Chủ nghĩa dân tộc vaccine là gì

Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta khẳng định lập trường chống chủ nghĩa dân tộc vaccine. [Ảnh: AFP]

Theo phóng viên TTXVN tại châu Đại dương, ngày 9/11, các nền kinh tế thành viên thuộc Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương [APEC] đã một lần nữa khẳng định "lập trường vững chắc" chống lại chủ nghĩa dân tộc vaccine nhằm hỗ trợ đà phục hồi của khu vực sau đại dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh cam kết chung tay ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp liên bộ trưởng ngoại giao và thương mại các nền kinh tế thành viên APEC diễn ra trong các ngày 8-9/11 theo hình thức trực tuyến, Ngoại trưởng New Zealand [nước chủ nhà APEC 2021] Nanaia Mahuta khẳng định tất cả 21 nền kinh tế APEC đã có nhiều đóng góp trong công tác ứng phó với đại địch COVID-19, đồng thời nỗ lực hướng tới những tiến bộ trong vấn đề thương mại.

[Các bộ trưởng APEC cam kết ủng hộ WTO và thúc đẩy phục hồi kinh tế]

Trong khi đó, ông Damien O’Connor - Bộ trưởng Thương mại New Zealand - cho biết không có nền kinh tế thành viên nào của APEC áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu vaccine sau khi các bộ trưởng thương mại của diễn đàn thảo luận về cách ứng phó chung với chủ nghĩa dân tộc vaccine từ tháng 6/2021.

Cho đến nay, 17 trong số 21 nền kinh tế thành viên của APEC đã giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với vaccine và các sản phẩm liên quan, giúp cho việc tiếp cận chúng được dễ dàng hơn.

Hiện các nền kinh tế thành viên APEC vẫn chưa nhất trí với đề xuất của Mỹ về việc đăng cai hội nghị cấp cao APEC vào năm 2023./.

Nguyễn Minh-Thanh Phương [TTXVN/Vietnam+]

Bên cạnh các cụm từ "giãn cách xã hội", "làm phẳng đường cong" [chiến lược y tế công cộng để làm chậm sự lây lan của vi rút SARS-CoV-2 trong đại dịch COVID-19] và "nghỉ phép" [nghỉ việc tạm thời của người lao động do nhu cầu đặc biệt như điều kiện kinh tế toàn xã hội], "chủ nghĩa dân tộc vaccine" trở thành thuật ngữ mới trong hoạt động tiêm chủng.

Chủ nghĩa dân tộc vaccine xảy ra khi các chính phủ ký thỏa thuận với các nhà sản xuất dược phẩm nhằm cung cấp vaccine cho nước mình trước khi phân phối cho các quốc gia khác. Ngay trước khi hàng loạt các loại vaccine Covid-19 được phê duyệt và hoàn thành thử nghiệm lâm sàng trong thời gian gần đây, các quốc gia giàu có như Anh, Mỹ, Nhật Bản và khối châu Âu đã mua sắm vài triệu liều vaccine có sẵn. Bất chấp những tranh cãi chính trị, châu Âu và Hoa Kỳ có xu hướng ưu tiên chương trình vaccine của riêng mình.

Ảnh minh họa. [Ảnh: internet]

Theo một báo cáo mới được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh [BMJ], Mỹ đã đảm bảo 800 triệu liều của ít nhất sáu loại vắc xin đang được phát triển và có khả năng mua thêm khoảng một tỷ liều nữa. Bên cạnh đó, Vương quốc Anh đã mua 340 triệu liều vaccine với tỷ lệ khoảng 5 liều cho mỗi người dân. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã bày tỏ quan ngại và lo ngại rằng những thỏa thuận mua vaccine đơn phương của các nước phát triển sẽ khiến một số vùng nghèo khó trên thế giới không thể tiếp cận tiêm chủng. Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc WHO từng chia sẻ với các quốc gia thành viên vào ngày 18 tháng 8 năm ngoái: “Chúng ta cần ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc về vaccine. Các nhà lãnh đạo tại nhiều quốc gia mong muốn bảo vệ người dân nước mình trước tiên nhưng nỗ lực ngăn chặn đại dịch phải mang tính tập thể". Mối quan tâm về hiện thực các quốc gia khiêm tốn về kinh tế không được tiếp cận vaccine được đánh giá là vấn đề nghiêm trọng và là trách nhiệm của toàn bộ thế giới bởi đại dịch là vấn nạn toàn cầu kéo theo hệ lụy kinh tế khủng khiếp khiến những nền kinh tế hùng mạnh nhất cũng phải gục ngã.

