Chủ đề sinh vật và môi trường lớp 4

Chủ đề sinh vật và môi trường lớp 4

Chủ đề về môi trường Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Chương / bài

Con người và môi trường - Mối quan hệ giữa con người với môi trường : con người cần đến không khí , thức ăn , nước uống từ môi trường Chủ đề : Con người và sức khỏe . Các bài 1, 2, 4, 5, 10, 14, 16

Chủ đề : Vật chất và năng lượng . Các bài 36,38,42,43,44 .

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên Chủ đề : Vật chất và năng lượng . Các bài 20,21,22,23,30,31,53,54,

Chủ đề : Thực vật và động vật .

Mối quan hệ giữa dân số và môi trường .

Sự ô nhiểm

môi trường - Ô nhiểm không khí nguồn nước .

Chủ đề : Vật chất và năng lượng . Các bài 25, 26, 39, 43, 44 .

Bạn đang xem tài liệu "Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Môn: Khoa học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tích hợp giáo dục BVMT Môn : Khoa học lớp 4 Chủ đề về môi trường Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Chương / bài Mức độ tích hợp Con người và môi trường - Mối quan hệ giữa con người với môi trường : con người cần đến không khí , thức ăn , nước uống từ môi trường Chủ đề : Con người và sức khỏe . Các bài 1, 2, 4, 5, 10, 14, 16 Chủ đề : Vật chất và năng lượng . Các bài 36,38,42,43,44 . Liên hệ / bộ phận Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên Chủ đề : Vật chất và năng lượng . Các bài 20,21,22,23,30,31,53,54, Chủ đề : Thực vật và động vật . Liên hệ / bộ phận Mối quan hệ giữa dân số và môi trường . Sự ô nhiểm môi trường - Ô nhiểm không khí nguồn nước . Chủ đề : Vật chất và năng lượng . Các bài 25, 26, 39, 43, 44 . Bộ phận Biện pháp bảo vệ môi trường - Bào vệ , cách thức làm nước sạch , tiết kiệm nước ; bảo vệ bầu không khí Chủ đề : Vật chất và năng lượng . Các bài 27, 28, 29, 40 . Bộ phận Toàn phần Tích hợp giáo dục BVMT Môn : Địa lý lớp 4 Chủ đề về môi trường Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Chương / bài Mức độ tích hợp Con người và môi trường Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền trung du : + Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp , thú dữ + Trồng trọt trên đất dốc . + Khai thái khoáng sản , rừng , sức nước + Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan - Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của người ở miền núi và trung du : Bài :2 , 3, 7, 8 . Bộ phận Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng : + Đắp đê ven sông , sử dụng nước để tưới tiêu . + Trong rau xứ lạnh vào mùa đông ở Đồng bằng Bắc Bộ . + Cải tạo đất chua mặn ở đồng bằng Nam Bộ . + Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi , kênh rạch . + Trồng cây phi lao để ngăn gió . + Trồng lúa , trồng trái cây . + Đánh bắt , nuôi trồng thủy hải sản . - Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của người ở miền núi và đồng bằng : Bài: 11, 13, 17, 18, 19, 20, 24, 25, 26 . Bộ phận Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở biển , đảo và quần đảo + Khai thái dầu khí , cát trằng . + Đánh bắt , nuôi trồng thủy hải sản . Vùng biển Việt Nam Bài : 30 Bộ phận Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Một số đặc điểm chính của môi trường , tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở miền núi và trung