái nhìn khái quát về lĩnh vực này, từ đó chọn được chiến lược kinh doanh thực phẩm sạch phù hợp. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề