Chiều cao của quả cầu là bao nhiêu

Quả cầu là dụng cụ đặc biệt nhất trong môn cầu lông. Nó giúp phân biệt cầu lông với các môn thể thao dùng vợt khác. Tuy nhiên, quả cầu lông cũng có khá nhiều loại và thường được sử dụng để chơi ở nhiều cấp bậc khác nhau. Quả cầu lông tiêu chuẩn thi đấu phải đạt các thông số và đặc điểm khắt khe hơn quả cầu lông thường.

Để được sử dụng trong thi đấu, quả cầu lông phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định. Vậy một quả cầu lông có cấu trúc thế nào và những quy chuẩn của một quả cầu lông thi đấu là gì? Mời bạn cùng LEEP.APP khám phá trong bài viết này nhé!

Cấu trúc một quả cầu lông

Quả cầu lông có 2 phần chính là phần tán cầu [cánh lông] và phần đế cầu. Phần đế cầu thường được làm từ các chất liệu tương tự như nút bần của chai rượu. Còn phần tán cầu có thể được làm từ lông vũ tự nhiên hay các vật liệu tổng hợp khác.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đến với từng bộ phận cụ thể của quả cầu và xem chúng có những đặc điểm gì nhé.

Phần tán cầu

Phần tán cầu có thể được làm từ lông vũ tự nhiên hoặc vật liệu tổng hợp.

Tán cầu bằng lông vũ tự nhiên

Phần tán cầu có thể được làm từ lông vũ tự nhiên với nhiều nguồn gốc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì lông ngỗng khá được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Phần lông phía cánh trái của ngỗng được xem là những chiếc lông chất lượng nhất.

Một điểm lưu ý là không được dùng lông ở cả 2 cánh của động vật trong cùng một quả cầu vì cầu sẽ bị lảo đảo khi bay. Những chiếc lông này được gắn cố định với đế cầu bằng keo.

Thêm vào đó, phần đuôi của tán cầu cũng được buộc chặt bởi 2 hàng chỉ giúp giữ các lông ổn định và ở đúng vị trí. Giữa 2 hàng chỉ này cũng được dán keo để giúp cố định hơn phần tán cầu.

Tán cầu bằng vật liệu tổng hợp

Ngày nay, bên cạnh tán cầu bằng lông vũ, các quả cầu có tán bằng vật liệu tổng hợp hoặc những quả cầu lai cũng đang dần được nghiên cứu và phát triển. Liên đoàn Cầu lông Thế giới đang thúc đẩy quá trình nghiên cứu và sử dụng loại quả cầu này vì chúng có thể giúp giảm chi phí và tăng đáng kể độ bền của cầu. Các thương hiệu đã chuyển hướng và bắt đầu tạo ra những loại quả cầu mới, trông giống như quả cầu có tán cầu bằng lông vũ tự nhiên nhưng bền hơn.

Đối với những quả cầu không làm từ lông vũ tự nhiên, phần tán cầu thường được làm từ nhựa ép. Tùy vào chất lượng của quả cầu mà phần nhựa ép này có thể khác nhau.

Phần đế cầu

Phần đế cầu thường được làm từ bần, một vật liệu tương tự như nút bần trong nắp chai rượu. Trong đa số các loại quả cầu, phần đế cầu được phủ một lớp da màu trắng giúp dễ dàng phân biệt 2 bộ phận với nhau.

Phần đế cầu có thể được chia làm 2 phần, phần phía dưới được làm từ bần mềm và phần phía trên nối với tán cầu được làm từ bần/gỗ cứng hoặc vật liệu tổng hợp.

Phần dưới của đế cầu phải mềm vì đây là nơi người chơi thường đánh vào. Vì vậy, độ đàn hồi của bần mềm có thể giúp cầu bay tốt hơn.

Phần dưới đế cầu là nơi tiếp xúc với vợt nên cần có độ đàn hồi tốt

Phần trên của đế cầu phải cứng để giữ cố định tán cầu vào đế cầu. Thêm vào đó, đây cũng chính là nơi mà nhà sản xuất sẽ dán các dải băng biểu thị tốc độ của quả cầu lên.

Ngoài bần, một số chất liệu khác cũng có thể được sử dụng để làm phần đế cầu. Các quả cầu chất lượng thấp thường có phần đế làm từ mút hoặc bọt xốp. Phần bọt xốp này sẽ có những phần rỗng để gắn lông cầu.