Chỉ tập trung tiêm chủng cho những quốc gia đã mua phần lớn nguồn cung cấp vaccine đồng nghĩa với tạo điều kiện cho vi-rút sẽ tiếp tục hoành hành ở các quốc gia không có khả năng hoàn thành tiêm chủng. Trong bối cảnh vi rút liên tục biến đổi nhanh chóng và khôn lường, rất khó để kiểm soát sự lây lan tại bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Lây nhiễm càng tăng cao càng có nhiều khả năng xuất hiện biến chủng và cuối cùng con người sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn của dịch bệnh. Hơn thế nữa, các biến chủng cho phép vi rút né tránh phản ứng miễn dịch do tiêm chủng đề ra, có nghĩa là vaccine sẽ trở nên kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng trong tương lai.

Ảnh minh họa. [Ảnh: internet]

Các công ty dược phẩm cho biết để có thể thích ứng và sản xuất vaccine chống lại bất kỳ biến thể mới cần nhiều thời gian vốn rất quý báu trong thời kỳ đại dịch. Không thể chắc chắn về khả năng phòng và chống của vaccine có thể đạt hiệu quả hoàn toàn hay không, đó là lí do tại sao thế giới cần một phản ứng mang tính toàn cầu để có thể đối phó với đại dịch. Do đó, chủ nghĩa dân tộc của vaccine là hết sức thiển cận. Giải pháp thay thế được đưa ra hiện nay là một chương trình vaccine toàn cầu trong đó WHO đặt mục tiêu tăng tốc phát triển thuốc điều trị vaccine Covid-19 thông qua COVAX.

Được thành lập cùng với Liên minh Đổi mới Chuẩn bị sẵn sàng Dịch bệnh [CEPI], chương trình nghị sự của COVAX cung cấp khả năng tiếp cận công bằng và sáng tạo đối với các chẩn đoán, phương pháp điều trị và vaccine COVID-19. Cho đến nay, hơn 170 quốc gia đã đăng ký COVAX, bao gồm cả Anh và Trung Quốc. Trong đó, tất cả các quốc gia là một phần của COVAX và bắt buộc phải tuân theo một kế hoạch phân phối vaccine một cách công bằng nhằm ngăn chặn tình trạng tích trữ tư lợi ở cấp quốc gia. Động thái này giúp đảm bảo ngay cả những nước nghèo nhất cũng có thể tiếp cận với vắc xin trong khi những người giàu nhất vẫn được bảo vệ.

Theo doanhnghiephoinhap.vn

Nguồn bài viết: //doanhnghiephoinhap.vn/chu-nghia-dan-toc-vaccine-va-he-luy.html

[Pháp lý] – Nghiên cứu cho thấy, xét về khối lượng các tội phạm nguồn tại Việt Nam, số lượng vụ án và bị can bị khởi tố, điều tra và xử lý về hành vi rửa tiền còn rất ít và chưa tương xứng so với rủi ro tiềm ẩn loại tội phạm này tại Việt Nam. Nguyên nhân một phần do hành lang pháp lý về PCRT còn nhiều lỗ hổng.

