Áp suất khí quyển có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người khi lên cao hoặc xuống các hầm sâu

Ngay từ những năm 3600-1500 trước Công nguyên, các thầy thuốc cổ Ai Cập đã biết việc thay đổi thời tiết nóng lạnh có ảnh hưởng tới cơ thể. Đến năm 1860-1800 trước Công nguyên, các thày thuốc Ấn Độ đã phân loại khí hậu và tác động của nó tới sức khỏe con người. Ngành y học cổ Tây Tạng và những thày thuốc cổ Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước Công nguyên cũng từng đề cập về mối liên quan giữa khí hậu, bệnh tật và cách chữa trị...

Hippocrate [thế kỷ 5 trước Công nguyên] - ông tổ của nền y học phương Tây - đã nghiên cứu tác động của khí hậu tới các bệnh dịch và sức khỏe con người. Còn dân gian Việt Nam có câu cửa miệng “trái gió, trở trời” để nói về mối quan hệ, ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết tới sức khỏe.

Với hàng ngàn năm tiến hóa, chịu ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, con người đã tự biến đổi [quá trình biến đổi trong các tổ chức, trong hệ thần kinh, hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn] để thích nghi. Những người khỏe mạnh thì hầu như không có sự phản ứng với những thay đổi của khí hậu. Nhưng những người yếu, đặc biệt là có bệnh, lại gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với thời tiết.

Các yếu tố thời tiết tác động chủ yếu tới sức khỏe gồm:
- Nhiệt độ: Cách đây khoảng 200 năm, ở Peterburg [Nga] đã xảy ra một việc hết sức kỳ lạ. Về mùa đông, nhiệt độ ban đêm đang lạnh [- 40 độ C] bỗng trở nên ấm đột ngột, làm 40.000 người trong thành phố trở bệnh.
Theo các nhà y học, tuy nhiệt độ không khí có gây cho cơ thể những cảm giác không thoải mái [lạnh hay nóng quá], nhưng ít khi nó là nguyên nhân chính.

- Độ ẩm: Không khí bão hòa làm cơ thể phải gia tăng các quá trình điều hòa nhiệt. Điều đó có thể làm cơ thể lạnh đi trong trường hợp không khí bên ngoài quá lạnh, hoặc nóng lên khi không khí bên ngoài quá nóng. Trước đây, người ta thường cho rằng độ ẩm cao sẽ tác động đến nhiều căn bệnh mạn tính như thấp khớp, hen suyễn. Song khi kiểm tra lại trong buồng khí hậu nhân tạo, các nhà khoa học đã không thấy hậu quả như thế. Vì vậy, có thể cho rằng hiệu ứng độ ẩm với các loại bệnh mạn tính là sự kết hợp với nhiều điều kiện khác và có tính chất gián tiếp.

- Áp lực không khí: Các chất khí nằm trong dạ dày - ruột sẽ giãn nở khi áp suất này giảm. Kết quả là các cơ bị căng lên, khiến ta ăn kém ngon và quá trình tiêu hóa cũng bị rối loạn. Ngoài ra, khi áp suất khí quyển giảm, cơ hoành bị nâng lên cao, có khả năng gây khó thở và ảnh hưởng tới hoạt động tim mạch. Một số bệnh nhân lao, xơ vữa động mạch... sẽ càng nhạy cảm với sự dao động khí áp. Đặc biệt, khi áp suất khí quyển hạ thấp đột ngột hoặc rất thấp, điện trở của da lớn hơn bình thường rất nhiều và ngược lại.
Những dấu hiệu được cho là hiệu quả của sự thay đổi áp suất khí quyển có thể xuất hiện ngay từ vài giờ trước khi xảy ra những biến chuyển thời tiết liên quan.

Thời tiết luôn luôn là sự diễn biến phối hợp của nhiều yếu tố và sự thay đổi một thành phần này không thể không kéo theo những thay đổi của các thành phần khác liên quan. Bởi vậy, nhiều nhà y học cho rằng hiệu ứng sinh học của thời tiết thường xảy ra trong sự kết hợp với hàng loạt yếu tố khí hậu.

Tế bào và từ trường: 
Khi có nhiễu loạn hoặc bão từ, từ trường trái đất có sự biến động rất lớn và rất nhanh. Trương lực nhận cảm của hệ thần kinh thực vật tăng lên, làm tăng quá trình ức chế trong hệ thần kinh trung ương, giảm các phản xạ có và không điều kiện, ảnh hưởng đến trí nhớ và sự linh hoạt. Theo một số thống kê, trong những ngày bão từ, số tai nạn lao động và giao thông cũng tăng lên bất thường.