du ( rừng , khoáng sản , đất đỏ ba dan , sức nước ) Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du : Bài : 3 , 5 , 7 , 8 Bộ phận Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng ( đất phù sa màu mỡ ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ ; môi trường tự nhiên của đồng bằng Duyên hải miền Trung : nắng nóng , bảo lụt gây nhiều khó khăn đối với đời sống và hoạt động sản xuất ) Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng Bài : 11, 17, 24 Bộ phận Một số đặc điểm chính của môi trường về tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở biển , đảo và quần đảo : vùng biển nước ta có nhiểu hải sản , khoáng sản , nhiều bãi tắm đẹp . Vùng biển Việt Nam Bài : 29 Bộ phận Mối quan hệ giữa dân số và môi trường Mối quan hệ giữa việc nâng cao chất lượng cuộc sống với việc khai thái môi trường . Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du Liên hệ Mối quann hệ giữa dân số đông phát triển sản xuất với việc khai thác và bải vệ môi trường . Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ Liên hệ Mối quan hệ giửa nâng cao chất lượng cuộc sống với việc khai thác môi trường Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Đồng bằng Duyên hải miền Trung Liên hệ Sự ô nhiễm môi trường Ô nhiểm không khí , nguồn nước do trình độ dân trí chưa cao . Thiên nhiên và hoạt động của người ở miền núi và trung du Liên hệ Ô nhiễm không khí , nước , đất do mật độ dân số cao phát triển sản xuất ( công nghiệp , nông nghiệp ) Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ Liên hệ Ô nhiễm không khí , nước do sinh hoạt của con người . Thiên nhiên và hoạt động của con người ở Đồng bằng Duyên hải miền Trung Ô nhiễm do đánh bắt hải sản và khai thác dầu khí . Bài : 30 Liên hệ Biện pháp bảo vệ môi trường - Bảo vệ rừng , trồng rừng . - Khai thác rừng , khoáng sản hợp lí - Nâng cao dân trí . Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du Liên hệ - Giảm tỉ lệ sinh - Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - Xử lí chất thải công nghiệp . Thiên nhiên và hoạt động của con người ở Đổng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ . Liên hệ - Nâng cao dân trí . - Giảm tỉ lệ sinh . - Khai thác thủy hải sản hợp lí . Thiên nhiên và hoạt động của con người ở Đổng bằng Duyên hải miền Trung . Liên hệ Khai thác tài nguyên biển hợp lí Vùng biển Việt Nam Bài : 30 Liên hệ Tích hợp giáo dục BVMT Môn : Lịch sử lớp 4 Chủ đề về môi trường Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Chương / bài Mức độ tích hợp Con người và Môi trường Vai trò , ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người ( đem lại phù sa màu mỡ , nhưng cũng tìm ẩn nguy cơ lũ lụt đe doạ sản xuất và đời sống ) . Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống . Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê Liên hệ Môi trường Và biện Pháp bảo vệ môi trường - Vẻ đẹp của chùa , giáo dục ý thức trân trọng di sản văn hoá của cha ông có thái độ , hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan quan môi trường . - Bài 10 : Chùa thời lý Liên hệ - Vẻ đẹp của cố đô Huế - Di sản văn hóa Thế giới , giáo dục ý thức gữi gìn , bảo vệ di sản , có ý thức gữi gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp . - Bài 28 : Kinh thành Huế Liên hệ

