thế nào là phương pháp chiết cành?

Nhân giống sinh dưỡng bao gồm các phương pháp nhân giống kinh điển bằng chiết, ghép, giâm hom và phương pháp nhân giống hiện đại bằng nuôi cấy mô và tế bào. Mời bạn đọc theo dõi phương pháp chiết cành.

  • Chiết
    • Chiết đơn giản
    • Chiết chồi

Chiết

Chiết là phương pháp nhân giống sinh dưỡng sử dụng một bộ phận không tách rời khỏi cây mẹ để tạo thành một cây con hoàn chỉnh [cây chiết]. Bộ phận sinh dưỡng được sử dụng làm vật liệu nhân giống có thể là cành, thân, củ, rễ…

Chiết là phương pháp dễ làm và dễ thành công, không đòi hỏi trang thiết bị, kỹ thuật phức tạp, ít tốn kém nhưng có nhược điểm là hệ số nhân giống thấp nên thường áp dụng cho các loài cây khó nhân giống bằng hom như các cây ăn quả nhiệt đới: Nhãn, Vải, Hồng xiêm, Xoài… và một số cây cảnh quí hiếm. Trong cải thiện giống cây rừng, chiết ít được sử dụng hơn các phương pháp nhân giống sinh dưỡng khác.

Khác với ghép và giâm hom, bộ phận được chiết vẫn gắn liền với cây mẹ nên vẫn tiếp tục được cây mẹ cung cấp nước, muối khoáng, hydratcacbon…qua mạch gỗ và libe trong suốt quá trình ra rễ. Khi cắt, bóc vỏ cây [chiết], dòng vận chuyển hydratcacbon và các auxin được tổng hợp từ lá và đỉnh sinh trưởng đi xuống phía dưới bị gián đoạn, kết hợp với tạo môi trường thuận lợi về độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng, kích thích cơ giới… gây kích thích ra rễ tại vết cắt, làm nảy sinh ra rễ bất định. Cơ chế ra rễ bất định giống như khi giâm hom.

Khả năng ra rễ khi chiết trước hết phụ thuộc vào đặc điểm của từng loài cây, tình trạng sinh lý, sức sống của cây và bộ phận được chiết, vào điều kiện môi trường [xem mục 1] cũng như kỹ thuật chiết. Kích thích ra rễ bằng biện pháp cơ giới thường được áp dụng khi chiết, kích thích hóa học kết hợp với kích thích cơ giới được áp dụng cho những loài cây khó ra rễ hoặc những cây tuổi lớn hoặc để rút ngắn thời gian ra rễ, cải thiện chất lượng bộ rễ. Kích thích cơ giới được thực hiện bằng cách khoanh và bóc một đoạn vỏ tại chỗ muốn cho ra rễ trên thân, cành cây [chiết trên không], hoặc cắt thân cho chồi mới xuất hiện, ra rễ rồi chiết [chiết chổi], cũng có thể uốn cong cành cho ra rễ ở chỗ uốn… Những chất kích thích ra rễ tốt để chiết cũng là những auxin sử dụng khi giâm hom.

Có nhiều phương pháp chiết áp dụng tuỳ theo đặc điểm của từng loài cây. Đối với cây lâm nghiệp người ta thường sử dụng phương pháp chiết đơn giản, chiết vùi thân, chiết cành và chiết chồi.

Chiết đơn giản

Chiết đơn giản thực hiện bằng cách vít các cành xuống đất và vùi đất tại một vị trí cho cành ra rễ, tạo thành cây chiết.

Cách chiết này đơn giản, dễ làm nhưng chỉ thích hợp với cây 1 – 2 tuổi, cành mềm, dễ uốn.

Chiết chồi

Chiết chồi có thể tiến hành theo hai cách. Cách thứ nhất; chặt cây định chiết ở phần sát mặt đất vào trước mùa sinh trưởng, tủ kín đất lên gốc chặt để gốc nảy nhiều chồi, những chồi này sẽ ra rễ vào cuối mùa sinh trưởng tạo thành cây chiết. Gốc chặt có thể được sử dụng để tạo chồi nhiều lần. Phương pháp này được sử dụng lần đầu tiên để chiết Táo, Lê và một số loài cây ăn quả khác. Cách thứ hai [chiết vùi thân]; Ghìm cành cây hoặc cả thân cây nằm ngang xuống rãnh rồi tủ kín đất, để các chồi mới hình thành, một thời gian sau rễ xuất hiện ở phần gốc chồi mới sinh hình thành cây chiết. Một số loài tre nhân giống bằng phương pháp này cho kết quả tốt.

