Chương trình học Ngôn ngữ Anh Đại học Luật Hà Nội

Phiên giao dịch việc làm chuyên đề ngành luật và ngôn ngữ Anh được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực luật và ngôn ngữ Anh. Đồng thời, cung cấp thông tin thị trường việc làm cho sinh viên, người lao động và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương trình có sự góp mặt của 33 đơn vị, doanh nghiệp cùng đông đảo sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội. Với chỉ tiêu tuyển dụng hơn 1.000 nhân sự, Phiên giao dịch việc làm là cơ hội thuận lợi cho các bạn sinh viên tiếp cận thông tin nhằm lựa chọn công việc phù hợp với năng lực bản thân.

Tại sự kiện, các đơn vị và doanh nghiệp tham gia chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như: tư vấn pháp luật, giáo dục-đào tạo, thương mại-dịch vụ, vận tải… với nhu cầu tuyển dụng ở nhiều vị trí khác nhau cùng mức lương hấp dẫn.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Tiến sĩ Lê Đình Nghị - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội - nhấn mạnh: “Đây là năm đầu tiên Trường Đại học Luật Hà Nội vinh dự phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cùng các nhà tuyển dụng tổ chức Phiên giao dịch việc làm chuyên đề ngành luật và ngôn ngữ Anh. Chúng tôi hy vọng trong các năm tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ là đối tác tin cậy, thường xuyên cung cấp thông tin việc làm cho người lao động để đưa công tác giải quyết việc làm cho sinh viên của Trường đạt được kết quả tốt nhất.”

Về phía Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm - chia sẻ: “Trong những năm qua, theo chỉ đạo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, Trung tâm đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực nhằm cung cấp thông tin cho lao động trẻ về cách thức tìm việc làm phù hợp với trình độ, khả năng, chuyên môn”.

Ông Thành cũng mong muốn, công tác định hướng nghề nghiệp trên sẽ giúp cho lao động trẻ cũng như các bạn sinh viên trang bị được những kiến thức ban đầu trên con đường lập thân, lập nghiệp.

Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội trao đổi với doanh nghiệp tuyển dụng.

Tham dự Phiên giao dịch việc làm, nhiều bạn sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội mong muốn tìm hiểu thông tin và tiếp xúc trực tiếp với các nhà tuyển dụng.

Bạn Nguyễn Thành Trung, sinh viên năm thứ 3 ngành luật, cho biết: “Chương trình là cơ hội tốt để sinh viên như chúng em tìm kiếm việc làm cũng như hiểu hơn về yêu cầu của nhà tuyển dụng ở các ngành nghề khác nhau. Tham dự Phiên giao dịch việc làm ngày hôm nay còn giúp em nhận thức được những kiến thức, kỹ năng nào của bản thân cần cải thiện để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp”.

Tại Việt Nam, sau hơn hai năm diễn biến phức tạp, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng, thu nhập của người lao động cũng sụt giảm nghiêm trọng. Sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp phải đẩy mạnh tuyển dụng để khôi phục sản xuất, kinh doanh. Việc tuyển dụng, đào tạo lại nhân lực mới mất thêm nhiều thời gian và tiền bạc ảnh hưởng lớn tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp nói trên.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đã mở cửa trở lại, ngành hàng không Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục. Thực trạng trên vừa là cơ hội, vừa là thách cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và hàng không khi phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phiên giao dịch việc làm cũng là cơ hội cho đơn vị tổ chức và các doanh nghiệp tuyển dụng nắm bắt rõ tâm tư, nguyện vọng việc làm của các bạn sinh viên.

Ông Tống Quang Hải - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Cung ứng nhân lực hàng không - đại diện Công ty Cổ phần Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ hàng không Việt Nam tham gia tuyển dụng nhân sự tại Phiên giao dịch cho biết: “Sự bùng nổ gần đây của ngành hàng không khiến các doanh nghiệp đối mặt với tình trạng “khát” nguồn nhân lực. Chính vì vậy, các hãng hàng không lớn của Việt Nam như Bamboo Airways, Vietjet Air đều đang đồng loạt thông báo tuyển dụng nhân sự ở các vị trí then chốt. Đây là cơ hội không thể tốt hơn để tìm kiếm việc làm cho các bạn trẻ có trình độ chuyên môn cũng như tâm huyết với nghề”.