[Pháp lý] – Thị trường chứng khoán [TTCK] Việt Nam gần đây phát hiện nhiều vụ thao túng, làm giá. Không chỉ vậy, lợi dụng mạng xã hội, một số đối tượng đã phát tán những thông tin chưa có kiểm chứng, tin giả mạo gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của TTCK và gây thiệt hại cho nhà đầu tư, đồng thời gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc phát hiện và xử lý. Điều này đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn để giám sát TTCK và nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán. 

[Pháp lý] – Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm đảm bảo thi hành phần dân sự trong bản án hình sự. Tuy nhiên từ thực tiễn tố tụng và thi hành các đại án trong thời gian qua cho thấy pháp luật về kê biên tài sản đảm bảo THA đang bộc lộ sự bất cập, khiến cho việc thu hồi tài sản của Nhà nước do người phạm tội gây ra gặp rất nhiều khó khăn. Vậy những bất cập đó là gì và giải pháp nào để khắc phục ?

[Pháp lý] – Hành vi tăng khống vốn để làm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm trục lợi, lừa đảo nhà đầu tư của một số công ty niêm yết thời gian qua đã gây ra không ít hệ lụy cho xã hội… Do đó, việc nghiên cứu sửa đổi bổ sung các qui định pháp luật liên quan nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm, làm trong sạch môi trường đầu tư kinh doanh. ..… là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay.

[Pháp Lý] - Thời gian qua trên thị trường đã có nhiều mã cổ phiếu bị kiểm soát, hạn chế giao dịch hoặc cao hơn bị đình chỉ giao dịch. Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đặc biệt quan tâm muốn tìm hiểu pháp luật qui định đối với từng trường này thế nào ?

[Pháp lý] - Với những quy định cải tiến, cơ chế Giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư [ISDS] trong Hiệp định thương mại tự do [EVFTA] và Hiệp định bảo hộ đầu tư [IPA] đã nâng cao cơ hội của Việt Nam trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ EU, nhưng cùng lúc cũng tạo ra nhiều thách thức.

[Pháp lý] – Nghiên cứu từ thực tiễn một số vụ việc và đặc biệt một số vụ án liên quan đến hành vi tăng vốn ảo thời gian gần đây, cho thấy pháp luật vẫn còn nhiều sơ hở, hạn chế.

[Pháp lý] - Tính đến tháng 3/2022, quy mô nền kinh tế danh nghĩa của Ấn Độ đạt 854,7 tỷ USD, cao hơn mức 816 tỷ USD của Anh, được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 7% trong năm nay. Trước đó hồi cuối năm 2021, số liệu của IMF cho thấy, Ấn Độ đã vượt qua Vương quốc Anh, chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới… Nghiên cứu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của Ấn Độ thấy không có Luật thu hút FDI chuyên biệt. Vậy Ấn Độ đã làm gì để có bước nhảy vọt thần kỳ như vậy ?

[ Pháp Lý] - Trong bối cảnh toàn cầu hóa,Việt Nam dễ trở thành “thiên đường” rửa tiền của các đối tượng phạm tội. Hoạt động phạm tội rửa tiền diễn ra vô cùng phức tạp, thủ đoạn tinh vi, có tổ chức khiến công tác kiểm soát, phát hiện ngày càng khó khăn. Rửa tiền không chỉ ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị mà còn đe dọa tới an ninh các quốc gia trong đó có Việt Nam khi các dòng tiền này được tài trợ cho khủng bố. Do đó, việc tìm hiểu các phương thức, thủ đoạn của đối tượng phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm rửa tiền.

[Pháp lý] - Những sai phạm trong hoạt động thẩm định giá thường gây thiệt hại rất lớn về kinh tế nhưng nếu các đối tượng chỉ bị xử lý về hành chính mà không bị xử lý về hình sự hoặc chỉ bị xử lý vai trò là đồng phạm giúp sức cho các đối tượng khác trong vụ án hình sự là quá nhẹ, không đủ sức răn đe, chưa tương xứng với hậu quả nghiêm trọng mà hành vi thẩm định sai giá trị tài sản gây ra cho xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề