Chính sách của Nhà nước ta cho những người dân tộc thiểu số là gì

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã và đang thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, chính sách dân tộc đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016. Theo đó, mục tiêu của Đề án là tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về  đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn.

Thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương. Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Đề án thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg và điều chỉnh bổ sung đề án vào năm 2019 với tổng số lượt hộ có nhu cầu hỗ trợ các nội dung trên địa bàn 9 huyện, 01 thành phố là 21.572 lượt hộ; trong đó: hỗ trợ đất ở 2.394 hộ; hỗ trợ đất sản xuất 795 hộ; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề 5.992 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán  11.188 hộ; hỗ trợ bố trí, sắp xếp ổn định dân cư với tổng số hộ theo Đề án là 509 hộ.

Sau 03 năm triển khai thực hiện Đề án, từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương phân bổ, ngân sách địa phương bố trí trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ cho 7.599 lượt hộ, trong đó hỗ trợ đất ở [sạn tạo nền nhà] 1.660 hộ từ nguồn ngân sách địa phương; hỗ trợ đất sản xuất cho 122 hộ, Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 818 hộ và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 4.999 hộ từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương với tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung là 14.325,3 triệu đồng. Để các đối tượng được thụ hưởng có thêm kinh phí, có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, chăn nuôi, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh đã tổ chức cho 2.247 lượt hộ vay vốn với kinh phí 87.110 triệu đồng.

Người dân mở rộng phát triển chăn nuôi từ nguồn vốn của Đề án

Có thể nói, qua 3 năm triển khai thực hiện các nội dung của Đề án theo quyết định 2085/QĐ-TTg đã  khẳng định được tính thiết thực, hiệu quả của Đề án; từng bước góp phần tạo điều kiện cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở các xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn tăng gia phát triển sản xuất; chủ động hơn về nguồn nước trong sinh hoạt, nhất là vào mùa khô từ đó mang lại thu nhập ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo và hạn chế được tình trạng trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn có những tồn tại, hạn chế như:

- Công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện chính sách còn thiếu kỹ năng trong cung cấp thông tin, vận động dẫn đến vẫn còn một số đối tượng chưa hiểu hết được tính ưu việt của chính sách đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn nhất là tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội.

- Số hộ nghèo ở các địa phương có sự thay đổi, biến động theo từng năm, do đó, danh sách đối tượng thụ hưởng được rà soát, phê duyệt Đề án so với thời điểm thực hiện có phần không còn phù hợp đã ảnh hưởng đến đến công tác tổ chức, triển khai thực hiện.

- Định mức hỗ trợ một số nội dung còn thấp như: hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán [1,5 triệu đồng/1 hộ], mức hỗ trợ chuyển đổi nghề [5 triệu đồng/1 hộ]  trong khi đó nhu cầu của người dân thì nhiều, khác nhau, đối tượng được hỗ trợ thuộc hộ nghèo không có khả năng để góp thêm nên rất khó thực hiện;

- Nhu cầu nguồn vốn để thực hiện các nội dung lớn nhưng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ phân bổ còn thấp, vì vậy quá trình triển khai thực hiện các nội dung không đồng bộ, chưa đạt kết quả như mục tiêu đề ra. Việc tổ chức lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án khác với Đề án còn hạn chế.

Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong thời gian qua không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn mà đây còn là động lực giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định đời sống và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh. Để thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ các nội dung về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tiếp theo cần thực hiện một số giải pháp như:

Một là: Tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung, mục đích, ý nghĩa của việc hỗ trợ và vận động Nhân dân phát huy mạnh mẽ nội lực, khơi dậy ý chí tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước.

Hai là: Khi ban hành chính sách cần xác định rõ nguồn lực để triển khai thực hiện đảm bảo theo mục tiêu đề ra; đồng thời bố trí kinh phí đủ, kịp thời theo nhu cầu và đồng bộ giữa nguồn vốn hỗ trợ với nguồn vốn vay tín dụng để địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đã được phê duyệt. Kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, cơ chế thanh, quyết toán để đảm bảo tiến độ đề ra.

