Chứng chỉ gửi tiền mb là gì

Ngân hàng MB cũng là một trong những đơn vị cung cấp loại hình chứng chỉ tiền gửi MBBank và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các khách hàng. Vậy chứng chỉ tiền gửi MBBank này có gì khác so với sổ tiết kiệm? Những lợi ích mà loại hình này mang lại cho khách hàng là gì? Lãi suất khách hàng nhận được là bao nhiêu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết “Chứng chỉ tiền gửi MBBank là gì? Lãi suất là bao nhiêu?” bên dưới đây nhé.

Thuật ngữ “Chứng chỉ tiền gửi” đối với người dân Việt Nam vẫn còn khá mới lạ. Thực tế đây là loại giấy tờ có giá tương tự như sổ tiết kiệm mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Ficombank sẽ giải đáp chi tiết xoay quanh chủ đề này trong bài viết sau. 

  • Tìm hiểu chứng chỉ tiền gửi MBBank
  • Phân loại chứng chỉ tiền gửi MBBank
  • Lãi suất của chứng chỉ MBBank hiện nay
  • Đặc điểm của chứng chỉ tiền gửi MBBank
  • Đánh giá chứng chỉ tiền gửi MBBank
  • Làm thế nào để mua được chứng chỉ MBBank? 
    • Điều kiện để mua chứng chỉ MBBank
  • Chứng chỉ tiền gửi có gì khác biệt so với với trái phiếu?
  • Nên đầu tư vào sổ tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi?
  • Kết luận

Tìm hiểu chứng chỉ tiền gửi MBBank

Về mặt pháp lý, theo Điều 5 của Thông tư 01/2021/TT-NHNN đã quy định: Chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cho người mua trong một thời gian nhất định và kèm theo các điều kiện về trả lãi, lãi suất nhận được, các điều kiện khác có liên quan.

Như vậy, bạn có thể hiểu đơn giản: Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng, các tổ chức tín dụng phát hành nhằm huy động vốn từ công chúng [cá nhân, tổ chức có tiền nhàn rỗi]. Đổi lại khách hàng sẽ nhận được chứng chỉ chứng nhận quyền sở hữu đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn đó tại ngân hàng và sẽ được hưởng lãi định kỳ.

Ở một số nước như Mỹ, Anh thì chứng chỉ tiền gửi được xem như một lại trái phiếu. Vì thế nó có thể được trao đổi, chuyển nhượng hoặc mua bán theo quy định của pháp luật.

Chứng chỉ tiền gửi MBBank là loại giấy tờ có giá ghi danh do Ngân Hàng TMCP Quân đội phát hành trực tiếp ra công chúng nhằm huy động vốn cho ngân hàng. Khách hàng khi mua chứng chỉ tiền gửi tại đây sẽ nhận lãi định kỳ trong một thời gian nhất định.

Xem thêm:

  • Smartbank Mbbank là gì?
  • Phân biệt thẻ vật lý và phi vật lý MBBank
  • Phí chuyển tiền MB Bank qua app là bao nhiêu?
  • Những ưu điểm vượt trội khi sử dụng App MBBank

Phân loại chứng chỉ tiền gửi MBBank

Không chỉ đối với chứng chỉ tiền gửi MBBank mà các loại chứng chỉ tiền gửi nói chung đều có thể chia thành nhiều loại khác nhau và mỗi loại sẽ có đặc điểm, chức năng và quyền hạn khác nhau, bao gồm:

  • Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Đây là loại giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức không ghi tên chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là ai nắm giữ chứng chỉ này trong tay thì có quyền sở hữu hợp pháp.
  • Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Đây là loại giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức có ghi tên người sở hữu vào chứng chỉ hoặc ghi sổ.
  • Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Đây là loại giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức bán cho người mua theo đúng mệnh giá ghi trên chứng chỉ tiền gửi và khách hàng sẽ nhận được tiền lãi vào ngày đáo hạn.

Lưu ý: Đối với loại chứng chỉ tiền gửi ghi sổ thì khách hàng không thể tự do chuyển nhượng cho người khác.

Lãi suất của chứng chỉ MBBank hiện nay

Hiện nay mức lãi suất mà MBBank dành cho chứng chỉ tiền gửi đang ổn định trong mức 2.4% – 4.2%/năm nếu chứng chỉ có kỳ hạn từ 1 –24 tháng và đạt 8.5% cho kỳ hạn 36 tháng. 

Đặc điểm của chứng chỉ tiền gửi MBBank

  • Loại tiền: VND, USD, EUR.
  • Kỳ hạn: Từ 2 – 60 tháng
  • Số tiền gửi tối thiểu: 1.000.000 VND/ 100 USD/ 100 EUR
  • Trả lãi tiền gửi: Lãi sẽ được trả duy nhất 1 lần vào ngày đáo hạn.
  • Trong từng đợt phát hành chứng chỉ: Các quy định cụ thể về thời hạn và thời điểm phát hành, thời điểm kết thúc đợt phát hành, loại tiền được sử dụng, kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi, mệnh giá, tổng mệnh giá, lãi suất ấn định. 

