Có nên nuôi dúi không

Chiều cuối tháng 12 âm lịch, anh Trần Đình Nhâm, 29 tuổi, trú xã Sơn Hồng [huyện Hương Sơn] tất bật chẻ nứa, chặt cây mía làm thức ăn "bồi dưỡng" cho ba cặp dúi mới sinh sản được hàng chục con nhỏ. Khu vườn nằm trên quả đồi ở phía sau nhà chính của gia đình anh Nhâm rộng hàng trăm mét vuông, trước kia trồng cây ăn quả như cam, chanh... nay "thay áo mới" bởi hệ thống trang trại lợp mái tranh với hơn 100 ô chuồng dùng để nuôi dúi giống và thương phẩm.

Kết hôn rồi chuyển ra Bắc Ninh làm công nhân, năm 2015, vợ chồng anh Nhâm cùng hàng chục đồng nghiệp được công ty tổ chức cho đi du lịch, tham quan một trại nuôi dúi trên địa bàn. Thấy con vật này "lạ lạ, hay hay", qua trò chuyện với gia chủ thấy việc chăm sóc cũng không quá khó, song mang lại thu nhập ổn định, anh Nhâm suy nghĩ sẽ có ngày nghỉ việc về quê nuôi dúi khởi nghiệp.

Anh Trần Đình Nhâm đang đưa một con dúi cái đi ghép đôi. Ảnh: Đức Hùng

Thời gian sau, tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, anh Nhâm cùng vợ Đào Thị Hiền Lương, 23 tuổi, lái xe máy chở nhau đến một số trang trại nuôi dúi ở Bắc Ninh và Thanh Hóa tìm hiểu, học hỏi cách tổ chức mô hình và kinh nghiệm nuôi. Cuối năm 2015, khi đã tích lũy được một số ít kiến thức, hai vợ chồng viết đơn gửi lãnh đạo xin nghỉ việc, về quê ở xã Sơn Hồng xây chuồng trại.

"Bố mẹ không ủng hộ song cũng không phản đối. Nhiều hàng xóm bỡ ngỡ, không biết vợ chồng tôi đang nuôi con gì. Họ luôn nói với nhau chắc là nuôi cho vui chứ biết bán cho ai, vài bữa bỏ cho mà xem", anh Nhâm kể.

Quảng cáo

Xây hệ thống trang trại rộng hàng trăm mét vuông ở sau vườn, song ban đầu anh Nhâm chỉ làm 3 ô chuồng, mỗi ô diện tích 60 cm để nuôi thử nghiệm 6 con dúi giống, gồm 3 cái, 3 đực. Ba cặp dúi giống nếu mua ngoài thị trường giá khoảng 10 triệu đồng, nhưng một người quen ở Nghệ An khi nghe anh bày tỏ ý tưởng đã "vừa bán vừa cho" với giá 5 triệu đồng kèm lời chúc "may mắn".

Thời gian đầu, dúi giống hay gặp vấn đề về tiêu chảy, mắc bệnh đường ruột, bỏ ăn và chết một cặp. Mất nhiều ngày tìm hiểu, anh Nhâm tham khảo được cách chữa trị bằng cách cho chúng ăn củ sắn. Ngoài ra, thấy dúi chịu rét tốt hơn chịu nóng, anh thay những tấm Fibro xi măng đang lợp trên hệ thống trang trại bằng mái tranh. Bốn tháng sau, thấy hai cặp dúi giống phát triển tốt và đẻ con, anh Nhâm làm thêm hàng chục ô chuồng khác, mua thêm 20 cặp gồm dúi giống và dúi đang bầu 20 ngày về so sánh tập tính từng nhóm để chăm sóc cho tốt.