Quy chuẩn của quả cầu lông tiêu chuẩn thi đấu

Dù là bộ môn thể thao nào, người ta cũng đều đặt ra những quy chuẩn nhất định dành cho người tham gia cũng như các vật dụng được sử dụng trong quá trình chơi, cầu lông cũng không phải là ngoại lệ.

Quả cầu lông dùng trong thi đấu phải được làm từ các vật liệu tự nhiên và/hoặc tổng hợp. Dù là làm từ loại vật liệu gì, các đặc điểm bay của quả cầu phải tương tự với đặc điểm bay của một quả cầu được làm từ lông vũ tự nhiên với phần đế cầu được bao phủ bởi một lớp da mỏng.

Quả cầu làm từ lông vũ tự nhiên

Dưới đây là những quy chuẩn của một quả cầu lông thi đấu được làm từ lông vũ tự nhiên:

  • Quả cầu phải có 16 chiếc lông vũ được cố định vào phần đế cầu.
  • Những chiếc lông này phải có chiều dài đồng đều và nằm trong khoảng 62mm đến 70mm khi đo từ đỉnh tán cầu đến phần trên của đế cầu.
  • Phần đầu của lông vũ phải nằm trên một vòng tròn có đường kính từ 58mm đến 68mm.
  • Lông vũ phải được buộc chặt bằng chỉ hoặc vật liệu phù hợp khác.
  • Đế cầu phải có đường kính từ 25mm đến 28mm và được làm cong ở phía dưới.
  • Quả cầu phải nặng từ 4,74 – 5,50g.

Phần đầu của lông vũ phải nằm trên một vòng tròn có đường kính xác định

Quả cầu không làm từ lông vũ

Giống như các quả cầu lông vũ tự nhiên, quả cầu không làm từ lông vũ cũng phải tuân theo các quy chuẩn nhất định.

  • Phần tán cầu, hoặc những phần tương tự được làm từ vật liệu tổng hợp, sẽ thay thế cho lông vũ tự nhiên.
  • Đế cầu phải có đường kính từ 25mm đến 28mm và được làm cong ở phía dưới.
  • Tương tự như quả cầu làm từ lông vũ tự nhiên, phần tán cầu phải có chiều dài đồng đều và nằm trong khoảng 62mm đến 70mm khi đo từ đỉnh tán cầu đến phần trên của đế cầu. Phần đầu của tán phải nằm trên một vòng tròn có đường kính từ 58 mm đến 68 mm.
  • Quả cầu phải có trọng lượng từ 4,74g đến 5,5g.
  • Tuy nhiên, bởi vì có sự khác nhau về trọng lượng riêng và các thông số khác giữa vật liệu tổng hợp và lông vũ tự nhiên, vì vậy có thể chấp nhận sai số lên đến 10%.

Xét đến việc không có sự biến đổi trong thiết kế chung, tốc độ và đường bay của quả cầu, việc sửa đổi các thông số kỹ thuật của quả cầu chỉ được thực hiện dưới sự cho phép của các Hiệp hội thành viên có liên quan, ở những nơi có điều kiện thời tiết phụ thuộc vào độ cao hoặc khí hậu, khiến quả cầu tiêu chuẩn không còn phù hợp nữa.

Kiểm tra tốc độ bay của quả cầu lông tiêu chuẩn thi đấu

Để kiểm tra một quả cầu, người chơi phải sử dụng cú đánh toàn lực từ đường biên ngang cuối sân đấu. Cầu phải bay theo chiều song song với đường biên dọc và hướng lên trên.

Một quả cầu có tốc độ bay đạt chuẩn sẽ rơi xuống sân cầu ở vị trí không ít hơn 530mm và không nhiều hơn 990mm so với đường biên ngang còn lại ở cuối phần sân bên kia.

Cầu cần rơi đúng vào vị trí quy định

Để được sử dụng trong thi đấu, quả cầu lông cần phải đạt được những quy chuẩn nhất định. LEEP.APP hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của một quả cầu lông thông thường cũng như những quy chuẩn của một quả cầu lông dùng trong thi đấu từ đó tối ưu thêm kỹ thuật đánh cầu lông của bản thân.

Để tham khảo thêm các thông tin về cầu lông cũng như các môn thể thao khác có lợi cho sức khỏe, bạn hãy truy cập ngay website ww.leep.app hoặc tải LEEP.APP về máy nhé.