Ngoài ra, Phiên giao dịch việc làm chuyên đề ngành luật và ngôn ngữ Anh cũng là cơ hội cho đơn vị tổ chức và các doanh nghiệp tuyển dụng nắm bắt rõ tâm tư, nguyện vọng việc làm của các bạn sinh viên. Từ đó, xây dựng các chương trình, kế hoạch phù hợp để thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Ông Nguyễn Triều Dương, Phó trưởng phòng Đào tạo Đại học, Đại học Luật Hà Nội cho biết, năm nay trường dự kiến tuyển 2.265 chỉ tiêu [tăng 265 chỉ tiêu so với năm 2021]. Trong đó 100 chỉ tiêu dành cho hệ đào tạo liên kết với Đại học Arizona - Hoa Kỳ và 165 chỉ tiêu cho phân hiệu tại Đắk Lắk.

Với 2.000 chỉ tiêu tại cơ sở chính, trường dành 49% cho xét kết quả thi THPT, 49% cho xét kết quả học bạ và 2% dùng để xét tuyển học sinh giỏi, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Với thí sinh mắc COVID-19 không thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, được đặc cách xét tốt nghiệp, ông Dương cho biết, các em vẫn có cơ hội để trúng tuyển vào Đại học luật Hà Nội nếu có nguyện vọng.

“Như năm 2021, với những thí sinh xét tuyển đặc cách, nhà trường cho thực hiện một bài luận và có 2 em trúng tuyển bằng hình thức này”, ông nói.

Ông Nguyễn Triều Dương, Phó trưởng phòng Đào tạo Đại học, Đại học Luật Hà Nội.

Ngoài 4 chuyên ngành truyền thống: Luật, Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh, năm nay trường mở thêm 3 chuyên ngành: Luật Kinh tế chất lượng cao, Sở hữu trí tuệ và Pháp luật thi hành án. Là năm đầu tiên tuyển sinh ngành mới, trường dự kiến dành 50 chỉ tiêu cho mỗi chuyên ngành.

Trường tuyển sinh theo hai phương thức chính: tuyển thẳng và xét tuyển theo đề án riêng. Trong tuyển sinh riêng, Đại học Luật Hà Nội tiếp tục chia ra bốn phương thức.

Thứ nhất, trường dành 48 chỉ tiêu để xét tuyển các thí sinh tham dự vòng thi tháng, quý, năm của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia kết hợp cùng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thời gian xét tuyển dự kiến là tháng 8-12/2022.

Thứ hai, xét học bạ - trường dành 50% chỉ tiêu của từng ngành cho phương thức này. Để nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh phải loại giỏi năm kỳ học [trừ kỳ II lớp 12], trong đó kết quả các môn trong tổ hợp xét tuyển ở kỳ I lớp 12 tối thiểu 7,5 [đối với trụ sở chính Hà Nội] và 7 [phân hiệu tại Đăk Lăk].

Năm nay, các tiêu chí về giải thưởng học sinh giỏi, là học sinh trường THPT chuyên không còn là điều kiện chính thức để nộp hồ sơ như năm 2021. Thay vào đó, nếu đạt các thành tích này, các em được cộng 0,5-1,5 điểm khuyến khích. Ngoài ra, khi có chứng chỉ ngoại ngữ, thí sinh cũng được quy đổi điểm để thay cho điểm môn ngoại ngữ trong học bạ.

Với phương thức xét học bạ này, thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng/một tổ hợp duy nhất.

Thứ ba, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tại trụ sở chính Hà Nội của tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa] là 20, các tổ hợp còn lại là 18. Riêng với hai ngành Luật Thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh không dưới 7. Tại phân hiệu Đắk Lắk, điểm sàn là 15, áp dụng cho mọi tổ hợp.

Điểm khuyến khích cho phương thức này được áp dụng tương tự [cả về tiêu chí và mức điểm cộng] với xét học bạ.

Thứ tư, với thí sinh đăng ký vào chương trình liên kết với Đại học Arizona [Mỹ], Đại học Luật Hà Nội xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tối thiểu 5.5 IELTS hoặc tương đương. Thời gian xét tuyển dự kiến 4-12/2022.

Điểm chuẩn của Đại học Luật Hà Nội năm 2021 cao nhất là 29,25, áp dụng với ngành Luật kinh tế tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa]. Trong khi các ngành đào tạo tại Hà Nội và liên kết với Đại học Arizona, Mỹ, đều lấy điểm chuẩn từ 21,3 trở lên, phổ biến 26-27, ngành Luật tại phân hiệu Đắk Lắk thấp hơn hẳn, dao động 18-22,75.

Hà Cường

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Chu Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết: “Khoa Ngoại ngữ pháp lý được thành lập trên cơ sở Bộ môn Ngoại ngữ và các quyết định có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Khoa Ngoại ngữ pháp lý của Nhà trường.

Đây là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của Trường trong việc tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tiếng Anh pháp lý tại Trường; là cơ hội mới cho sự phát triển của Khoa, của Trường, là bước đi rất quan trọng để thực hiện Đề án xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật theo Quyết định 549/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”.