Chiết cành [chiết trên không]

Chiết cành được áp dụng phổ biến nhất cho các loài cây nhiệt đới và á nhiệt đới [Vải, Nhãn, Cam, Đa, Quít, Bưởi, ổi, Hồng xiêm, một số loài Thông…].

Cành chiết được chọn là những cành ở phần giữa của tán cây mẹ, hướng có nhiều ánh sáng, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, cắt khoanh vỏ chỗ chiết, chiều dài khoảng 2 – 2,5 cm tuỳ theo đường kính chỗ chiết, bóc khoanh vỏ khỏi cành, dùng dao cạo sạch bề mặt chỗ cành mới bóc vỏ. Đối với những loài cây khó ra rễ, có thể sử dụng IBA nồng độ 500 – 2000 ppm tuỳ theo loài cây bôi lên vết cắt để kích thích ra rễ. Dùng hỗn hợp đất, phân chuồng, chất gây xốp [rơm, rạ…] vừa ẩm bó chỗ chiết lại và bọc kín chung quanh bầu đất bằng nilon rồi buộc chặt. Khi cành chiết ra rễ, cần để cho rễ già, có mầu nâu, nâu thẫm mới cắt cành chiết. Nên đặt cành chiết vào bầu đất, chăm sóc cho sống ổn định mới mang trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

  • Câu 4  : Ở địa phương em đã thực hiện các biện pháp chăm sóc cây nhãn :

    Tỉa cành, tạo tán.

Việc tỉa cành, tạo tán cho cây thường được tiến hành cùng lúc. Khi tỉa cành bà con cần loại bỏ những cành trong tán, cành mọc vượt, những cành có sâu bệnh hại, cành khô, cành không có khả năng cho trái… để giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng, tạo độ thông thoáng giúp cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Thông thường bà con nên tỉa cành cuối tháng 8 đầu tháng 9.

Đối với cây nhãn ở trong giai đoạn quả non cho tới khi quả chín quả nhãn thường xuyên bị nhiều loại sâu bệnh, côn trùng tấn công: bọ cánh cứng, ruồi đục quả, bọ rầy, bọ xít…chính vì thế để bảo vệ quả đảm bảo chất lượng, duy trì năng suất bà con nên sử dụng túi nilon, bao giấy, lưới hoặc bao chuyên dụng để bọc quả. Nhằm hạn chế sự tấn công của côn trùng, sâu bệnh ngoài ra việc bao quả sẽ giúp vỏ trái sáng, đẹp bắt mắt dễ dàng tiêu thụ hơn.

Để bao quả nhãn bà con có thể lựa chọn bao từng cây hoặc bao nguyên vườn đều được tùy vào điều kiện của mỗi chủ vườn. Bà con chú ý thăm vườn khi quả có kích thước khoảng 1cm thì tiến hành bao quả. Khi bao bà con chú ý nếu dùng túi nilon thì bà con nên đục những lỗ nhỏ ở trên túi để không cho nước đọng ở đáy túi.

Bà con không nên sử dụng thuốc diệt cỏ, mà nên sử dụng máy cắt cỏ hoặc xử lý thủ công: cuốc, nhổ bỏ…. Khi làm cỏ bà con làm từ trong gốc ra xung quanh tán, bà con cẩn thận không làm quá sát so với phần gốc nhãn tránh làm tổn thương gốc nhãn.

Nên cuốc cách xa gốc nhãn khoảng 20cm. Việc làm cỏ vườn sẽ loại bỏ những cây dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây nhãn, khiến vườn nhãn thông thoáng hạ chế nấm bệnh phát triển.

  • Ngoài ra để tăng hiệu quả sử dụng đất, giữu độ ẩm cho đất thì bà con cũng có thể trồng xen các cây họ đậu, rau ngắn ngày xen canh với cây nhãn.

Có nhiều phương pháp nhân giống cây trồng, trong đó nổi bật và phổ biến có phương pháp chiết cành. Chiết cành phương pháp nhân giống cây con vô tính có thể giữ nguyên những đặc tính di chuyển từ cây mẹ.

Ưu điểm của phương pháp chiết cành là dễ thực hiện, cây chiết có tỷ lệ sống cao, khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh khỏe. Những cây thấp, tán gọn sẽ càng dễ dàng chăm sóc, quả ra sớm và thu hoạch nhanh chóng.

Chính vì những điều đó là phương pháp chiết cành rất được các nhà vườn ưu tiên thực hiện. Những hộ làm vườn quy mô nhỏ rất thuận tiện trong việc chuyển giao các giống tốt để phát triển chất lượng vườn.