Ba là: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương xác định những nội dung hỗ trợ phù hợp với nhu cầu, điều kiện và khả năng của hộ được thụ hưởng để phát huy hiệu quả nguồn vốn được hỗ trợ;

Bốn là: Chủ động nắm bắt kết quả, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng để nắm tình hình triển khai thực hiện, hiệu quả thực tế và mức độ đáp ứng nhu cầu người dân đối với các nội dung được hỗ trợ và kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

Mỹ Hạnh

25/08/2020 | 4:03

Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: Thực chất của vấn đề dân tộc là văn hóa và cán bộ. Giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta suy cho cùng là làm cho các dân tộc được sống trong hòa bình, tự do, được nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Ai là thành phần có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển của các dân tộc thiểu số nói chung và văn hóa nói riêng nếu như không phải là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Văn hóa là quan điểm, là nội dung chính sách, là hệ quả kiểm chứng thước đo của các loại hình chính sách [kinh tế, xã hội, môi trường, cán bộ, an ninh, quốc phòng….] của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số. Vì lẽ đó mà chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực văn hóa có một v

  1. Chính sách văn hóa đối với các tộc người thiểu số – nội dung cơ bản của chính sách dân tộc

Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Đó là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cộng đồng 54 dân tộc [1 dân tộc đa số và 53 dân tộc thiểu số] sống trên đất nước ta đều có những giá trị văn hóa mang các sắc thái riêng được bổ sung cho nhau, làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam. Các thành tựu văn hóa của các dân tộc anh em góp phần củng cố sự thống nhất dân tộc – cơ sở để giữ vững sự bình đẳng  và đại đoàn kết các dân tộc và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em.

Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ dành độc lập dân tộc, trong xây dựng đất nước thời bình, hội nhập và phát triển toàn cầu hóa hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn ý thức và coi trọng văn hóa quốc gia, văn hóa tộc người trong phát triển. Đồng thời với các quan điểm, chính sách giải quyết các vấn đề quân sự, kinh tế, ngoại giao… thì văn hóa được nhìn nhận với tư cách là “soi đường cho quốc dân đi” [Hồ Chí Minh]. Văn hóa các dân tộc thiểu số là một bộ phận của văn hóa quốc gia, là kho vốn vô giá tạo dựng đặc điểm văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa các dân tộc thiểu số là tài nguyên tạo nên động lực tinh thần mạnh mẽ trong công cuộc bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay. Qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt trong thời kỳ đối mới từ 1986 đến nay Đảng và Nhà nước đã ngày càng có những chính sách cụ thể sát hợp về văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng gần đây tiếp tục khẳng định và làm rõ: “Trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội đều phải đề cao nhân tố văn hoá, con người. Mọi hoạt động văn hoá, từ bảo tồn, phát huy các di sản lịch sử, văn hoá; phát triển văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản đến bảo tồn, phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số, văn hoá tôn giáo, xây dựng thiết chế văn hoá,… đều phải phục vụ thiết thực sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá, con người.”

53 dân tộc thiểu số với kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, phong phú và đa dạng bao gồm: Kiến trúc, trang phục, ẩm thực, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, dân ca, dân nhạc, dân vũ,… có thể xem văn hóa các dân tộc thiểu số như “bức tranh thổ cẩm” được chính đồng bào thêu dệt tinh tế và tươi màu rực rỡ bởi những nét văn hóa đậm đà bản sắc của chính cộng đồng dân tộc mình. Đời sống kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian 15 năm qua đã từng bước được nâng cao do có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách đặc thù, tuy vậy vùng miền núi và dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém. Mặc dù đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của cả nước, song 53 dân tộc thiểu số với rất nhiều nét văn hóa đặc sắc, phong phú từ đó góp phần tạo nên đời sống  văn hóa bản sắc và sinh động.