TS. Chu Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Luật Hà Nội phát biểu. Ảnh Ngô Chuyên.

Trường ĐH Luật Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo luật lớn nhất cả nước, có uy tín, bề dày và thương hiệu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam và khu vực. Sau hơn 40 năm, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển toàn diện, vững chắc, là cơ sở đào tạo đầu ngành trong lĩnh vực pháp luật với đủ các cấp học từ Cử nhân đến Thạc sĩ, Tiến sĩ; với nhiều hệ đào tạo như chính quy, văn bằng đại học thứ hai chính quy, liên thông, vừa học vừa làm với nhiều ngành đào tạo khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cán bộ pháp luật của đất nước.

Từ năm 2014, Trường bắt đầu đào tạo mã ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành tiếng Anh pháp lý; tính đến nay đã có 781 sinh viên theo học và trong số đó 229 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường; nhiều sinh viên đang theo học song bằng ngành Luật.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu. Ảnh Ngô Chuyên.

Trước yêu cầu cần tập trung đầu tư, phát triển nhất là về đào tạo, nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Luật Hà Nội đã quyết định thành lập Khoa Ngoại ngữ pháp lý trên cơ sở Bộ môn Ngoại ngữ; hình thành cơ cấu tổ chức của Khoa với hướng đến chuyên ngành giảng dạy Tiếng Anh tổng quát, tiếng Anh pháp lý và các ngoại ngữ khác; phân công nhân sự phù hợp để thực hiện phát triển chuyên môn theo hướng chuyên sâu.

Ngay sau Lễ công bố này, Đảng uỷ, Hội đồng trường Ban Giám hiệu nhà trường sẽ có kế hoạch cụ thể, làm việc với Khoa Ngoại ngữ pháp lý và các đơn vị có liên quan thuộc Trường để bắt tay triển khai ngay những nhiệm vụ trọng tâm, phân công kế hoạch cụ thể để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của Khoa Ngoại ngữ pháp lý trong giai đoạn sắp tới.

TS. Trần Kim Liễu - Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng công bố quyết định tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ tư pháp. Ảnh Ngô Chuyên.

Cũng tại buổi lễ này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu: “Thay mặt Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp và nhân danh cá nhân tôi xin chúc mừng Trường ĐH Luật Hà Nội đã chính thức thành lập Khoa Ngoại ngữ pháp lý trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Ngoại ngữ, hình thành thiết chế đủ mạnh để thực hiện đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng tại Trường ĐH Luật Hà Nội”.

Bà Oanh tin tưởng rằng Nhà trường có những tiền đề vững chắc đảm bảo cho sự thành công cuả Khoa Ngoại ngữ pháp lý, đó là truyền thống đào tạo, nghiên cứu khoa học trong gần 43 năm qua, với kinh nghiệm 8 năm đào tạo mã ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành tiếng Anh pháp lý, cùng với đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Anh được đào tạo khá bài bản và có nhiều kinh nghiệm.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh pháp lý nói riêng đối với các bậc, hệ, chương trình đào tạo, nhất là các chương trình liên kết đào tạo, đào tạo chất lượng cao và đào tạo ngôn ngữ Anh, chuyên ngành tiếng Anh pháp lý, bà Oanh đề nghị Lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội, Lãnh đạo Khoa cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, nhanh chóng ổn định cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự của Khoa, phát triển mạnh đội ngũ giảng viên luật có thể tham gia giảng dạy tiếng Anh pháp lý; thu hút mạnh mẽ đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học chuyên ngữ có uy tín, các chuyên gia thực tiễn có trình độ cao của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp, của các tổ chức hành nghề luật có uy tín, các chuyên gia nước ngoài để tham gia thỉnh giảng tiếng Anh, tiếng Anh pháp lý cho chương trình.

Thứ hai, tiếp tục rà soát, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội gồm cả các chương trình đào tạo chính quy, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách pháp luật và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, phối hợp cùng Vụ Tổ chức cán bộ và Học viện Tư pháp tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về ngoại ngữ, ngoại ngữ pháp lý cho đội ngũ công chức, viên chức Bộ Tư pháp theo chuyên đề, gắn với hoạt động chung của Bộ, ngành Tư pháp.

Thứ tư, phấn đấu phát triển Ngành đào tạo ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý của Trường để Trường ĐH Luật Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo có uy tín hàng đầu về tiếng Anh pháp lý tại Việt Nam, có uy tín, thương hiệu mạnh như những ngành đào tạo truyền thống khác của Trường.

Video liên quan

Chủ Đề