Bị sởi là gì

_

BỆNH SỞI
[Morbilli]

ICD-10 B05: Measles
Bệnh sởi thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

1. Đặc điểm của bệnh:
1.1. Định nghĩa ca bệnh:
- Ca bệnh lâm sàng: Sốt, phát ban, ho, mắt đỏ [viêm kết mạc mắt], sổ mũi [chảy nước mũi].
- Ca bệnh xác định: + Có kháng thể IgM đặc hiệu, hiệu giá cao trong máu bệnh nhân. + Phân lập được vi rút sởi từ bệnh nhân.

1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: Ban sởi cần được phân biệt với ban do một số bệnh khác:

- Rubella: Là bệnh do vi rút, triệu chứng viêm long nhẹ. Đặc điểm lâm sàng nổi bật là sưng hạch ở sau tai, sau cổ, quai hàm. - Tinh hồng nhiệt: Là bệnh do độc tố của tụ cầu [streptococcus] gây nên. Khởi sốt cao, không có triệu chứng viêm long, cùng một lúc phát ban toàn thân. - Nhiễm vi rút đường ruột Coxsackie, ECHO: Sốt cao, nôn, không có triệu chứng viêm long trong thời kỳ trước phát ban.

1.3. Xét nghiệm:

- Loại bệnh phẩm: + Máu, tốt nhất lấy từ ngày 4-28 sau phát ban. + Dịch mũi họng, lấy sớm trong thời kỳ viêm long. - Phương pháp xét nghiệm: + Xét nghiệm MAC-ELISA phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu với sởi trong huyết thanh. Đây là phương pháp hay dùng nhất để chẩn đoán xác định ca bệnh. + Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên vi rút trong dịch mũi họng hoặc phân lập vi rút trên nuôi cấy tế bào từ bệnh phẩm là chất tiết ở mũi họng, màng kết mạc mắt, máu, hoặc nước tiểu của bệnh nhân trước 3 ngày phát ban. Những xét nghiệm này ít sử dụng, thực hiện trong các nghiên cứu.

2. Tác nhân gây bệnh:


- Là vi rút sởi [Polynosa morbillorum] là thành viên của giống Morbillivirus, thuộc họ Paramyxoviridae. Vi rút sởi chỉ có một kháng nguyên duy nhất. Vi rút có dạng hình cầu đường kính khoảng 100-250 nm. - Vi rút sởi chịu đựng kém ở môi trường bên ngoài, chúng chết ở ngoại cảnh trong vòng 30 phút, dễ bị bất hoạt bởi các thuốc sát trùng thường dùng

3. Đặc điểm dịch tễ học:

- Sởi là một bệnh truyền nhiễm, gây dịch lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, nhất là trong thời kỳ trước tiêm chủng, bệnh phổ biến ở trẻ em. Trên 90% số người trước lứa tuổi 20 đã bị mắc bệnh sởi, rất hiếm người không bị mắc sởi. Ước tính hàng năm khoảng 100 triệu trường hợp mắc và 6 triệu người tử vong do sởi. - Sởi cũng là một bệnh lưu hành địa phương trong cộng đồng dân cư đô thị và là một bệnh xảy ra dịch có tính chu kỳ khoảng từ 2 - 3 năm hoặc lâu hơn tuỳ theo từng nước. - Bệnh sởi xảy ra cũng có tính theo mùa. Ở vùng khí hậu ôn đới, bệnh sởi xuất hiện nhiều vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Ở vùng nhiệt đới, bệnh xảy ra nhiều vào mùa khô. - Với việc thực hiện chương trình tiêm phòng sởi có hiệu quả, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm 99% ở nhiều nước phát triển và chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc ở trẻ lớn tuổi hơn, người lớn mới chỉ được tiêm 1 liều vắc xin. - Tình hình bệnh sởi ở Việt Nam thời kỳ trước khi tiêm 1 liều vắc xin sởi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng [TCMR] cũng tương tự như ở các nước trên Thế giới. Bệnh sởi lưu hành ở mọi nơi trong cả nước và phổ biến ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng đông - xuân. Việc gây miễn dịch phòng bệnh sởi bằng một liều vắc xin sởi sống giảm độc lực được bắt đầu trong Chương trình TCMR ở Việt Nam từ năm 1985 và tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm xuống từ 91/100.000 dân năm 1986 xuống 2,35/100.000 năm 2006. Tuy nhiên, bệnh vẫn còn tản phát ở nhiều nơi và vẫn xảy ra dịch sởi với quy mô co nhỏ hơn thời kỳ chưa tiêm vắc xin sởi. Việt Nam đã cam kết với Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khu vực Tây Thái Bình Dương thực hiện các chiến lược loại trừ sởi vào năm 2010 với tỷ lệ mắc sởi không vượt quá 1/1.000.000 dân.

