Chức năng, nhiệm vụ của máy nén trong hệ thống lạnh là gì?

Dầu máy nén lạnh hiện nay đang được sử dụng nhiều cho các máy nén lạnh. Với nhiều loại dầu máy nén lạnh khác nhau. Được nhiều hãng dầu công nghiệp nổi tiếng trên thế giới sản xuất. Vậy dầu máy nén lạnh là gì? Nó có chức năng gì? Mua dầu máy nén lạnh ở đâu? Để giúp bạn có thêm thông tin về loại dầu máy này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khái niệm, chức năng dầu máy nén lạnh

Dầu máy nén lạnh là dầu bôi trơn công nghiệp được nhiều hãng dầu nổi tiếng trên thế giới sản xuất: Shell, Mobil, Total, Caltex… Được pha chế theo công nghệ hiện đại kết hợp với hệ phụ gia chứa các chất mài mòn, chất chống oxy hóa… tăng khả năng bôi trơn của dầu cho các loại động cơ thiết bị máy móc.

Chức năng: Dầu có chức năng chính là truyền tải năng lượng cho thiết bị làm lạnh, bôi trơn xy lanh trong các loại máy nén lạnh, các bộ phận chuyển động… Ngoài ra nó còn có tác dụng bôi trơn, chống oxi hóa tuyệt vời, chống mài mòn cho các thiết bị làm lạnh hiệu quả, loại bỏ các chất bẩn trong dầu, làm sạch dầu…

Phân loại: Dựa vào dầu gốc chia ra làm hai loại:

  • Dầu máy nén lạnh pha chế bởi dầu gốc khoáng
  • Dầu máy nén lạnh pha chế bởi dầu gốc tổng hợp

Ứng dụng:  Là dầu nhờn bôi trơn, tải nhiệt cho các máy nén lạnh, các ứng dụng thương mại, công nghiệp…

Xem thêm: Dầu Chống Rỉ Là Gỉ ? 03 Loại Dầu Chống Rỉ Bán Chạy Nhất

Phân loại máy nén lạnh

Dầu máy nén lạnh có nhiều loại khác nhau vì vậy khi chọn mua dầu bạn phải chọn loại dầu phù hợp với loại máy nén lạnh mà mình đang sử dụng. Về cơ bản có một số loại máy né lạnh như sau:

  • Máy nén lạnh Piston
  • Máy nén lạnh rotary
  • Máy nén lạnh trục vít
  • Máy nén lạnh xoắn ốc
  • Máy nén lạnh ly tâm

Lựa chọn dầu bôi trơn phù hợp với thiết bị máy móc mang lại cho bạn nhiều lợi ích tuyệt vời: Lựa chọn các loại dầu có độ bền oxy hóa cao, khả năng chịu nhiệt tốt, khả năng chống ăn mòn, mài mòn hiệu quả… giúp dầu có tuổi thọ dầu cao, giảm chi phí bảo dưỡng, ngăn ngừa hiện tượng ngưng máy. Duy trì ổn định hoạt động của máy móc thiết bị, kéo dài thời gian sử dụng máy nén lạnh. Vì vậy khi chọn mua dầu bạn phải đảm bảo dầu máy lạnh có chất lượng cao, đảm bảo khả năng truyền nhiệt , khả năng bôi trơn…cho thiết bị máy móc.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Lựa Chọn Dầu Thủy Lực 32, 46,68

Một số loại dầu máy nén lạnh thông dụng

  • Dầu máy nén lạnh Mobil Gargoyle Arctic SHC Series
  • Dầu máy nén lạnh Shell Refrigeration S4 FR-F 100
  • Dầu máy nén lạnh Total Lunaria FR 46 
  • Dầu máy nén lạnh Shell Refrigeration S2 FR-A 46

Xem thêm: Sử Dụng Dầu Nén Khí 32 Nào Cho Máy Nén Khí Trục Vít

Để được tư vấn và hỗ trợ sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ HKV VIỆT NAM Địa chỉ: Số 64A, Tổ 4, P. La Khê, Q. Hà Đông,Hà Nội Điện thoại: 0433591479 - 0915980206

Email:  

Website: dauthuyluc.com

Máy nén điều hòa hay còn gọi là lốc điều hòa, có lẽ tên gọi lốc điều hòa mọi người dễ hình dung hơn tên gọi chuẩn, được coi như trái tim của hệ thống làm lạnh điều hòa. Người sử dụng cũng cần tìm hiểu về bộ phận này, còn với thợ kỹ thuật sửa điều hòa thì quá quen thuộc, tuy nhiên nội dung bài viết này trình bày chủ yếu cho người sử dụng hiểu là chính. Có nhiều vấn đề của điều hòa liên quan tới máy nén, do vậy Nhất Long sẽ phân tích kỹ càng để chúng ta hiểu cặn kẽ hơn.

