Chiến thắng tiêu biểu của quân dân nhà trần chống quân mông – nguyên lần thứ nhất là ở đâu?

Tóm tắt cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên - Lịch sử lớp 7

  • 1. Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên lần 1 [năm 1258]
  • 2. Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên lần 2
  • 3. Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3
  • 4. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc
  • 5. Chiến thắng Bạch Đằng
  • 6. Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
  • 7. Ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân mông nguyên

Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên là nội dung được học trong chương trình Lịch sử 7. Đây là phần nội dung quan trọng thường xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra định kì môn Lịch sử, vì vậy các em cần nắm được những nội dung chính như diễn biến, nguyên nhân, ý nghĩa.... Trong bài viết này, VnDoc sẽ gửi tới các bạn tài liệu Tóm tắt cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên để các bạn nắm vững hơn nội dung này nhé.

Đề bài: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên - Môn lịch sử 7

1. Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên lần 1 [năm 1258]

Mở màn cho đại chiến thắng ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên là cuộc kháng chiến lần thứ nhất vào năm 1258.

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ:

  • Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Giặc theo đi đường sông Thao và tiến xuống Bạch Hạc [Phú Thọ]. Sau đó, tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên [Vĩnh Phúc] thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
  • Trước thế giặc mạnh Vua Trần rút lui khỏi thành Thăng Long , rút về Thiên Trường [Hà Nam] và thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”
  • Giặc vào kinh thành không một bóng người, không có lương thực. Chúng điên cuồng phá hoại kinh thành. Do quân ta chống trả quyết liệt và thiếu lương thực, chưa đầy 1 tháng địch rơi vào tình thế khó khăn, lực lượng bị tiêu hao dần
  • Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu [bến sông Hồng, Hà Nội]. Ngày 29/1/1258, quân Mông cổ bị đánh tan, phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 1 kết thúc thắng lợi.

2. Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên lần 2

Diễn biến:

  • Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta
  • Sau một vài trận đánh địch tại biên giới, quân ta đã tiến về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng, rút về Thiên Trường [Hà Nam] để thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
  • Cùng thời điểm đó, Toa Đô dẫn quân từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa; quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta, nhưng thất bại buộc phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
  • Tháng 5/1285, lợi dụng thời cơ quân địch đang suy yếu, nhà Trần tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long.

Kết quả của lần 2 kháng chiến chống quân Mông Nguyên: 50 vạn quân giặc bị giết chết, phần còn lại tháo chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui ống đồng về nước.

3. Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3

Diễn biến:

  • Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt. Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp
  • Cánh quân thứ 2 là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng Thoát Hoan

4. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc

  • Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch, khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.

Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

5. Chiến thắng Bạch Đằng

  • Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang
  • Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng
  • Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ

Kết quả: Nhiều quân giặc bị ta giết chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ của Thoát Hoan nhanh chóng rút về nước -> Quân Nguyên thất bại thảm hại, đập tan mộng xâm lược Đại Việt, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc.

6. Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Nguyên nhân thắng lợi không chỉ ở lãnh đạo mà tạo nên bởi một tập thể đoàn kết:

  • Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến
  • Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta.
  • Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo
  • Sự lãnh đạo tài tài của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn

7. Ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân mông nguyên

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

.............................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các em học sinh Tóm tắt cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em sẽ nắm được diễn biến, nguyên nhân và ý nghĩa 3 lần kháng chiến chông quân Nguyên Mông, chuẩn bị kiến thức cho các bài kiểm tra định kì sắp tới đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Lịch sử 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

  • Bài giảng Phong trào Tây Sơn Lịch sử 7
  • Bài giảng Ấn Độ thời phong kiến Lịch sử 7
  • Tóm tắt cuộc kháng chiến chống quân Tống

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bình Lệ Nguyên [1258]: Đâylà cuộc đụng độ đầu tiên giữa quân, dân nhà Trần với đội quân xâm lược hung hãn đến từ Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy. Trận đánh diễn ra vào ngày 17/1/1258 tại Bình Lệ Nguyên [Bình Xuyên, Vĩnh Phúc]. Đối đầu với đội quân Mông Cổ, quân đội nhà Trần dưới sự chỉ huy trực tiếp của vua Trần Thái Tông đã thất bại, không thể ngăn cản bước tiếnquân thù. Nghe theo lời của tướng Lê Tần [Lê Phụ Trần], vua cho lui binh chiến lược, tránh đối đầu trực tiếp với quân thù đang mạnh.

Đông Bộ Đầu [1258]:Rút lui chiến lược tại Bình Lệ Nguyên là quyết định chuẩn xác vừa giúp quân ta tránh tổn thất, vừa khiến quân địch không thể “đánh nhanh thắng nhanh”. Sau hơn 10 ngày chờ cho quân địch mệt mỏi, vua tôi nhà Trần tung quân ra đánh, tiến vào đại bản doanh của địch, làm nên chiến thắng Đông Bộ Đầu[28-29/1/1258]. Thất bại trong trận Đông Bộ Đầu buộc đội quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy phải bỏ chạy về. Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất giành thắng lợi.