Đánh giá chứng chỉ tiền gửi MBBank

Để hiểu rõ hơn về loại hình đầu tư này, bạn đọc có thể tham khảo các ưu – nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi MBBank sau:

Ưu điểm:

  • Đây là sản phẩm do ngân hàng phát hành nên sẽ đảm bảo khi khách hàng đầu tư sẽ không có bất kỳ rủi ro nào.
  • Lãi và gốc tiền gửi sẽ được đảm bảo trong thời hạn.
  • Lãi suất của chứng chỉ có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm trong cùng một kỳ hạn
  • Khi nắm trong tay loại chứng chỉ tiền gửi này bạn có thể huy động vốn bằng cách chuyển nhượng, bán, cầm cố, chiết khấu hoặc ủy quyền nhận thanh toán…
  • Sở hữu chứng chỉ tiền gửi MBBank giúp khách hàng có thể tối đa hóa lợi ích kinh tế từ nguồn vốn nhàn rỗi của bản thân.

Nhược điểm:

  • Khách hàng chỉ được thanh toán tiền gốc và lãi vào ngày đáo hạn. Điều này có nghĩa là không thể thanh toán trước hạn. Tuy nhiên một số ngân hàng vẫn đồng ý trả trước hạn cho khách hàng nhưng lãi sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn hoặc không có tiền lãi do vi phạm hợp đồng. 
  • Tính thanh khoản không cao.
  • Đầu tư trong dài hạn có nguy cơ bị lạm phát cao, biến động lãi suất.

Thông qua những ưu và nhược điểm của việc sở hữu chứng chỉ tiền gửi MBBank trên sẽ giúp bạn tính toán kỹ hơn trong việc sử dụng đồng vốn nhàn rỗi cũng mình để đầu tư vào công cụ này.

Làm thế nào để mua được chứng chỉ MBBank? 

Để có thể mua được chứng chỉ tiền gửi này, khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện cũng như chuẩn bị hồ sơ để có thể mua.

Điều kiện để mua chứng chỉ MBBank

Các điều kiện để mua được chứng chỉ tiền gửi MBBank thì khách hàng phải thỏa các điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp trên lãnh thổ nước Việt Nam.
  • Từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Có đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực pháp lý.
  • Có giao dịch tại ngân hàng MB Bank.

Hiện nay ngân hàng MB chỉ hỗ trợ việc mua chứng chỉ tại các quầy giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc, vì thế nếu muốn mua thì cần phải đến trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch MBBank để có thể mua.

Hoặc có thể liên hệ trực tiếp tổng đài CSKH của MBBank 1900 545426 – [84-24] 3767 4050 [quốc tế gọi về] để được tư vấn về việc mua chứng chỉ tiền gửi MBBank.

Chứng chỉ tiền gửi có gì khác biệt so với với trái phiếu?

Chứng chỉ tiền gửi sẽ có độ an toàn cao hơn khi được phát hành bởi ngân hàng nên sẽ đảm đảm bảo nghĩa vụ trả tiền lãi cụ thể trong thời gian nhất định, lãi suất cố định không đổi trong suốt thời gian gửi.

Còn trái phiếu thì trái chủ phải chấp nhận nhiều rủi ro về biến động của thị trường tài chính, sự chênh lệch về giá. Ngoài ra nếu mua trái phiếu của các doanh nghiệp mà có dấu hiệu làm ăn sa sút, có nguy cơ phá sản thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho khách hàng mua trái phiếu.

Nên đầu tư vào sổ tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi?

Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng, vì thế nên khi bạn có ý định đầu tư và hai kênh này nên cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định.

Đối với chứng chỉ tiền gửi thì thời hạn và lãi suất có thể dài và cao hơn so với gửi tiết kiệm, tuy nhiên bạn không được phép rút vốn trước ngày đáo hạn như khi gửi tiết kiệm [khi rút tiền tiết kiệm trước hạn khách sạn còn có thể nhận lãi suất không kỳ hạn].

Vì vậy nếu bạn có một số tiền không cần dùng đến trong thời gian đủ dài thì có thể chọn mua chứng chỉ tiền gửi MBBank, hoặc đang đầu từ vào loại hình này nhưng cần tiền gấp thì có thể thế chấp, cầm cố trong thời hạn quy định.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ bài viết “Chứng chỉ tiền gửi MBBank là gì? Lãi suất là bao nhiêu?” mà bạn đọc có thể tham khảo thêm về phương thức đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi MBBank cũng những tìm hiểu về những lợi ích mà loại hình này mang lại. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích, giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn trong việc đầu tư của bản thân. Chúc bạn thành công.

Có thể bạn chưa biết!

  • Thời hạn xóa nợ xấu như thế nào?
  • Danh sách các hãng xe cho phép mua trả góp?
  • Mức lãi suất vay tiền xây nhà tại ngân hàng Agribank

Nguyễn An Nhiên

Với 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, Nhiên tự tin có thể hỗ trợ bạn cách tiếp cận gói vay ưu đãi và giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến tín dụng.

Chủ Đề