Chủ đề sinh vật và môi trường lớp 4

Chủ đề sinh vật và môi trường lớp 4
Chủ đề sinh vật và môi trường lớp 4
Chủ đề sinh vật và môi trường lớp 4
Chủ đề sinh vật và môi trường lớp 4
Chủ đề sinh vật và môi trường lớp 4
Chủ đề sinh vật và môi trường lớp 4
Chủ đề sinh vật và môi trường lớp 4
Chủ đề sinh vật và môi trường lớp 4

trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu27.11.2018
Kích255 Kb.
#41593

TUẦN: từ tuần 23 đến tuần 25

TIẾT: từ tiết 44 đến tiết 49



Ngày soạn: 20 / 1/ 2016

Ngày dạy: từ ngày …… đến ngày…..


CHỦ ĐỀ: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

(6 TIẾT)


I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

1. Mô tả chủ đề

Chủ đề này gồm các bài trong chương I – Phần : Sinh vật và môi trường - Sinh học 9 - THCS.

Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Bài 45- 46: Thực hành: tìm hiểu môi trường sống và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

2. Mạch kiến thức của chủ đề

2.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

2.1.1. Môi trường sống của sinh vật

a. Khái niệm

b. Phân loại

2.1.2. Các nhân tố sinh thái

2.1.3. Giới hạn sinh thái

2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

2.2.1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

2.2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật

2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật

2.3.2. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật

2.4. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

2.4.1 Quan hệ cùng loài

2.4.2. Quan hệ khác loài

2.5 Tìm hiểu môi trường sống và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

2.5.1 Tìm hiểu về môi trường sống của các sinh vật trong đại điểm thực hành

2.5.2.Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của thực vật quan sát

2.5.3.Tìm hiểu môi trường sống của động vật

3. Thời lượng:

Số tiết học trên lớp 4 tiết

Số tiết thực hành ngoài thiên nhiên: 2 tiết

Thời gian học trên lớp: 3 tuần.

Thời gian học ở nhà: 3 tuần

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

1. Mục tiêu chủ đề:

1.1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm về môi trường sống của sinh vật

- Nêu các loại môi trường sống của sinh vật, cho ví dụ sinh vật sống ở môi trường đó.

+ Phân biệt được các nhân tố sinh thái. Nêu các nhóm nhân tố sinh thái: Vô sinh , hữu sinh gồm Con người và sinh vật khác

+ Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái

+ Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái. Lấy được ví dụ

- Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ,ánh sáng,độ ẩm) đến sinh vật.

+ Nêu được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý và tập tính của sinh vật.

+ Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.

+Liên hệ, vận dụng giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật.

+ Học sinh mô tả được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái: nhiệt độ môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật một cách sơ lược.Phân tích, tổng hợp rút ra sự thích nghi của sinh vật.

+ Học sinh mô tả được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. Phân tích rút ra sự thích nghi của sinh vật

+Nêu được các nhóm sinh vật và đặc điểm của các nhóm : ưa sáng, ưa bóng, ưa ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt và biến nhiệt……

- Học sinh trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.

+ Học sinh trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.

+ Học sinh nêu đặc điểm các mối quan hệ cùng loài, khác loài giữa các sinh vật: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác.

+ Hs tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống của sinh vật ở môi trường quan sát

1.2. Kĩ năng :

+ Học sinh nhận biết được các môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiên các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật.

+ Học sinh biết cách thu thập mẫu.

+ Phân loại ,phân tích mẫu vật

1.3. Thái độ: Xây dựng tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.

1.4. Định hướng các năng lực được hình thành

1. 4.1. Các năng lực chung

+ NL tự học

HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:

- Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái

- Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ,ánh sáng,độ ẩm ) đến sinh vật.

- Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường

- Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài

- HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề.

+ NL giải quyết vấn đề

- HS giải quyết được các tình huống học tập Ví dụ: Tại sao cây sống ở nơi quang đãng có đặc điểm khác cây sống trong bóng râm?Gấu Bắc cực kiểu hình khác gấu Việt Nam? Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố sinh thái?

Những ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật, mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống.

+ NL tư duy sáng tạo

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập: Tại sao lại nuôi vịt đàn, lợn đàn, trồng xen canh, thả nhiều cá trong 1 ao?

- Đề xuất được ý tưởng: Vận dụng trong thực tế đề xuất các biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt để có năng xuất cao

+ NL tự quản lý: Quản lí nhóm học tập: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.

+ NL giao tiếp: Trao đổi thảo luận về các nội dung, ghi chép, báo cáo kết quả.

+ NL hợp tác: Làm việc theo nhóm trao đổi nội dung thảo luận

+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT): Sưu tầm tư liệu môi trường sống của một số sinh vật, hình ảnh một số loại thực vật, động vật trên internet

+ NL sử dụng ngôn ngữ

- NL sử dụng dụng đúng các thuật ngữ sinh học

1.4.2. Các kỹ năng khoa học

+ Quan sát: Học sinh quan sát tranh ảnh, vi deo, mẫu vật, mô tả được đặc điểm quan sát về hình thái của thực vật, cấu tạo ngoài một số động vật do ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.

+ Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Căn cứ vào các đặc điểm sắp xếp các sinh vật vào các nhóm theo các nhân tố sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.