  1. Những chính sách cơ bản về văn hóa

Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII [1998] là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa cũng như công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta. Có thể khẳng định rằng, trong 15 năm qua các nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết đã được đồng bộ triển khai và đạt được những hiệu quả rất đáng khích lệ. Đối với công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số cũng có những bước tiến quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự giao lưu và giao thoa văn hóa cũng diễn ra mạnh mẽ, nhưng vẫn đảm bảo tiên tiến, đậm đà bản sắc.

Trong thời ký đổi mới, vấn đề văn hóa quốc gia nói chung và văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng được Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII định hướng và tạo nên luông sinh khí mới chấn hưng các giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc. Các bộ, ban ngành chức năng, chính quyền các cấp đã triển khai, cụ thể các quan điểm, nhiệm vụ thành nhiều chính sách văn hóa cụ thể nói chung và ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Bộ Văn hóa Thông tin [nay là Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch] đã cụ thể thành những nhiệm vụ trọng tâm về công tác văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số miền núi thể hiện qua hệ thống văn bản trọng tâm trong từng giai đoạn. Các vấn đề chính sách được tập trung vào các vấn đề:

–  Công tác Văn hóa – Thông tin, Đề án xe văn hóa – thông tin lưu động tổng hợp, Công tác văn hóa thông tin biên giới, bờ biển, vùng Tây Nguyên, vùng đổng băng sông Cửu Long, 6 tỉnh đặc biệt khó khăn  miền núi phía Bắc;

– Đề án Tây Nguyên, Tây Nam Bộ

– Xây dựng huyện điểm ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số;

– Bảo tồn làng, bản buôn các dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn;

– Đề án bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số;

– Phủ sóng phát thanh, truyền hình vùng dân tộc thiểu số;

– Bảo tồn tiếng nói chữ viết các dân tộc;

– Đưa các ấn phẩm, hoạt động văn hóa vào vùng đồng bào các dân tộc;

– Thành lập các hội nghiên cứu, bảo tồn văn hóa, văn nghệ các dân tộc;

– Thành lập các thiết chế văn hóa, bảo tàng Văn hóa các dân tộc;

– Phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số;

– Đào tạo tri thức, nguồn lực con người các dân tộc thiểu số;

– Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số…

– Coi  trọng và phát huy vai trò của người dân – chủ thể của văn hóa.

Nhìn chung các chính sách văn hóa trên được các Bộ ban ngành, cơ quan Trung ương, chính quyển các cấp quan tâm triển khai và mang lại hiệu quả quan trọng, tạo nên diện mạo mới của văn hóa các dân tộc thời kỳ đổi mới với những thành quả được đánh giá trong văn kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước và các địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần được quan tâm tâm trong giai đoạn mới.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số còn nhiều thực trạng cần được khắc phục nhằm thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, trong đó có thể nêu lên một số thực trạng cấp bách như sau:

Việc điều tra, nắm bắt thực trạng về di sản văn hóa các tộc người thiểu số và vùng miền chưa thường xuyên, chưa kịp thời đầy đủ, chưa xây dựng được bản đồ quy hoạch, kế hoạch bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa các tộc người và vùng miền sát thực cho từng giai đoạn nên còn mang tính định hướng chung, thiếu tính định lượng cụ thể…

Chưa thể chế hóa những chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống các tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc có số dân rất ít hoặc ở những  vùng đặc biệt khó khăn đang có nguy cơ cao bị đồng hóa, mất bản sắc…

Có nhiều di sản văn hoá đặc sắc của các tộc thiểu số chưa được nghiên cứu, lập hồ sơ để tôn vinh công nhận là là di sản cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia; đa số nghệ nhân của các tộc thiểu số chưa được quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để phát huy trong việc  bảo tồn những di sản văn hóa mà họ là người nắm giữ nên nhiều giá trị truyền thống  nằm trong những “di sản sống”  đó lần lượt mất đi theo năm tháng…

Việc phục dựng một số sinh hoạt văn hóa truyền thống [lễ hội…] của các dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương theo kiểu “sân khấu hóa” tuy có tạo ra được không khí và dư luận trong quần chúng về việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nhưng lại có thể  làm biến dạng, méo mó phần nào giá trị của di sản…