Máy Nén Điều Hòa Là Gì?

Máy nén là thiết bị trung gian giữa dàn hơi và dàn lạnh, đây là bộ phận chuyển đổi chất làm mát áp suất thấp từ dàn hơi thành khí lạnh áp suất cao, nóng khi di chuyển vào dàn lạnh. Được coi như trái tim của hệ thống làm lạnh điều hòa, đảm bảo quá trình làm lạnh của cả hệ thống. 

Tuy khá xa lạ với nhiều người, nhưng rất quen thuộc đối với những người thợ điện lạnh. Vì vậy, để tìm hiểu kỹ hơn về tầm quan trọng của bộ phận này hãy cùng đến với những thông tin bên dưới.

Cấu tạo của máy nén điều hòa

Trong nội dung này chúng ta cũng chỉ cần tìm hiểu tổng quát về cấu tạo của máy nén điều hòa để hiểu thêm về bộ phận này, còn thực tế khi máy nén bị hỏng sẽ thay mới hoàn toàn mà không thể sửa do phần vỏ của máy nén là hàn kín, không tháo rời.

Máy nén dạng cuộn có một số bộ phận chính là động cơ điện, bộ phận nén xoắn ốc, vỏ máy nén và một số bộ phận khác, có thể tìm hiểu kỹ thêm trong nội dung về máy nén dạng cuộn. Đây là lốc nén cho hiệu quả nén cao, tiếng ồn nhỏ [40-60db], độ mòn ít, không nóng, dễ bảo dưỡng và tiết kiệm điện.

Chức năng của máy nén điều hòa

Chức năng của máy nén điều hòa là điều đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu, trong nhiều nội dung trước tác giả đã trình bày rõ ràng để người sử dụng hiểu tác dụng của bộ phận này. Nói sơ qua một chút cho bạn nào chưa rõ, máy nén điều hòa chính là bộ phận tạo ra sự luân chuyển liên tục của môi chất lạnh trong hệ thống đường ống dẫn từ dàn lạnh tới dàn nóng và ngược lại. 

Máy nén có các tác dụng sau:

 – Hút liên tục môi chất trong dàn lạnh để nén đến áp suất cao chuyển thành dạng lỏng ở dàn nóng, quá trình biến đổi từ dạng khí sang dạng lỏng sẽ sinh nhiệt nên môi chất lỏng có nhiệt độ rất cao, lên tới gần 100oC. Chính vì vậy khi các bạn đứng trước cục nóng của điều hòa đang chạy liên tục sẽ thấy gió ra từ dàn nóng rất nóng và khô. 

 – Tác dụng thứ 2 của máy nén đó là tạo ra sự luân chuyển liên tục của môi chất trong đường ống để quá trình thu nhiệt tại dàn lạnh và xả nhiệt tại dàn nóng được thực hiện liên tục khi chưa đạt nhiệt độ yêu cầu trong phòng.

Nội dung bài viết này khá dài nên tác giả muốn trình bày nguyên lý nén xả của môi chất lạnh trong một nội dung khác, hay chính là giải thích vấn đề tại sao phải nén gas từ dạng khí sang dạng lỏng.

Các loại máy nén được sử dụng hiện nay

Lốc điều hòa sử dụng trên thực tế có nhiều loại, tuy nhiên ở thị trường Việt Nam với các hãng máy, đời máy, công suất máy khác nhau thì sử dụng chủ yếu một số loại máy nén như máy nén dạng piston, máy nén dạng swing, máy nén khí dạng cuộn [xoắn ốc]. Trong đó máy nén dạng piston và dạng xoắn ốc là sử dụng phổ biến nhất. Với các loại điều hòa thế hệ mới cho hiệu quả làm lạnh cao hơn, sử dụng chủ yếu là máy nén dạng xoắn ốc, do vậy trong nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu về máy nén dạng xoắn ốc.