Dúi mẹ cùng 5 dúi con vừa sinh được vài tuần tại cơ sở của anh Nhâm. Ảnh: Đức Hùng

Hai năm đầu dúi chết rải rác, lỗ vài chục triệu đồng. Thấy chị Lương tỏ ý lo lắng, anh Nhâm động viên vợ, nói đó là "phí kinh nghiệm" khi khởi nghiệp. Người đàn ông 29 tuổi tâm sự, lúc mệt mỏi thường lên trại thăm đàn dúi, khi ngắm nghía và vuốt ve chúng thì muộn phiền tiêu tan. "Nhiều lúc nằm ngủ cũng mơ thấy dúi. Nó ốm thì bữa ăn tôi cảm thấy không ngon, trằn trọc suốt đêm, suy nghĩ làm sao phải nhanh chữa lành bệnh cho chúng", anh Nhâm kể.

Quảng cáo

Anh Nhâm chủ yếu nuôi dúi giống cho sinh sản, 2 tháng xuất bán một lần. Dúi mẹ mang bầu sau 48 ngày là đẻ, dúi con sau 2 tháng được tách ra nuôi theo cặp đực cái và bán cho các cơ sở giống trong và ngoài tỉnh để tiếp tục chăm sóc. Sau khi tách con khoảng 3-5 ngày, dúi bố mẹ sẽ được tẩm bổ để ghép đôi trở lại, sinh sản lứa mới. Dúi một năm đẻ khoảng 3-4 lần, mỗi đợt khoảng 4-5 con.

Con vật này yếu ăn thân cây tre nứa và mía, ngô, sắn. Một ngày dúi ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần một đốt tre nứa dài 20 cm, mía thì 5-7 cm, không uống nước. Sơn Hồng là xã vùng biên, nguồn thức ăn nhiều, anh Nhâm thường tranh thủ lúc rảnh rỗi vào rừng khai thác tre nứa về làm thức ăn dự trữ.

Cặp dúi giống giá 800.000 đến một triệu đồng, một con khoảng 2-4 lạng. Những con không đạt tiêu chuẩn xuất giống được chăm sóc để bán thương phẩm cho các nhà hàng trên địa bàn, giá 1 kg khoảng 500.000 đồng. Từ năm 2018 trở đi, gia đình anh Nhâm bắt đầu có lãi, một năm thu về hơn 300 triệu đồng tiền bán dúi giống và thương phẩm, sau khi trừ các chi phi lời khoảng 200 triệu đồng.

Anh Nhâm đang cho dúi ăn nứa. Ảnh: Đức Hùng

Hiện nay cơ sở của anh Nhâm có hơn 200 con dúi, đa số là dúi bố mẹ phục vụ sinh sản. "Hàng xóm bây giờ đã hiểu ra tôi 'nuôi con gì' rồi. Nhiều người thỉnh hoảng đến xem mô hình, học hỏi kinh nghiệm và mua vài cặp dúi về nuôi thử nghiệm, đến nay đang cho kết quả khá khả quan. Tôi luôn khuyên họ phải biết bình tĩnh trước thất bại mới có thành công", anh Nhâm kể.

Anh Nhâm dự định thời gian tới sẽ mở rộng mô hình chuồng trại lên quy mô gấp đôi so với hiện tại, phát triển kinh doanh dúi thương phẩm.

Ông Trần Thế Mỹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hồng, đánh giá anh Nhâm là một thanh niên có suy nghĩ táo bạo, dám đột phá, luôn biết học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nguồn để phát triển mô hình kinh tế điểm cho địa phương.

"Sơn Hồng điều kiện kinh tế khó khăn, một số thanh niên ra thành phố làm công nhân đã trở về phát triển các mô hình vườn đồi, nuôi gia súc, gia cầm... Xét về hiệu quả, trại nuôi dúi của anh Nhâm đang là điển hình, xã đang muốn nhân rộng", ông Mỹ nói.

Dúi là động vật gặm nhấm, trưởng thành nặng từ 7 lạng đến 3 kg. Người dân làm mô hình nuôi cần xin phép kiểm lâm sở tại, xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của con vật. Thịt dúi được chế biến làm nhiều món ăn đặc sản như: xào lăn, rượu mận, hấp...