Vạn Kiếp -Lục Đầu [1285]: Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa quân đội đôi bên trong cuộc kháng chiến chống Mông -Nguyên lần thứ 2 [1285]. Sau một loạt trận đánh trước đó, Trần Hưng Đạo quyết định lui binh về Vạn Kiếp. Ngày 11/2/1285, quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy theo hướng thủy, bộ tiến vào Vạn Kiếp. Quân ta chống giữ suốt 3 ngày liền, trước thế mạnh của địch, Hưng Đạo Vương buộc phải cho quân lui xuống thuyền. Cùng lúc, vua Trần tung 100.000 quân dự bị ở Thăng Long ra Lục Đầu để chặn địch vào Thăng Long. Sau những trận đánh ở đây, quân Trần tiếp tục lui binh, thực hiện rút lui chiến lược.

Chương Dương cướp giáo giặc [1285]: Trận Chương Dương độ diễn ra tại bến Chương Dương [nay thuộc địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội] vào khoảng tháng 5, 6 Âm lịch [1285]. Trong trận đánh này, các lực lượng quân Trần đã tập kích phá tan căn cứ thủy quân Nguyên, tạo mở ra thời cơ đánh úp đại bản doanh địch, tái chiếm kinh thành Thăng Long. Thượng tướng Trần Quang Khải đem quân vào Thăng Long, cảm khái trước sự dũng mãnh của dũng sĩ và nhân dân đã xuất khẩu thành thơ: Chương Dương cướp giáo giặc / Hàm Tử bắt quân thù / Thái bình nên gắng sức / Non nước ấy nghìnthu.

Hàm Tử bắt quân thù [1285]: Sau cuộc rút lui chiến lược về Thiên Trường [Nam Định] từ tháng 2/1285 để vào Thanh Hóa, vua tôi nhà Trần bắt đầu mở cuộc phản công vào các cứ điểm quan trọng của quân Nguyên tại vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5/1285, 50.000 quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy đã nhanh chóng giành thắng lợi. Chiến thắng Hàm Tử góp phần tiêu diệt và quét sạch 500.000 quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt.

Trận Tây Kết [1285]: Sau các chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, Trần Hưng Đạo chia quân chặn các ngả đường không cho Thoát Hoan và Toa Đô liên lạc với nhau. Tiếp đó, Vương đem binh đến Tây Kết tấn công quân Nguyên, đặt phục binh bắt sống Toa Đô. Quân ta càng đánh càng mạnh, quân địch chống cự không nổi, Ô Mã Nhi và Toa Đô phải đem tàn quân chạy ra biển, tiếp tục bị phục binh của ta đổ ra vây đánh. Trong trận đánh này, Toa Đô bị tướng Nguyễn Khoái bắn chết, Ô Mã Nhi chạy vào Thanh Hóa, tiếp tục bị truy đuổi, phải dùng thuyền trốn chạy về nước. Trận đánh Tây Kết thắng lợi rực rỡ, toàn bộ 80.000 quân Nguyên bị chúng ta bắt sống và tiêu diệt.

Truy kích Như Nguyệt -Vạn Kiếp -Vĩnh Bình [1285]. Sau thắng lợi ở Tây Kết, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo tiến hành truy kích quân Nguyên trên khắp Đại Việt với những trận đánh ở Như Nguyệt -Vạn Kiếp -Vĩnh Bình khiến quân Nguyên bỏ chạy. Cuộc kháng chiến chống Mông -Nguyên lần thứ 2 giành thắng lợi.

Chiến thắng Vân Đồn [1288]: Đây là trận đánh ghi dấu ấn lớn của tướng Trần Khánh Dư vào tháng 1/1288. Trong trận đánh này, quân Trần đã đánh bại đoàn thuyền lương của quân Nguyên do Trương Văn Hổ chỉ huy. Toàn bộ 14.300 thạch lương bị đánh chìm khiến đạo quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy đi vào nước ta trước đó hoàn toàn tê liệt.


Ải Nội Bàng [1288]: Biết tin đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bị đánh chìm ở Vân Đồn [Quảng Ninh], quân Nguyên hoàn toàn suy sụp, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước theo 2 đường thủy bộ. Đích thân Thoát Hoan chỉ huy quân bộ rút về Trung Quốc. Khi đến ải Nội Bàng [Lạng Sơn], đạo quân Nguyên bị phục binh của Phạm Ngũ Lão đổ ra đánh, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng thoát thân.

Bạch Đằng lần thứ 3 [1288]: Màn đụng độ cuối cùng giữa quân, dân Đại Việt với kẻ địch trong 3 lần chiến thắng chống Mông -Nguyên. Trận đánh diễn ra vào 9/4/1288. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Hưng Đạo cùng 2 vua Trần, bằng thế trận cắm cọc xuống sông Bạch Đằng dụ địch mắc bẫy, quân Trần đã tiêu diệt toàn bộ đạo thủy quân nhà Nguyên trên đường tháo chạy.


Vũ khí giúp người Việt đã 3 lần đánh bại Mông - Nguyên

Dù 3 lần phải đối đầu với đạo quân Mông - Nguyên hùng mạnh, quân dân nhà Trần vẫn đánh bại kẻ địch.

09:26 26/12/2019

Video liên quan

Chủ Đề