Các trục trặc thường gặp của máy nén điều hòa

Lốc điều hòa là trái tim của hệ thống lạnh, do vậy khi lốc không hoạt động hay hoạt động không phù hợp sẽ làm cho quá trình làm lạnh không hiệu quả, làm lạnh kém, tốn điện. Do vậy khi người sử dụng cảm thấy điều hòa không lạnh hiệu quả như trước, cần phải kiểm tra sớm để tìm ra nguyên nhân xử lý. Chỉ cần một nguyên nhân nào đó làm cho điều hòa kém lạnh hơn sẽ dẫn tới thời gian làm lạnh lâu và đương nhiên lốc điều hòa phải làm việc nhiều thời gian hơn để cố gắng đạt nhiệt độ, do vậy tuổi thọ lốc giảm, nhiệt độ lốc tăng cao, độ mòn cơ cấu nén tăng. 

Máy nén điều hòa dạng cuộn thường ít khi bị hỏng bởi bản thân nó mà chủ yếu bị hỏng do các bộ phận khác gây ra, như trên đã nói rằng khi thời gian phải làm lạnh tăng lên thì lốc phải làm việc nhiều hơn, nhanh hỏng hơn. Nhất là trường hợp dàn lạnh và dàn nóng bị bám bụi nhiều dẫn tới khả năng trao đổi nhiệt chậm, kém hiệu quả, do vậy việc vệ sinh điều hòa định kỳ là rất quan trọng, đảm bảo môi trường làm việc thuận lợi nhất cho các bộ phận hoạt động.

=> Liên hệ thợ sửa máy nén điều hòa uy tín TP.HCM

Nguyên nhân dẫn đến hư hỏng điều hòa

Điều hòa quá bẩn: Chắc chắn nhiều độc giả chưa hiểu vì sao điều hòa quá bẩn lại liên quan tới tình trạng máy nén không chạy, nói đơn giản như này, khi điều hòa quá bẩn sẽ làm cho khả năng trao đổi nhiệt của môi chất lạnh và không khí kém hơn rất nhiều dẫn tới máy nén phải làm việc liên tục. Chính điều đó làm cho máy nén nóng quá mức sẽ kích hoạt Tecmit để ngắt mạch điện, bảo vệ máy nén không bị hỏng, đồng thời tuổi thọ máy nén giảm do phải làm việc liên tục, vượt quá khả năng cho phép, nhanh hỏng.

Vị trí lắp cục nóng: Yếu tố này cũng ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng làm lạnh của điều hòa bởi cục nóng khó tản nhiệt sẽ làm cho điều hòa kém lạnh. Cục nóng không tản được nhiệt do vị trí đặt cục nóng quá nóng, chính điều này làm cho máy nén bị ngắt liên tục, không thể chạy.

Phòng không kín và cách nhiệt kém: Rất nhiều người sử dụng hiện nay không chú ý tới vấn đề này, dẫn tới điều hòa phải làm việc hết công suất trong thời gian dài, làm cho máy nén điều hòa không chạy do quá tải quá nóng. Trường hợp này máy nén hoạt động chập chờn, để nguội cục nóng lại hoạt động bình thường. 

Sử dụng điều hòa không đủ công suất: Điều hòa làm mát cũng cần hoạt động ở mức vừa phải, nếu liên tục hoạt động hết công suất trong thời gian dài sẽ làm cho các thiết bị nhanh hỏng, máy nén hoạt động chập chờn và nhanh hỏng.

Tụ điện máy nén: Đây chính là nguyên nhân phổ biến dẫn tới máy nén điều hòa không chạy. Tụ điện điều hòa có tác dụng hỗ trợ motor máy nén hoạt động, do vậy khi tụ điện bị hỏng hay bị yếu sẽ làm lốc không thể hoạt động. Liên hệ thợ chuyên nghiệp để kiểm tra, thay thế.

Motor máy nén: Bộ phận này chính là một motor điện được lắp bên trong lốc điều hòa để chạy bộ phận nén, motor máy nén sau thời gian sử dụng liên tục có thể gặp trục trặc ở các bộ phận như ổ bi, cuộn dây điện từ, kẹt trục, bơm dầu vv. Trong trường hợp điều hòa làm lạnh kém sẽ dẫn tới máy nén làm việc liên tục trong thời gian dài, nhiệt tăng cao, tecmit tự ngắt mạch điện, nếu tecmit hỏng sẽ làm cho máy nén hỏng theo.

Video liên quan

Chủ Đề