2018-12-10 16:05:54

Nuôi dúi đã trở thành nghề “hái” ra tiền cho một số hộ nông dân. Thịt dúi núi thơm ngon, giàu đạm nên được nhiều tiểu thương và các nhà hàng tìm mua. Theo đó có thời điểm giá bán dúi núi lên đến 500 nghìn đồng/kg. Song cũng từ chính nghề này nhiều hộ gặp không ít khó khăn vì mắc nợ.

Đến xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, Sơn La hỏi nhà anh Nguyễn Văn Huân nuôi dúi thì ai cũng biết đến. Đến nhà đúng lúc 2 vợ chồng anh Huân đang chuẩn bị cho dúi ăn, cùng chúng tôi đi thăm mô hình rộng 100 m2, anh Huân khoe: Hiện tại, tổng đàn có trên 600 con, trong đó, trên 100 con dúi sinh sản, còn lại là dúi giống.

Anh Huân cho biết: Khu nuôi dúi của gia đình anh trước đây là một trại nuôi lợn. Thấy nuôi lợn vất vả mà giá cả bấp bênh nên anh đã giảm đàn lợn nuôi. Khi đó, nhận thấy nhu cầu sử dụng thịt dúi khá mạnh mà nguồn cung cấp thì hạn chế nên anh quyết định chuyển đổi sang nuôi dúi. Ban đầu anh mua khoảng 20 con dúi sinh sản mang về nuôi. Tuy nhiên, do ngày đầu chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc nên số dúi này chết hết. Không từ bỏ đam mê nuôi dúi, anh tiếp tục mua dúi rừng về thuần hóa. Phải mất gần 7 năm nghiên cứu qua internet và sách báo cộng với kinh nghiệm được rút ra từ những thất bại trước đó mới thành công như hiện nay. Dúi mang từ rừng về nuôi đã thuần hóa và sinh sản được. Khi đã thuần hóa được loài này rồi, việc nuôi và nhân đàn lại không khó. Với giá bán bình quân 350.000 đồng/kg dúi thịt, dúi giống loại 4 lạng đang bán 500.000 đồng/con thì hơn hẳn mô hình nuôi lợn, kể cả lúc lợn được giá. Hiện nay, mỗi năm trừ chi phí gia đình anh lãi 300 triệu động từ nuôi dúi.

Đến thăm mô hình gia đình anh Hoàng Văn Giang [xóm Khuôn Lân, xã Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên] hiện đang nuôi đàn dúi sinh sản hơn 100 con, con nào con nấy nung núc những thịt là thịt. Bắt đầu nuôi dúi từ năm 2012, anh Hoàng Văn Giang bỏ ra 500.000 đồng mua 1 cặp dúi của một người dân địa phương tình cờ đào được ở trong rừng. Vốn chỉ định nuôi chơi nhưng sau đó khoảng 1 năm cặp dúi sinh sản thành đàn, được nhiều người đến hỏi mua nên anh quyết định đầu tư chuồng trại để nuôi với số lượng lớn.

Trại nuôi dúi của gia đình anh Hoàng Văn Giang. Ảnh: Internet

Hiện tại, trại dúi của anh có tổng số lượng trên 100 con, có thời điểm lên đến 300 con. Trung bình mỗi năm anh bán 2 lứa dúi giống với giá bình quân từ 450.000 – 500.000 nghìn đồng/cặp, mỗi lứa thu 20 triệu đồng. Ngoài dúi giống, các nhà hàng đặt mua dúi thịt với giá 400.000 – 450.000 đồng/kg. Mỗi năm, riêng nuôi dúi đã cho gia đình anh Giang thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng.