Tuy nhiên phương pháp chiết cành cũng có một số khuyết điểm như cây chiết sẽ nhanh chóng bị già cỗi, cây không chắc chắn, không nhân giống được số lượng lớn và cây mẹ dễ bị tổn thương nếu vết cắt không chính xác.

Trong bài viết hôm nay, cùng #higlumcom tìm hiểu về phương pháp chiết cành này nhé!

Khái niệm chiết cành là gì? Có nên chiết cành hay không?

Chiết cành là phương pháp nhân giống rất quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chiết cành là gì. Bạn có thể hiểu đơn giản thì đây là phương pháp nhân giống vô tính, cây con sau khi nhân giống sẽ không làm mất đi những đặc tính truyền từ cây mẹ.

Những cây con nhân giống từ phương pháp chiết cành thường có khả năng sinh trưởng tốt, thân cây không quá cao, tán gọi và rất nhanh cho thu hoạch quả trong thời gian ngắn, chất lượng quả tương đối cao.

Phương pháp chiết cành trên cây hoa hồng

Phương pháp nhân giống vô tính này rất dễ thực hiện, yêu cầu kỹ thuật tương đối đơn giản, thuận tiện cho việc chuyển giao và lưu giữ các giống cây tốt, phù hợp với các vườn có quy mô và diện tích nhỏ.

Tuy nhiên phương pháp chiết cành vẫn còn tồn tại một số hạn chế khó giải quyết như cây nhanh bị già cỗi, cây mẹ dễ bị tổn thương và không áp dụng lý tưởng được trên diện tích lớn cho hệ số nhân giống thấp.

Nếu bạn chăm sóc cây chiết khỏe mạnh thì thân vẫn có thể phát triển khỏe mạnh, cho thu hoạch đến 20 – 30 năm. Để kỹ thuật chiết cành thành công bạn cần chú ý đến một vài điểm quan trọng sau:

Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành chiết?

Nên thực hiện vào tháng mấy?

Xem thêm  Rau mầm đá là gì? công dụng, cách dùng và chế biến món ăn

Thời tiết và môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sống và phát triển của cây. Chính vì vậy bạn nên chọn thời gian thích hợp trong này và trong năm để chiết cây. Thường thì có 2 vụ chính trong năm để chiết cành. Vụ thứ nhất là vụ xuân hè, diễn ra vào tháng 3 và 4. Vụ thứ hai là vụ thu đồng, tiến hành vào tháng 9.

Để cành chiết tăng tỷ lệ sống trước khi tiến hành chiết cành khoảng 1 – 2 tháng bạn cần chăm sóc cây mẹ khỏe mạnh, phòng tránh sâu bệnh.

Chọn cây tiến hành chiết

Cây mẹ chọn làm cây chiết bạn chọn những cây đã cho quả đều từ  3 – 4 vụ, cây khỏe mạnh, phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, chất lượng quả và năng suất trái cao.

Lựa chọn cành chiết

Khi chọn cành chiết, bạn không nên chọn những cành thấp, già hay cành mọc trên ngọn, cành vượt, cành bị nhiễm sâu bệnh. Bạn tốt nhất nên chọn những cành ở giữa tầng, cành mập mạp, lá xanh tốt, going ngắn, tán phơi ngoài ánh sáng. Đường kính cành khàng 1 – 1,5cm có thể chiết được.

Ngoài ra vỏ cây cũng không được có màu quá thẫm hay quá xanh. Những cành bánh tẻ không quá già lại không quá non thích hợp để chiết cành nhất. Chiều dài mỗi cành chiết trung bình khoảng 50cm, trên mỗi cành như vậy sẽ có 2 nhánh con.

Với phương pháp chiết cành, cành chiết càng nhỏ thì khả năng ra rễ và phát triển lại càng tốt. Tuy nhiên bạn không nên vì thế mà chọn cành nhỏ quả, không tách thân mẹ được, cũng sẽ nhanh chết cho gió, mưa hoặc thể trạng suy yếu.

Chi tiết các bước thực hiện chiết cành cho người mới

Chiết cành khá đơn giản nhưng không phải thực hiện như thế nào cũng được. Tham khảo phương pháp chiết cành thuẫn dưới đây nhé:

Bước 1: Khoanh vỏ

Đầu tiên bạn dùng con dao thật sắc khoanh tròn 2 đầu cành chiết sao cho khoảng cách giữa 2 vết khoanh khoảng 3 – 5cm, cách gốc cành 1 đoạn dài khoảng 10 – 15cm. Sau đó bạn dùng đầu dao luồn vào tách nhẹ nhàng lớp vỏ trong vùng đã khoanh.