+ Tìm mối liên hệ: Đặc điểm của sinh vật thích nghi với các nhân tố sinh thái của môi trường

+ Tính toán: Tính giới hạn sinh thái của một số loài

+ Xử lí và trình bày các số liệu: xử lí số liệu và vẽ biểu đồ giới hạn sinh thái

+ Thí nghiệm: Thu thập và xử lí các mẫu vật bài thực hành ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

2.1 Chuẩn bị của GV:

- Bảng phụ, phiếu học tập ghi nội dung bảng 41.1 và 41.2 SGK

- Bảng phụ vẽ đồ thị về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam

- Một số mẫu cây ưa bóng và mẫu cây ưa sáng

- Phiếu học tập có nội dung như bảng 42.1 SGK

- Tranh ảnh minh họa về một số động vật sống ở sứ lạnh và động vật sống ở xứ nóng,thực vật sống ở hoang mạc, sa mạc

- Vi deo minh họa một số mối quan hệ cùng loài và khác loài ở động vật và thực vật

- Dụng cụ bắt động vật thủy sinh dưới đáy ao hồ, hộp dựng mẫu vật, túi nilon...

2.2. Chuẩn bị của HS:

- Các nhóm chuẩn mẫu câu ưa bóng, cây ưa sáng theo yêu cầu

- Kẻ trước một số bảng trong SGK vào vở
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ


Nội dung

CKTKN



Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Các NL/KN cần hướng tới

Môi trường và các nhân tố sinh thái

Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, nêu các loại môi trường sống của sinh vật, khái niệm nhân tố sinh thái, các nhóm nhân tố sinh thái, khái niệm giới hạn sinh thái

1,2,3,4,5

14.1


Xác định các loại môi trường sống của sinh vật

Phân biệt các nhóm nhân tố sinh thái, tại sao con người tách thành nhóm riêng.

- So sánh giới hạn sinh thái của các loài 14.2,15,16,17


Vẽ biểu đồ giới hạn sinh thái

18

Kĩ năng :

Nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường ở địa phương


Vận dụng hiểu biết về giới hạn sinh thái của một số loài để xác định khả năng phân bố của sinh vật

19,20,21

- NL định nghĩa, phân loại, quan sát, xử lý và trình bày các số liệu, NL hợp tác

Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Nêu được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý và tập tính của sinh vật.

6,7,



So sánh đặc điểm hình thái và sinh lí của nhóm cây ưa sáng và cây ưa bóng

8,9,12,13


- Liên hệ vận dụng giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật.

Kĩ năng :

Nhận biết một số cây ưa sáng và cây ưa bóng, động vật ưa sáng, động vật ưa tối


Ứng dụng trong chăn nuôi trồng trọt NL so sánh, tư duy, giải quyết vấn đề, NL hợp tác

Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái: nhiệt độ, độ ẩm của môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật một cách sơ lược.

Nêu được các nhóm sinh vật : ưa sáng, ưa bóng, ưa ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt và biến nhiệt……

22.1


Phân tích, tổng hợp rút ra sự thích nghi của sinh vật.

Phân biệt sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt

10,11,22,23.1, 23.2; 24.1

Giải thích một số đặc điểm thích nghi của sinh vật với nhiệt độ và độ ẩm.

Kĩ năng :

Nhận biết được các sinh vật : ưa sáng, ưa bóng, ưa ẩm, chịu hạn,biến nhiệt và hằng nhiệt trong thực tế

24.1, 25,26

Ứng dụng trong chăn nuôi trồng trọt 25 NL tư duy, giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL phân loại, quan sát

Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

+ Học sinh trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.