Nguồn tham khảo

What Are the Different Parts of a Shuttlecock? //www.thebadmintonguide.com Ngày truy cập: 2/8/2020

Laws of Badminton //extranet.bwfbadminton.com Ngày truy cập: 2/8/2020

Chiều cao của lưới cầu lông cao bao nhiêu, cũng như kích thước tiêu chuẩn của sân cầu lông như thế nào đảm bảo. Rất nhiều người tò mò chiều cao lưới cầu lông như thế nào? Để biết thêm thông tin về cầu lông, bộ môn thể thao về kỹ thuật sự tính toán cao về từng chi tiết động tác. Thông tin sau đây, sẽ giúp các bạn đọc có thể hiểu hơn về thông tin. Hiểu rõ hơn về thông tin chiều cao của lưới cầu lông tiêu chuẩn quốc tế đúng.

Chiều cao lưới cầu lông đúng chuẩn quốc tế

Cầu lông được coi là bộ môn thể theo, nhằm nâng cao được thể trạng cũng như sức khỏe của con người. Và là sự lựa chọn được rất nhiều mọi người quan tâm, và yêu thích tới. Trên sân cầu lông có nhiều thông số được nhiều người cần biết rõ, về chiều cao của lưới cầu lông, luôn thu hút tất cả mọi người. youtube 4000 saat satın al

Xem các sản phẩm: Giày cầu lông

Bộ môn cầu lông, thường cần người tham gia phải thực hiện chạy thường xuyên, đảm bảo theo quả cầu, và đảm bảo với mức chiều cao của lưới hợp lý. Điểm này được coi là sự quan trọng nhất đối với mỗi người tham gia bộ môn này.

Các thông tin cơ bản về kích thước lưới cầu lông mà mọi người nên biết.

Chiều cao lưới sân cầu lông thường là ở giữa sân tính từ đỉnh lưới đến mặt sân là = 1,524m, và cao 1,55m ở hai đầu lưới tại biên dọc sân. 

Cùng với đó, lưới cầu lông có chiều rộng là 760mm và chiều dài ngang sân đảm bảo tiêu chuẩn là 6,7 m.

Đối với lưới cầu lông phải được làm từ những sợi nilon, dây gai mềm, màu đậm có được độ dày đều nhau nhất, cách mắt lưới không nhỏ hơn 15mmm, và không lớn hơn 20mmm.

Điểm đỉnh lưới sẽ được cặp bằng các nẹp màu trắng, nằm phủ đôi lên dây lưới, hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp.

Phần nẹp lưới phải nằm ở phần phủ lên dây lưới, hoặc là dây cáp lưới cầu lông.

Đối với hai cột lưới cao 1m55 được tính từ mặt sân, chúng phải đủ chắc chắn và đảm bảo đứng thẳng khi lưới được căng lên trên đó. Phần hai cột lưới cùng với các phụ kiện của chúng, không được đặt vào trong sân. Còn hai cột lưới được đặt ngay trên đường biên đôi, với bất kể là ở trận thi đấu đơn hay đôi nào. Cột cầu lông thường có 2 loại. Cột cầu lông được xếp đa năng dành cho sân tập luyện, hay thi đấu cầu lông chuyên nghiệp. Và cột cầu lông có bánh xe dễ dàng vận chuyển hay tháo lắp một cách dễ dàng, tiện lợi nhất.

Một số lưu ý về chiều cao lưới cầu lông

Đối với phần dây lưới hoặc dây cáp được căng chắc chắn và ngang bằng với phần đỉnh của hai cột lớn. Không có khoảng trống nào ở phần giữa lưới, và hai cột lưới. Đồng thời, cũng không để khoảng cách giữa lưới và cột, nếu cần có thể buộc các cạnh bên của lưới vào cột.

Đối với tiêu chuẩn phòng đánh cầu lông

Theo quy định của liên đoàn cầu lông quốc tế, thì phần trên không của sân cầu lông thấp nhất là 9m. Khoảng trống xung quanh sân 2 m, và không có bất cứ vật cản nào khi sử dụng.

Khoảng cách giữa 2 sân ít nhất là 2m, tường bao xung quanh tốt nhất là màu sẫm. Sân cầu lông không phải kín, và không được để gió luồn vào.

Xem các sản phẩm: cầu lông

Liên hệ:

Video liên quan

Chủ Đề