Với những thiết bị hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện hồng cầu trong máu bệnh nhân tim mạch có biểu hiện dị thường về từ tính. Khảo sát tại nhiều thành phố trên thế giới cho thấy, số ca tử vong đột ngột do bệnh tim mạch trong các ngày nhiễu loạn từ mạnh tăng khoảng 2-2,7 lần so với những ngày khác.

Nhiều người cũng có thể dự đoán được sự thay đổi thời tiết trước mấy giờ, thậm chí vài ngày như một “nhân viên khí tượng” thực thụ. Đó là vì mỗi tế bào của cơ thể đều có liên quan mật thiết với từ trường trái đất. Chung quanh mỗi tế bào và mỗi bộ phận cơ thể đều có một trường điện yếu. Chính trường điện này đã cho phép ghi điện tâm đồ, điện não đồ và tìm ra các điểm hoạt động sinh học trên cơ thể con người. Mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ đều gây cho cơ thể những hiện tượng không bình thường về điện khiến một số người nhận biết được.

Thời tiết thường thay đổi thất thường và tác động tới con người qua nhiều yếu tố. Vậy có thể tránh cho cơ thể khỏi bị tác động xấu của thời tiết hay không? Cần biết rằng cơ thể con người có khả năng thích nghi rất cao. Nếu chúng ta chú ý luyện tập thì khả năng thích nghi với thời tiết sẽ tăng lên nhiều.

Theo Đời sống $ Pháp luật.
 

Page 2

Trang chủ»Tin tức và Sự kiện

Cập nhật 04-01-2022 08:42, lượt xem: 548 lần

 Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn về việc tổ chức Tổng kết công tác năm 2021. Sáng ngày 24 tháng 12 năm 2022, tại Nha Trang - Khánh Hòa, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 qua Hệ thống trực tuyến.

»Xem tiếp

Cập nhật 03-10-2021 11:41, lượt xem: 737 lần

  • NHÂN 76 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VIỆT NAM [03/10/1945-03/10/2021]
»Xem tiếp

Cập nhật 01-10-2021 01:59, lượt xem: 694 lần

Chỉ thị số 10 ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác KTTV đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

»Xem tiếp

Cập nhật 04-08-2021 10:31, lượt xem: 995 lần

 Để triển khai thực hiện tốt các nội dung của của Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 22 tháng 4 năm 2021

»Xem tiếp

Cập nhật 05-05-2021 09:18, lượt xem: 1363 lần

 Quyết định v.v công bố thủ tục hành chính mới năm 2021

»Xem tiếp

Cập nhật 23-03-2021 11:41, lượt xem: 1707 lần

  Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khoảng 130.000 năm trước - vào đầu kỷ băng hà cuối cùng, được cung cấp bởi sự bốc hơi của nước biển, băng ở hai cực dày lên và mở rộng ra

»Xem tiếp

Cập nhật 23-03-2021 10:49, lượt xem: 1374 lần

  Khi nói đến thời tiết và khí hậu, hầu hết chúng ta chỉ nghĩ đến những gì đang xảy ra trong khí quyển. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ qua đại dương, chúng ta đã bỏ lỡ một phần lớn của bức tranh.

»Xem tiếp

Cập nhật 23-03-2021 10:47, lượt xem: 1272 lần

 Trên thực tế, đại dương bao phủ 70% bề mặt trái đất, là nhân tố chính của sự thay đổi về thời tiết và khí hậu trên thế giới. Nó cũng đóng một vai trò trung tâm trong biến đổi khí hậu.

»Xem tiếp

Cập nhật 23-03-2021 10:41, lượt xem: 1293 lần

  Biến đổi khí hậu đang là là thách thức lớn cho quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới.

»Xem tiếp

Thời tiết trong nước

Nha Trang23-29°C TP Vinh21-26°C
Đà Nẵng23-26°C TP Hồ Chí Minh23-28°C
Hà Nội20-24°C Cần Thơ24-31°C

Hình ảnh

  • ...
  • Đoàn tư vấn Phần Lan 4
  • Giao hữu cầu lông
  • .....
  • ...
  • Hội nghị Công đoàn bộ phận KTTV Khánh Hòa giữa nhiệm kỳ 2012-2017

 

Video liên quan

Chủ Đề