29

+ Giải thích các hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến quan hệ cùng và khác loài
Ứng dụng trong chăn nuôi trồng trọt

28

NL tư duy, giải quyết vấn đề, NL hợp tác

Tìm hiểu môi trường sống và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
Nhận biết được môi trường sống của các sinh vật quan sát trong địa điểm thực hành Hiểu được ảnh hưởng của ánh sáng và độ ẩm tới sự thay đổi hình thái của phiến lá cây Sắp xếp phân loại đúng các loại cây quan sát vào từng nhóm cho phù hợp Vận dụng các kiến thức về ảnh hưởng của ánh sáng và độ ẩm trong trồng trọt để cây trồng đạt năng xuất cao - NL phân loại, quan sát, xử lý và trình bày các số liệu, NL hợp tác

IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1- Phần trắc nghiệm:

1. Điều sau không đúng với môi trường:

A. Bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái ở xung quanh sinh vật.

B. Gồm 3 loại: môi trường đất, nước và sinh vật.

C. Ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

D. Là nơi sinh sống của các sinh vật.

2. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm :

A. Tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.

C. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

D. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.

3. Điều sau không đúng với nhân tố vô sinh:

A. Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.

B. Là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

C. Là thế giới sinh vật của môi trường.

D. Là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

4. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm:

A. Thực vật, động vật và con người.

B. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.

D. Thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

5. Điều sau không đúng với nhân tố hữu sinh:

A.Là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

B. Là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường

C. Là thế giới hữu cơ của môi trường.

D. Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.

6. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:

A. Hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho độngvật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

B. Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.

C. Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.

D. Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.

7. Đặc điểm sau không phải của cây ưa sáng:


A. Thân cao, thẳng. C. Lá nằm ngang.
B. Phiến lá dày. D. Mô giậu phát triển.

Cho các cây sau đây (dùng cho câu 8 và 9):

I. Phi lao.

II. Vạn niên thanh.

III. Xà cừ.

IV. Thông.

V. Lá lốt.

VI. Ráy.

8. Những cây sau đều là cây ưa sáng
A. I, III, V. B. III, IV, V. C. I, III, IV. D. II, III,VI.

9. Những cây sau đều là cây ưa bóng:
A. I, III, IV. B. IV, V, VI C. I, II, III. D. II, V, VI.

10. Những sinh vật sau là sinh vật hằng nhiệt:
A. Vi khuẩn, lạc đà, đà điểu, sóc. C. Gấu, dơi, hươu sao, cá heo.
B. Thằn lằn, thỏ, chó sói, cá sấu. D. Dơi, chuột chù, rùa biển, cá voi.

11. Những loài sau là động vật biến nhiệt:
A.Cá heo, cá rô phi, cá lưỡi trâu C. Cá rô phi, cá heo, cá nóc.
B. Cá chim, cá voi, cá chép. D. Cá sấu, cá nhám, cá đuối.

12. Những động vật hoạt động ban đêm là:
A. Lươn, bướm đêm, trâu. C. Muỗi, thằn lằn,chim sẽ.
B. Ong, gà rừng, bồ câu. D. Chim cú, chim lợn, dơi.

13. Đặc điểm thích nghi sau không gặp ở những động vật hoạt động ban đêm:
A. Thân có màu sắc sặc sỡ dễ nhận biết. C. Xúc giác phát triển.
B. Mắt rất tinh dễ quan sát. D. Mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm.

2- Phần tự luận

Câu 14: Giả sử có các sinh vật sau: Trâu, lợn, sán lá gan, sán sơ mít, giun đũa, giun đất, cá rô phi, sáo.

1.Trình bày khái niệm môi trường sống của sinh vật, có mấy loại môi tr­ường sống của sinh vật?

2. Cho biết môi tr­ường sống của các loại sinh vật kể trên?
Câu 15: Khi nuôi gà chúng ta cố gắng chọn những giống gà tốt. Tùy theo mục đích nuôi gà mà họ chọn theo h­ướng trứng hay h­ướng thịt, trong quá trình chăm sóc chú ý : Cho ăn thức ăn đầy đủ: Bột cá, ngô. cua, ốc, giun…Và nuôi d­ưỡng chúng trong chuồng cao và ánh sáng đầy đủ để chống bệnh tật.

1. Những loại nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng đến sinh tr­ưởng, phát triển của gà? Hãy sắp xếp những nhân tố trên theo phân loại đó?