4. Nguồn truyền nhiễm:

- Ổ chứa: Người. - Thời kỳ ủ bệnh: Thường là 12-14 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 21 ngày. - Thời kỳ lây truyền: Từ 1 ngày trước khi bắt đầu giai đoạn tiền triệu [thông thường khoảng 4 ngày trước khi phát ban] đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban, ít nhất là sau ngày thứ 2 phát ban. Vi rút vắc xin không có khả năng lây truyền. 

5. Phương thức lây truyền: Bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Đôi khi có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lây truyền cao nhất, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi nào đạt được > 95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu sởi trong quần thể dân cư.


6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có cảm nhiễm với bệnh sởi. Sau khi mắc bệnh sởi tự nhiên sẽ được miễn dịch bền vững. Bệnh sởi nguy hiểm nhất đối với trẻ em nhỏ tuổi [< 3 tuổi]. Bệnh sởi làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo biến chứng như phế quản phế viêm, viêm tai, tiêu chảy gây nên bởi vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi có diễn biến rất nặng. Trẻ em được sinh từ người mẹ trước đây đã bị bệnh sởi thì trẻ đó sẽ được miễn dịch thụ động do kháng thể mẹ truyền cho trong khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi hoặc lâu hơn tùy thuộc vào số lượng kháng thể mẹ tồn dư trong thời gian có thai và tỷ lệ giảm kháng thể trong máu mẹ. Kháng thể mẹ còn tồn tại ở trẻ em sẽ ngăn cản sự đáp ứng miễn dịch khi tiêm vắc xin sởi ở lứa tuổi này. Nếu gây miễn dịch cho trẻ vào lúc 15 tháng tuổi thì sẽ đạt được tỷ lệ đáp ứng miễn dịch cao từ 94 -98%. Việc gây miễn dịch lại bằng một liều bổ sung có thể làm tăng mức độ miễn dịch tới 99%. Trẻ em sinh ra từ người mẹ đã được gây miễn dịch bằng vacxin sởi thì trẻ đó cũng có kháng thể thụ động của mẹ truyền cho, nhưng chỉ ở mức độ thấp và vẫn còn cảm nhiễm với bệnh sởi. Vì vậy, những trẻ này cần được gây miễn dịch sớm hơn.
7. Các biện pháp phòng, chống dịch:
7.1. Biện pháp dự phòng: - Giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhất là đối với các bà mẹ và thầy cô giáo, cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh sởi để cộng tác với ngành y tế trong việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ em. - Tiêm chủng mũi 1 cho tất cả trẻ em từ 9 - 11 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 cho trẻ 6 tuổi trong tiêm chủng thường xuyên. Thực hiện chiến dịch tiêm  vacxin sởi bổ sung cho trẻ ở lứa tuổi cao hơn ở vùng nguy cơ cao [nơi vẫn còn vi rút sởi lưu hành, tỷ lệ tiêm chủng thấp…], tăng cường giám sát bệnh.

7.2. Biện pháp chống dịch:

- Tổ chức : Báo cáo khẩn cấp khi có dịch xảy ra cho cơ quan y tế dự phòng để chủ động phòng chống dịch. - Chuyên môn : Cách ly bệnh nhân là không thực tế. Tuy nhiên, nếu có thể, trẻ em bị mắc bệnh sởi không được đến trường ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Bệnh nhân sởi ở trong bệnh viện phải được cách ly đường hô hấp từ lúc bắt đầu viêm long cho đến ngày thứ 4 của phát ban để khỏi lây sang bệnh nhân khác. - Không cần thiết sát khuẩn tấy uế đồng thời đối với các chất thải của bệnh nhân đang mắc sởi. - Tổ chức tiêm chủng cho tất cả những đối tượng cảm nhiễm. Việc gây miễn dịch cho người tiếp xúc bằng vắc xin chỉ có tác dụng phòng bệnh nếu được tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm. Tùy thuộc vào lượng vacxin sẵn có cần cân nhắc và chỉ định dùng ngay từ lúc bắt đầu có bệnh nhân ở nơi có tỷ lệ tiêm vắc xin sởi thấp, ưu tiên tiêm cho lứa tuổi nhỏ có nguy cơ cao. - Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện các chiến lược loại trừ bệnh sởi vào năm 2010: + Duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin sởi cho trẻ 9-11 tháng tuổi đạt trên 90%.  + Năm 2002 và 2003, đã triển khai trên toàn quốc chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung mũi 2 cho trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi đạt trên 99%.  + Tiêm nhắc lại mũi 2 cho trẻ 6 tuổi trong lịch tiêm chủng thường xuyên. + Thực hiện các chiến dịch tiêm bổ sung vùng nguy cơ cao. + Xây dựng và củng cố hệ thống giám sát bệnh sởi tin cậy.

7.3. Nguyên tắc điều trị:

- Không có điều trị đặc hiệu. - Tăng cường dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng. Đặc biệt, dùng thêm vitamin A để tránh loét giác mạc, mù mắt. - Vệ sinh răng miệng, da, mắt. - Điều trị triệu chứng: Hạ nhiệt, giảm ho. - Điều trị các biến chứng: Nếu có bội nhiễm viêm phổi, viêm tai dùng kháng sinh thích hợp.

7.4. Kiểm dịch y tế quốc tế: Những người đến vùng có lưu hành bệnh sởi cần phải được tiêm chủng.

Admin

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan vô cùng nhanh và dễ gây bùng phát dịch. Trong các đợt dịch sởi thì trẻ em là đối tượng nguy cơ cao do hệ miễn dịch yếu, nguy cơ biến chứng cũng cao hơn nếu không được chăm sóc, điều trị tốt. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ đã bớt sốt và bớt mẩn đỏ là qua giai đoạn nguy hiểm, song hậu sởi có thể gây biến chứng nặng nề cho sức khỏe nếu chủ quan.

1. Thắc mắc: Hậu sởi là gì?

Vào mùa dịch sởi, số ca mắc bệnh tăng lên, đặc biệt là trẻ em do hệ miễn dịch yếu, dễ lây lan chéo trong môi trường lớp học, nhà trẻ hoặc lây từ người lớn, người chăm sóc. Các số liệu thống kê đã chỉ ra, số lượng trẻ mắc sởi càng nhiều thì tỉ lệ diễn tiến nặng cũng tăng. Cứ 100 ca mắc sởi lại có 10 ca mắc sởi nặng, hay còn gọi là sởi biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Hậu sởi là biến chứng xảy ra khi trẻ đã hết bệnh sởi từ 1 - 2 tuần

Nhiều phụ huynh chăm sóc khi thấy trẻ đã bớt sốt và bớt nổi mẩn đỏ cho rằng trẻ đã qua giai đoạn nguy hiểm. Tuy nhiên giai đoạn hậu sởi nghĩa là sau 1 - 2 tuần kể từ khi trẻ chữa hết bệnh sởi có thể chuyển biến nặng trở lại. Lúc này, trẻ bắt đầu bị viêm phổi do sức đề kháng kém, chưa phục hồi hoàn toàn, có thể phải tái nhập viện và can thiệp y tế sớm nếu không sẽ gây tử vong.

Vì thế, dù trẻ đã hết bệnh sởi nhưng cha mẹ vẫn cần lưu ý chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe và dấu hiệu của trẻ, đặc biệt là giai đoạn từ 7 - 14 ngày. Vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác có thể tấn công trong giai đoạn hệ miễn dịch còn yếu này, gây viêm phổi nguy hiểm.

Hệ miễn dịch yếu hậu sởi là nguyên nhân khiến trẻ có thể gặp biến chứng nguy hiểm

Tùy từng thể trạng của trẻ mà bệnh sởi sẽ được đẩy lui hoàn toàn sau 1 - 3 tuần, nhưng phải cần đến 1 - 3 tháng hệ miễn dịch và thể trạng của trẻ mới có thể phục hồi hoàn toàn.

2. Tại sao hậu sởi rất nguy hiểm?

Hậu sởi thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, viêm phổi,… Trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành cũng có thể bị hậu sởi nếu chủ quan trong hồi phục sức khỏe và phòng ngừa bệnh sau sởi, gây các biến chứng như viêm não, viêm cơ tim,…

Sở dĩ hậu sởi rất nguy hiểm với đối tượng trẻ nhỏ do:

Biến chứng nặng của hậu sởi là do tâm lý, chủ quan, lơ là của phụ huynh

Khi sởi khởi phát, sốt cao cùng các triệu chứng khác ở trẻ khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng và chăm sóc. Sau khi điều trị một thời gian thì sốt giảm, các triệu chứng khác cũng bắt đầu lặn dần, cha mẹ chỉ chú ý bảo vệ con khi có dấu hiệu bệnh nên xuất hiện tâm lý chủ quan, ít theo dõi hơn. Điều này khiến các biến chứng hậu sởi không được phát hiện sớm, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Biến chứng nặng hậu sởi do sức đề kháng của trẻ yếu

Trải qua giai đoạn phát bệnh sởi, sức đề kháng của trẻ đã suy yếu, việc bảo vệ ngăn ngừa tác nhân gây bệnh và tăng cường sức đề kháng lúc này rất quan trọng. Nếu không thực hiện tốt, tác nhân tấn công sau sởi lúc trẻ yếu ớt thì nguy cơ tiến triển nặng và biến chứng cũng cao hơn.