Trái ngược với những mô hình nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh tế cao như trên, mô hình nuôi dúi của anh Đặng Văn Bắc [Xã Thiệu Quang, Thiệu Hóa, Thanh Hóa] đang rơi vào cảnh khốn đốn. Từng một thời chạy đua theo phong trào nuôi dúi, anh Bắc hiểu hơn ai hết về những gian truân, vất vả của nghề nuôi nhốt dúi. Anh chia sẻ: Đầu năm 2015 khi phong trào nuôi dúi rầm rộ, giá dúi giống cao, anh đầu tư 50 triệu đồng làm chuồng trại và mua 20 cặp dúi giống về nuôi. Tuy nhiên, khi đưa dúi vào chuồng được vài hôm, đàn dúi giống 20 con của gia đình anh  đã bị chết đến hơn một nữa do nhiễm các bệnh đau mắt, thương hàn, ỉa chảy... Đến khi dúi sinh con thì dúi con đẻ ra chưa đầy một tuần tuổi đã bị con dúi mẹ cắn chết. Rồi từ đó đến giờ, tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Hậu quả làm chết tất cả dúi con khi chưa kịp mọc lông mà anh không tìm ra nguyên nhân vì sao con dúi mẹ lại ăn thịt con dúi con một cách bất ngờ như vậy. Hết lứa này đến lứa khác, số tiền anh Bắc ném vào con dúi lên tới cả trăm triệu đồng.

Cùng cảnh với anh Bắc, anh Nguyễn Mạnh Hùng xã Thái An, huyện Thái Thụy [Thái Bình] cũng khốn đốn vì nuôi dúi. Theo anh Hùng, lúc đỉnh điểm, một đôi dúi giống có giá lên đến 1 -1,5 triệu đồng/cặp, giá dúi thịt cũng lên đến 400.000 – 500.000 đồng/kg. Thấy vậy, anh đầu tư mua con giống, xây chuồng trại nuôi dúi. Do chưa có kinh nghiệm nên anh đã mua phải dúi rừng về nuôi với giá rẻ nhưng rất khó thuần. Mua về nuôi thì chết như ngã rạ do chưa kịp thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết, thức ăn. Kết quả là lứa nuôi đầu tiên của anh thất bại, anh lỗ gần 40 triệu đồng. Rút kinh nghiệm từ lần trước, anh đầu tư 30 triệu đồng mua giống đã thuần chủng tuy giá thành hơi cao nhưng nuôi dễ hơn. Tuy nhiên, khi nuôi thành công thì anh lại gặp khó khăn đầu ra của con dúi. Tại địa phương, tình trạng ăn thịt dúi không phổ biến nên ít nơi mua, thương lái ép giá dúi thịt rất thấp, chỉ 200.000 đồng/kg. Với giá bán thấp như trên thêm vào đó nuôi dúi tỷ lệ hao hụt cao nên sau khi trừ chi phí thì anh gần như không có lãi. Đến nay anh đang dần chuyển đổi sang nuôi gà thả vườn.

Thực tế, việc nuôi con gì cũng có thời kỳ sôi động. Trong quá trình chăn nuôi bà con cũng không nên vội vàng, đặc biệt đối với con dúi là con vật nuôi rất mới đối với bà con. Trước khi nuôi cần tìm hiểu kỹ về con dúi, tính toán đầu ra, khả năng đầu tư chăn nuôi của gia đình. Và đặc biệt khi quyết định đầu tư nuôi dúi, bà con phải nghiên cứu kỹ kỹ thuật nuôi và học hỏi kinh nghiệm của những mô hình nuôi thành công. 