2. Hãy phân tích sự tác động của các nhân tố sinh thái trên lên đời sống của gà?

Câu 16: Bài tập 1 SGKtr121

Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: Mức độ ngập nước, kiến độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gôc giá thổi, gỗ mục, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vó các nhóm nhân tố sinh thái.

Câu 17: Bài tập 2SGKtr121

Quan sát lớp học và tìm các nhân tố sinh thái tác động đế việc học tập và sức khỏe của học sinh.

Câu 18: Bài tập 3SGK Tr121

Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.

Câu 19: Khi nghiên cứu ảnh h­ưởng của nhiệt độ lên đời sống của Cá Rô Phi ở nước ta, chúng chết ở nhiệt độ d­ưới 5,60C và trên 420C. Nó phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 300C Ng­ười ta tiến hành nuôi cá Rô Phi ở môi tr­ường có nhiệt độ khác nhau là: 40C, 290C, 400C, 5,70C. Em hãy so sánh sự phát triển của cá Rô Phi trong các môi trư­ờng trên. Từ đó hãy rút ra nhận xét?

Câu 20: Cá rô phi nuôi ở n­ước ta bị chết khi nhiệt độ xuống d­ưới 5,60C hoặc khi cao hơn 420C và sinh sống tốt ở nhiệt độ 300C

1. Đối với cá rô phi, các giá trị về nhiệt độ 5,60C, 420C và 300C gọi là gì?

2. Cá chép sống ở nư­ớc ta có cá giá trị về nhiệt độ t­ương ứng là 20C, 440C và 280C

So sánh 2 loài cá rô phi và cá chép, loài nào có khả năng phân bố rộng hơn so với loài kia?

3. Biên độ dao động nhiệt độ của nư­ớc ao hồ ở miền Bắc n­ước ta là 20C và 420C và ở miền Nam n­ước ta là 100C và 400C loài nào sống ở đâu sẽ thích hợp, tại sao?

Câu 21: Bài tập 4 SGK tr121

Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:

- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC, trong đó điểm cực thuận là +55oC.

- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó điểm cực thuận là +32oC.

Câu 22

Cây thông đuôi ngựa sống được trong nước có nồng độ muối từ 0,5‰ đến 4‰ và sinh trưởng tốt ở nồng độ muối 2‰.

1. Vẽ sơ đồ tác động của nồng độ muối lên cây thông đuôi ngựa.

2. Cây mắm biển sống ở các bãi lầy ven biển chịu đựng được nồng độ muối trong nước từ 5‰ đến 9‰.

So sánh khả năng chịu đựng và thích nghi với nồng độ muối của cây mắm biển và cây thông đuôi ngựa.

Câu 23

1. Phân biệt nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng?

2. Sắp xếp các cây sau vào nhóm thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng cho phù hợp: Cây bàng, cây ổi, cây ngải cứu, cây thài lài, phong lan, hoa sữa, dấp cá, táo, xoài.

3. Trong chăn nuôi gà đẻ trứng người ta làm thế nào để tăng sản lượng trứng? Vậy ánh sáng có ảnh hưởng như thế nào đến động vật?

Câu24.

1.Phân biệt nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt?

2. Nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường? Tại sao?

Câu 25

Giải thích câu thành ngữ. Người sống vì gạo, cá bạo về nước

Câu 26

Hãy xác định những sinh vật sau đây hình thành những đặc điểm thích nghi theo những nhân tố sinh thái nào:

1, Chim di cư­ về phư­ơng Nam khi mùa đông tới .

2, Cây x­ương rồng tiêu giảm lá và thân mọng nư­ớc.

3, Cây bàng rụng lá vào mùa đông.

4, Con dơi ban ngày ngủ, ban đêm đi kiếm mồi.

5, Trùng roi ngày nổi trên mặt nư­ớc, đêm lặn xuống

Đáp án


2. Độ ẩm 3.Nhiệt độ và độ ẩm 4.Ánh sáng 5.Ánh sáng




Chia sẻ với bạn bè của bạn: