Vì sao có các mùa trong năm

Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

II. Các mùa trong năm

- Khái niệm: Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Thời gian các mùa trong năm [ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu]:

   + Mùa xuân: từ 21/3 [xuân phân] đến 22/6 [hạ chí].

   + Mùa hạ: từ 22/6 [hạ chí] đến 23/9 [thu phân].

   + Mùa thu: từ 23/9 [thu phân] đến 22/12 [đông chí]

   + Mùa đông: từ 22/12 [đông chí] đến 21/3 [xuân phân].

- Nguyên nhân sinh ra các mùa: Do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Đa số các nhà khoa học, ban đầu cho rằng, Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời theo hình elip,chính điều đó đã tạo lên các mùa trong năm. Tuy nhiên, thời điểm Trái Đất đi qua điểm cận nhật [khoảng cách Trái Đất gần Mặt Trời nhất] mà các nhà khoa học đo được lại cho thấy, nhiệt độ trên Trái Đất không hề tăng lên.

Xét tại các điểm cận nhật và viễn nhật [khoảng cách xa nhất từ Trái Đất đến Mặt Trời] của Trái Đất trong hành trình quay xung quanh Mặt Trời. Trái Đất đi qua điểm cận nhật có khoảng cách 147.1 triệu km, trong khi đó qua điểm viễn nhật có khoảng cách 152.1 triệu km. Độ chênh về khoảng cách đó chiếm 3% khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời, khoảng cách quả nhỏ, nó không thể tạo lên các mùa trong năm.

  • Ngọc Cương

Video bốn mùa trong một cánh rừng

//youtu.be/TXwLW6vOy8A

Sự tạo thành các mùa trong năm do chuyển động quay của Trái Đất quanh mặt trời và do độ nghiên của trục Trái Đất. Sự bắt đầu các mùa tại Bắc bán cầu trong năm được đánh dấu bằng các ngày chí [tính theo dương lịch]:

  • Mùa xuân bắt đầu từ ngày Xuân phân [21/3] đến ngày Hạ chí [22/6],
  • Mùa hè từ Hạ chí [22/6] tới Thu phân [23/9]
  • Mùa thu từ Thu phân tới Đông chí [22/12]
  • Mùa đông từ Đông chí [22/12] tới Xuân phân [21/3].

Các mùa trong năm được lặp lại theo chu kỳ mùa đông – mùa xuân – mùa hạ – mùa thu rồi lại mùa đông xảy ra ở hai cực của trái đất. Do con người tập trung sống ở Bắc bán cầu nên ta chỉ xét sự khác biệt về thời tiết của các mùa ở Bắc bán cầu.

Do quỹ đạo của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời là một đường elip gần tròn nên nhiều người lầm tưởng rằng mùa đông lạnh hơn mùa hè là do Trái Đất ở xa mặt trời hơn điều này tương đối thiếu chính xác. Sự thật nguyên nhân làm mùa đông lạnh hơn mùa hè là do trục nghiêng của Trái Đất so với Mặt Trời.

Theo lịch thiên văn mùa hè sẽ dài hơn mùa đông khoảng 7 ngày do quỹ đạo của Trái Đất là hình elip, mùa hè ở bắc bán cầu được bắt đầu từ ngày 22/6 [tính theo lịch thiên văn] là ngày mà Trái Đất chuyển động đến vị trí xa Mặt trời nhất.

Nghe có vẻ nghịch lí tại sao mùa hè lại bắt đầu vào ngày mà Trái Đất cách xa mặt trời nhất còn mùa đông thì Trái đất gần Mặt Trời hơn.

Do trục nghiêng của Trái Đất bắt đầu ngày hạ chí 22/6 các khu vực thuộc chí tuyến Bắc được ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc nhận được nhiều nhiệt nhất nên tại các khu vực này đang là mùa hè, các khu vực từ chí tuyến nam trở xuống ở xa Mặt Trời hơn nhận được ít ánh sáng hơn nên nhiệt độ tại các khu vực đó thấp hơn và giảm dần về phía cực nam, nên một số khu vực nằm từ chí tuyến nam trở xuống đang là mùa đông. Ngược lại bắt đầu ngày đông chí [22/6] ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc xuống khu vực chí tuyến nam [tại đây sẽ là mùa hè] các khu vực từ chí tuyến bắc trở lên xa mặt trời hơn, nhận được nhiệt lượng ít hơn nên đang là mùa đông.

Trái đất của chúng ta nghiêng một góc 23º27′ so với trục thẳng đứng [trục thẳng đứng là trục vuông góc với mặt phẳng chuyển động quanh mặt trời của trái đất], nên vào mùa hè [bắt đầu từ 22-6 theo lịch thiên văn] thì Bắc bán cầu nhận được nhiều ánh sáng hơn, ngược lại vào mùa đông [bắt đầu từ 22-12 theo lịch thiên văn] thì nhận được ít ánh sáng Mặt Trời hơn.

Như vậy có thể kết luận rằng mùa đông lạnh hơn mùa hè vì lí do trục Trái Đất nghiêng một góc 23o27 so với trục vuông góc với mặt phẳng chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất. Ngoài ra phần nhiệt độ của Trái Đất trong các mùa phụ thuộc vào lớp khí quyển của Trái Đất hấp thụ được bao nhiêu năng lượng [dưới dạng nhiệt] từ mặt trời.

Video giải thích sự hình thành các mùa trong năm

//youtu.be/LafjoI9FsCQ

Trục nghiêng và bề mặt hình cầu của Trái Đất khiến cho mùa đông, mùa hè tại bắc bán cầu ở các khu vực khác nhau sẽ khác nhau. Đối với Việt Nam có hình dạng địa lý hình chữ S trải dọc từ bắc vào vào nam nằm theo hình dọc theo đường kinh tuyến của Trái Đất nên vào mùa hè các khu vực miền Trung sẽ nóng nhất, vào mùa đông các khu vực các tỉnh phía Bắc Việt Nam sẽ lạnh nhất.

Ngoài ra hiện tượng nóng lạnh thất thường trong năm còn phụ thuộc vào các hiện tượng El Nino [những hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hơn 5000 năm nay. Ngày nay, hiện tượng El Nino xuất hiện thường xuyên hơn và sức tàn phá của nó cũng mãnh liệt hơn.

Nhiệt độ của Trái Đất vào tháng 4 năm 1986 so với tháng 4 năm 2015. Ảnh minh họa nguồn NASA GISS. [màu càng đậm càng nóng]

Ta đã biết trái đất chuyển động theo quỹ đạo vòng quanh mặt trời và đồng thời xoay quanh trục chính của nó như một con vụ [con quay]. Sự kiện trái đất xoay quanh chính trục của nó sinh ra ngày và đêm. Nếu trục của trái đất - một đường thẳng tưởng tượng xuyên qua hai cực Bắc và nam - thẳng góc với quỹ đạo của nó quanh mặt trời thì chẳng có mùa nào hết và ngày đêm trong năm lúc nào cũng bằng nhau. Nhưng trục của trái đất lại hơi nghiêng. nguyên nhân của sự nghiêng là do sự kết hợp của nhiều lực tác động vào trái đất. Lực thứ nhất là sức hút của mặt trời. Lực thứ hai là của mặt trăng. Lực thứ ba là do chính trái đất tạo ra khi nó tự xoay quanh chính nó. Kết quả là trái đất quay quanh mặt trời theo thế nghiêng nghiêng. Và nó giữ cái thế nghiêng nghiêng ấy suốt năm này qua năm kia. Vì trục của trái đất luôn nhắm theo hướng không đổi là sao Bắc cực. Điều này có nghĩa là từng khoảng thời gian trong năm, có lúc cực Bắc trái đất hướng về mặt trời, có khoảng thời gian lại quay ra phía “ngoài”.

Chính vì sự nghiêng này mà tia sáng của mặt trời có lúc hóa ra chênh chếch về phía bắc xích đạo, có khoảng thời gian chiếu thẳng vào xích đạo. Sự khác biệt này tạo nên các mùa khác nhau của từng miền trên trái đất. Khi Bắc bán cầu quay hướng về phía mặt trời thì những miền ở phía bắc xích đạo là mùa hè và những miền phía

nam bán cầu là mùa đông. Khi ánh sáng thẳng của mặt trời chiếu vào nam bán cầu thì nam bán cầu là mùa hè. Bắc bán cầu lại là mùa đông. ngày dài nhất gọi là “hạ chí” và ngày ngắn nhất gọi là “đông chí”. Một năm có hai thời điểm trong đó ngày và đêm dài bằng nhau trên toàn trái đất, một ngày vào mùa xuân, một ngày vào mùa thu, một ngày là xuân phân [khoảng ngày 21/3] và ngày kia gọi là thu phân [23/9].

Tại sao Trái đất mùa đông lạnh?

Trái đất lạnh vào mùa đông là do trục tự quay của trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh mặt trời. Thời tiết nóng, lạnh chủ yếu do lượng nhiệt trái đất thu nhận được nhiều hay ít từ mặt trời.

Vào mùa đông, bắc bán cầu xa mặt trời và hấp thụ nhiệt ít hơn; ban đêm sẽ tản nhiệt. Còn nhiệt lượng nhận từ mặt trăng không đáng kể.

Mùa đông, trái đất ban ngày hấp thụ nhiệt ít, ban đêm tản nhiệt nhiều, mỗi ngày không những không tích thêm nhiệt, mà còn mất đi một số nhiệt tích từ mùa hè. Sau tiết đông chí, trái đất tích nhiệt ít hơn nữa, cho nên đây cũng là thời gian lạnh nhất trong năm.

Câu 24: Mùa là gì? Nguyên nhân nào sinh ra mùa? Nêu đặc điểm của các mùa trong năm.

Lời giải

– Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

– Nguyên nhân sinh ra mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm tạo nên các mùa.

– Đặc điểm: Mỗi năm có 4 mùa xuân, hạ thu, đông nhưng thời gian.bắt đầu và kết thúc cho mỗi mùa khác nhau ở các vùng sử dụng dương lịch và âm lịch. Mùa ở hai nửa cầu cũng trái ngược nhau.

+ Mùa xuân từ ngày 21/3 đến ngày 22/6 [bán cầu Bắc, sử dụng Dương lịch]: tiết trời ấm áp vì Mặt Trời bắt đầu di chuyển biểu kiến lên chí tuyến Bắc, nhiệt độ tăng dần nhưng vì mới bắt đầu nên chưa tích lũy nên nhiệt độ chưa cao.

+ Mùa hạ từ ngày 22/6 đến ngày 23/9: thời tiết nóng bức vì góc nhập xạ lớn, nhiệt lượng được tích lũy nhiều.

+ Mùa thu từ ngày 23/9 đến ngày 22/12: tiết trời mát mẻ vì tuy góc nhập xạ giảm nhưng còn lượng nhiệt dự trữ trong mùa hạ.

+ Mùa đông từ ngày 22/12 đến ngày 23/3: tiết trời lạnh lẽo vì góc nhập xạ nhỏ, mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ.

Video liên quan

Chủ Đề