Phân tích của chuyên gia Agritech

[Tham khảo: baophuyen.com.vn, 24h.com.vn, danviet.vn]

Ai cần mua dúi xin liên hệ với sđt này nhé.minh đang ở Quảng ngãi

Nghệ an đã có ai nuôi chưa nhỉ

Ở nghệ an mua dúi ở đâu ạ

Cả nhà cho mình hỏi khi con dúi đi ngoài mình cho uống thuốc nó ko ăn được mình có cho lên ăn sữa ko ạ cẩm ơn moại người

Ở Quảng Trị mua giống Dúi ở đâu vậy

Mình muốn mua dúi và muốn nuôi dúi ở quảng ninh có địa chỉ nào ko cho mình xin với ạ. Cảm ơn

Cho hỏi muốn mua dúi giống ở quảng ninh ai giúp mình với

Mình có trại nuôi Dúi tại km11 bản Cầm, Bảo Thắng, Lào Cai, bác nào cần giống liên hệ e nhé: sđt 0854379389

Cần đầu ra cho dúi, tìm người thu mua!

Can ban dui thit va dui giong

Em ở bình định A cho e biết địa chỉ mua dúi giống Cảm ơn

Khu vực bắc giang có trang trại nào bán dúi giống không a

Ở phú thọ đã có nơi nào nuôi dúi chưa ạ

Mình ở Bến Tre, nuôi dúi có thích hợp với khí hậu không và mình có thể mua dúi giống ở đâu gần nhất

E ở tuy hoà phú yên e mua dúi giống ở đâu a. E làm trại gần đường đi vậy có ổn ko.

Tôi ở ninh bình, vậy tôi muốn mua dúi giống này ở đâu! Xin cảm ơn !

Chào anh Cổng Nông Dân mình hiện tại đang ở tỉnh Thừa Thiên Huế thì có thể mua giống dúi này ở đâu. Anh có thể cung cấp địa điểm gần nhất không. Cám ơn ạ !

Minh ơ phước tân biên hòa. Minh muôn mua đui giống có chỗ nao gân đây ko

Tìm đia.điểm mua goông dúi ở thanh hóa

anh ơi cho tôi xin số đt của anh Nguyễn Mạnh Hùng xã Thái An huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình

mình ở bình phước.mình cũng muốn mua và nui dúi. tư vấn cho mình nhé

anh ơi em ỏ thành phố son la em muốn mua giống gần nhất ở đâu

Chào bạn, Mình hiện đang ở Hà Tĩnh - và Thanh Hóa, Muốn mua dúi giống thì mua ở đâu? Xin cảm ơn

Chào anh Nguyễn Trung Hải!

Hiện tại ở Bình Dương các hộ nuôi dúi còn ít và quy mô còn nhỏ lẻ. Cổng Nông Dân xin giới thiệu anh đến mô hình của anh Hoàng Tân. Địa chỉ Đường 7c ấp 3, Trừ Văn Thố, Bình Dương, Sđt: 0968.86.67.18. 

Để được tư vấn kĩ hơn về kĩ thuật chăn nuôi dúi, mời anh gọi đến tổng đài 1533 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn.

Chúc anh thành công!

muốn mua giống dúi ở Nghệ An mua ở đâu

Mình ở thanh hoá,mình muốn mua dúi giống thì mua ở đây ạ

chao mọi người mình ở bình dương mình mua giống ở đâu vậy

Mình có thể mua giống ở đâu bạn nhỉ. Mình ở hải dương.

Cho mình hỏi mua dúi giống ở hải phòng có ko ạ

Minh muon mua dui giong ,hien tai minh dang o BAC NINH

Chào anh Vuông Van Phong!

Để được cung cấp địa chỉ bán dúi giống gần anh nhất. Anh vui lòng cho biết địa chỉ nơi anh sinh sống.

Toi muốn mua dúi giống mua o dau vay

Mình muốn nuôi dúi cần mua dúi giống ở đâu mình ở chiềng cọ thành phô ́ sơn la

Chào anh Nguyễn Đình Phúc!

Câu hỏi của anh đã được chuyên gia trả lời.

Anh vui lòng vào link sau để xem: Kỹ thuật nuôi dúi.

Mình muốn tìm hiểu cách nuôi dúi

Video liên quan

Chủ Đề