Việc giới thiệu, quảng bá văn hóa các dân tộc thiểu số theo nhiều mô hình, cấp độ  tuy có lúc có nơi được chú ý, người dân hoan nghênh, phấn khởi nhưng khi có một vài ý kiến cho rằng “quá nhiều” lễ hội lại bị “co” lại khiến không ít người băn khoăn về số phận của những di sản đã và đang có nguy cơ bị lãng quên… Nhiều giá trị văn hóa truyền thống chưa được giới thiệu quảng bá để  trả về với chủ thể sáng tạo ra nó là đồng bào các dân tộc nên việc phát huy tác dụng xã hội còn hạn chế…

Việc sử dụng, phát huy và xây dựng đội ngũ cán bộ làm văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số, nhất là cán bộ  người các tộc thiểu số tuy có được chú ý hơn nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của phong trào, chưa theo quy hoạch lâu dài và ổn định;

Việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số có nhiều cố gắng, mức hưởng thụ của đồng bào về văn hóa được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế  về mặt bằng về hưởng thụ văn hóa; các thiết chế văn hóa truyền thống chưa được nghiên cứu để bảo tồn, phát huy

Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp đề ra, có lúc, có nơi chưa thống nhất, đồng bộ nên nhiều phong trào thiếu tính thiết thực, chưa thật sự thấm sâu vào các lĩnh vực đời sống xã hội.

Vùng dân tộc và miền núi, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, một số tập tục lạc hậu có xu hướng phát triển. Bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số chưa được phát huy đúng mức, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp.

Nguồn lực đầu tư để bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số mỏng, mang tính bình quân, dàn trải, phân tán, nhỏ giọt thiếu kịp thời, tập trung, đồng bộ. Một số chủ trương, kế hoạch, dự án đã xây dựng và phê duyệt không được thực hiện hoặc chậm  tiên độ, không  đến nơi đến chốn, hiệu quả không cao.

Nhiều di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách bài bản, thống nhất, chưa được tôn vinh xứng đáng;

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hoá ở vùng dân tộc thiểu số còn quá nghèo nàn, lạc hậu.

Phong trào văn hoá, văn nghệ ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số chưa phát triển đồng đều cả về số lượng và chất lượng. Nhiều lúc, nhiều nơi hoạt động cầm chừng do thiếu cán bộ có kinh nghiệm tổ chức và hiểu biết nghiệp vụ, chưa có sự hỗ trợ cần thiết của Nhà nước nên khó phát triển bền vững.

Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở đa số chưa được quy hoạch, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nên trình độ còn hạn chế, hiệu quả công tác chưa cao.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở vùng dân tộc thiểu số, xây dựng làng, bản, buôn, phum, sóc, thôn, gia đình văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng chưa cao do nhiều nguyên nhân: nghèo, địa bàn khó khăn, phức tạp, còn dập khuôn, máy móc, cứng nhắc, các tiêu chí chưa chú ý đến đặc điểm văn hóa truyền thống, thiếu vận dụng linh hoạt sáng tạo cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng dân tộc…

Kết luận

Chính sách văn hóa đối với các dân tộc thiểu số ở nước ta là một bộ phận quan trọng, tất yếu của việc xây dựng, bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên trong xu thế, vận động, phát triển của đất nước các vấn đề chính sách không chỉ được soi sáng bởi các quan điểm của Đảng mà còn chịu tác động của nhiều yêu tố văn hóa, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế. Đây cũng là thực trạng đặt ra nhiều vấn về lý luận và thực tiến cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với ngành Khoa học xã hội và Nhân văn, của viện Hàn lâm KHXH và cơ quan ban ngành hữu quan. Vấn đề cần được sự quan tâm hợp tác nghiên cứu cùa các nhà khoa học và quản lý trong những năm tới với cái nhìn đổi mới trong tư duy quản lý khoa học, hợp tác nghiên cứu mới có được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra./.

PGS. TS. Lê Ngọc Thắng 

Video liên quan

Chủ Đề