Trẻ càng nhỏ thì nguy cơ biến chứng hậu sởi càng cao

Nhất là đối tượng trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi, trẻ bị suy yếu miễn dịch, suy dinh dưỡng, mắc bệnh nền mãn tính,… thì nguy cơ bị hậu sởi và biến chứng hậu sởi là rất cao.

Các biến chứng hậu sởi mà trẻ có thể gặp bao gồm: viêm não, nhiễm trùng, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt có thể dẫn đến mù lòa,… Trong khi đó, hầu hết trẻ trong giai đoạn mắc sởi chỉ xuất hiện biến chứng viêm phổi.

Có thể thấy, nếu cha mẹ lưu ý chăm sóc, bảo vệ trẻ tốt trong giai đoạn sau khi chữa khỏi sởi thì có thể ngăn ngừa hậu sởi hiệu quả. Nếu hậu sởi có xảy ra thì nguy cơ biến chứng nặng cũng thấp hơn.

3. Làm gì để ngăn ngừa biến chứng hậu sởi?

Để ngăn ngừa biến chứng hậu sởi, trẻ nhỏ khi các triệu chứng sởi đã tiến triển tốt hơn, cha mẹ vẫn cần chăm sóc trẻ với 2 mục tiêu chính: Tránh xa trẻ khỏi tác nhân gây bệnh, nhất là tác nhân nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

3.1. Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ

Chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng với trẻ hậu sởi, cần lưu ý bổ sung trái cây, uống nhiều nước, tăng cường Vitamin C để cải thiện sức đề kháng tự nhiên.

Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

Chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần cung cấp đủ 4 nhóm chất thiết yếu bao gồm: CHất đạm, chất béo, chất bột đường, Vitamin và khoáng chất,… Cùng với đó, các loại thức ăn cần đa dạng, chế biến mềm, lỏng, dễ ăn như súp, cháo, canh,…

Bổ sung nhiều Vitamin và khoáng chất giúp trẻ tăng miễn dịch tự nhiên

Bổ sung nhiều hơn Vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả tự nhiên, ngoài ra có thể cho trẻ uống cốm, siro, viên uống vitamin tổng hợp,… Quan trọng nhất để cải thiện miễn dịch cho trẻ phải kể đến là kẽm, Vitamin C và vitamin A.

Đặc biệt nếu trẻ bị sởi biến chứng, có biểu hiện viêm phổi, tiêu chảy,… thì cần bổ sung kẽm qua đường uống.

Cho trẻ bú sữa nhiều hơn

Nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa hoàn toàn hoặc mới bắt đầu ăn dặm, cần cho trẻ bú nhiều hơn, nhiều lần trong ngày.

Tránh thực phẩm gây dị ứng

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm bẩn, nguy cơ ngộ độc cao hoặc thức ăn lạ nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn hậu sởi này. Trẻ có thể mắc bệnh nếu trong các thực phẩm có tác nhân gây bệnh hoặc góp phần khiến hệ miễn dịch càng suy giảm nhiều hơn.

3.2. Bảo vệ, tránh xa trẻ khỏi tác nhân gây bệnh

Trẻ sau hậu sởi cha mẹ không nên chủ quan, thay vào đó cần tiếp tục theo dõi sát sao các dấu hiệu trẻ gặp phải. Đặc biệt nếu sởi đã khỏi mà trẻ vẫn có biểu hiện ho, khó thở, sốt… thì cần đưa trẻ tái khám kịp thời, can thiệp sớm tránh nguy cơ biến chứng hậu sởi nguy hiểm.

Bảo vệ sức khỏe trẻ trong giai đoạn hậu sởi

Nếu cha mẹ, người xung quanh bị sốt, ho, có dấu hiệu bệnh,… thì nên tránh xa trẻ trong thời gian này. Cha mẹ cũng nên lưu ý hạn chế cho trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch.

3.3. Tiêm chủng

Một trong những cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất hiện nay là thực hiện tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ. Hiện ở Việt Nam đang có 3 loại vắc xin phòng sởi là vắc xin 3in1 phòng Sởi - Quai bị - Rubella; vắc xin MVVac của Việt Nam và MMR của Ấn Độ.

Hậu sởi rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ do tâm lý chủ quan, lơ là của cha mẹ và sức đề kháng của trẻ đã suy yếu sau khi chống chọi lại bệnh sởi. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến trẻ, tránh các biến chứng đáng tiếc.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56, các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.

Video liên quan

Chủ Đề