Bạn dùng dao cạo hết chất nhờn trên bề mặt gỗ để loại bỏ lớp tế bào thượng tầng rồi tiếp tục lau sạch vết cắt bằng giẻ sạch. Nếu có kéo khoanh vỏ kéo việc cắt hai đường vỏ cây sẽ dễ dàng hơn bởi đây là phương pháp chiết cành chuyên nghiệp.

Bước 2: Làm đất bó bầu

Cành chiết nên được nuôi dưỡng trong bầu đất cho cứng cáp rồi mới đem ra đất trồng. Đất bầu bạn có thể dùng đất bùn ao phơi khô hay đất vườn đều được.

Bạn đập nhỏ đất rồi trộn cùng với trấu bổi, phân chuồng hoai mục, rơm rác mục hoặc rễ bèo tây để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Tỷ lệ thích hợp cho bầu là 2 phần đất và 1 phần nguyên liệu bổ sung. Độ ẩm bão hòa ở mức 70%.

Đường kính bầu chiết dao động từ 6 – 8cm, cân nặng khoảng 150 – 300g, chiều cao khoảng 10 – 12cm. Bạn không nên làm bầu quá nhỏ hay quá to sẽ khiến cành khó ra rễ và khó di chuyển.

Bước 3: Thực hiện chiết

Bạn chọn ngày có thời tiết tốt, mát mẻ và nắng nhẹ để thực hiện chiết cành. Dùng một con dao sắc cắt khoanh vỏ nhưng không cắt vào phần gỗ. Bạn nên thực hiện cắt vào buổi sáng màu mẻ. 

Thời gian bó bầu tùy thuộc vào giống cây trồng khác nhau sẽ không giống nhau. Chẳng hạn những cây nhiều nhựa như hồng xiêm, trứng gà thì bạn nên bó bầu chỉ sau 7 ngày phơi dưới ánh nắng. Còn những cây ít nhựa như nhãn, vải, cây có múi thì chỉ cầu phơi 2 – 3 ngày thì có thể tiến hành bó bầu được rồi.

Nguyên liệu, dụng cụ để bó bầu gồm có đất, giấy nilon, dây bó…Bạn sử dụng đất đã qua xử lý để bó bầu, bạn dàn mỏng đất xung quanh cành rồi dùng giấy nilon bao quanh bầu đất lại, dùng dây cố định lại bầu, buộc chặt 2 đầu túi bầu sao cho bầu chiết không bị xoay tròn là được.

Bước 4: Cắt cành chiết và thực hiện tồng

Sau khi chiết cành được 45 – 60 ngày rễ sẽ mọc ra. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại cây và mùa vụ thời gian mọc rễ sẽ rút ngắn hoặc kéo dài.

Rễ cây từ màu trắng nõn chuyển sang màu hơi xanh hoặc vàng ngày thì bạn có thể cưa cành chiết và giâm vào vườn ươm để tiếp tục chăm sóc.

Bầu chiết trước khi hạ bạn phải xé bỏ lớp nilon bên ngoài, cắt bớt các lá già, sâu bệnh, yếu ớt, chỉ để lại những lá khỏe mạnh.  Bạn không nên giâm cành với mật độ quá dày sẽ khiến cho cây sinh trưởng kém, thân lá còi cọc, dễ nhiễm bệnh. Mật độ  thích hợp duy trì ở ngưỡng 20×20 cm, hay 30 x 30 cm.

Bạn đào hố rồi đặt bầu cây xuống, lấp đất cách cổ bầu khoảng 3 – 5cm rồi tưới nước đẫm luống. Thời gian đầu cây còn yêu bạn nên che chắn ánh sáng tự nhiên cho cây khoảng 1 nửa, ngoài ra mỗi ngày tưới 2 lần nước cho cây.

Bạn chuyển sang chế độ tươi 1 – 2 ngày / 1 lần sau 5 – 10 ngày trồng tùy thuộc vào độ ẩm của đất.

Sau 15 – 20 ngày hạ bầu bạn bỏ bớt đồ che chắn để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên. Bạn tiến hành bón phân từ ngày thứ 30 trở đi. Có thể đem đi trồng những cây con sau khi chiết cành từ 45 – 60 ngày.

Lời kết

Phương pháp chiết cành là phương pháp dễ thực hiện, phù hợp với nhiều loại cây. Chúc bạn thành công với phương pháp này nhé! [nguồn : higlumcom]

Video liên quan

Chủ Đề