Khoa Tài chính-ngân hàng Tôn Đức Thắng

Tài chính-ngân hàng

Khoa giảng dạy

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

  • Thời gian 4 NĂM
  • Trình độ ĐẠI HỌC

Chương trình TIÊU CHUẨN [DẠY-HỌC TIẾNG VIỆT]

1. Giới thiệu ngành:

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc của chuyên viên phân tích tài chính, phân tích và lập dự án đầu tư, tư vấn, thẩm định giá, tác nghiệp, quản trị tại ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư, môi giới, tư vấn đầu tư tài chính tại công ty chứng khoán, công ty tài chính, bảo hiểm, cơ quan thuế.

Các bậc, hệ đào tạo đang triển khai: Thạc sỹ Tài chính ngân hàng; Đại học hệ chính qui, chất lượng cao và liên kết quốc tế.

Thế mạnh vượt trội:

  • Đào tạo thực tế tại doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
  • Phần lớn các môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh.
  • Sinh viên có nhiều cơ hội ra nước ngoài thực tập, tham quan, kiến tập, giao lưu văn hóa…

Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng tin học : Chứng chỉ tin học MOS quốc tế [750 điểm]; Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;
  • Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 [các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương]
  • Kỹ năng mềm:
  • Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.

          - Kỹ năng dự báo và lập kế hoạch Tài chính.

          - Kỹ năng đánh giá, phân tích lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh.

          - Kỹ năng quản trị dòng vốn trong doanh nghiệp.

          - Các kỹ năng bổ trợ công việc như: Anh văn, Tin học, giao tiếp ứng xử, tổ chức công việc và quản lý thời gian, công tác xã hội, đoàn thể, hoạt động phong trào.

          - Thái độ làm việc mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao.

2. Triển vọng nghề nghiệp

  • Các vị trí người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận trong và ngoài nước:
  • Các vị trí kinh doanh hoặc hỗ trợ kinh doanh trong các ngân hàng thương mại;
  • Chuyên viên đầu tư Tài chính;
  • Chuyên viên tài chính tại doanh nghiệp;
  • Chuyên viên tại các quỹ tín dụng; quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, quỹ bảo hiểm, công ty bảo hiểm và các định chế tài chính khác;
  • Chuyên viên tư vấn Tài chính;
  • Chuyên viên phân tích tài chính;
  • Biên tập viên chuyên mục Kinh tế tài chính tại các cơ quan, công ty truyền thông.
  • Chuyên viên tài chính tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp [Cục Thuế, Bộ Tài chính, Trường, Viện …]

3.Chương trình đào tạo – chuẩn đầu ra 

Liên hệ tư vấn chi tiết về ngành học: [028] 37 755 025

//finance.tdtu.edu.vn

Khoa tài chính - ngân hàng được thành lập ngày 15/09/2009. Đến thời điểm hiện tại, Khoa đã phát triển mạnh mẽ cả về giáo dục, khoa học - công nghệ và hoạt động quốc tế hóa.

1. Hệ thống & bậc đào tạo

Bậc đại học: Tài chính - ngân hàng

Bậc cao học: Tài chính - ngân hàng

2. Đội ngũ chuyên môn:

Tổng cộng: 35 người

Trong đó:

  • 2 giáo sư, 1 phó giáo sư, 4 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, 7 thạc sĩ.
  • Giáo sư, chuyên gia nước ngoài: 11 người.

Một số chuyên gia tiêu biểu:

Giáo sư Park Kee Hwan
Đại học Kookmin, Hàn Quốc

GS. Park Kee Hwan hiện đang nghiên cứu và giảng dạy ở Đại học Kookmin, Hàn Quốc; ông là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tài chính tại Đại học Kookmin, Hàn Quốc. GS. Park Kee Hwan đã có 10 bài báo ISI được công bố trên các tạp chí tài chính uy tín hàng đầu thế giới [Journal of Regional Science, Journal of International Money and Finance, Journal of Futures Markets]. GS. Park Kee Hwan có kinh nghiệm thực tiễn tại các công ty và doanh nghiệp; ông đạt được những vị trí quản lý cấp cao tại các công ty đa quốc gia lớn như CEO tại LG Futurers, CEO tại LG Investment and Trust.

Giáo sư Imad Moosa
Đại học RMIT, Úc

GS. Imad Moosa tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Sheffield [Anh Quốc] năm 1986. Ông cũng đã qua các khóa đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực quản trị rủi ro ngoại hối và dự đoán tỷ giá ngoại tệ bởi Viện Claremont Economics, Wharton Econometrics [Hoa Kỳ], International Center for Monetary and Banking Studies [Thụy Sĩ]. GS. Imad Moosa là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đầu tư; ông có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và tài chính doanh nghiệp. Ông cũng là cố vấn kinh tế cho nhiều tổ chức như KPMG, AUSAID, US Treasury, Central Bank of Kuwait and the Gulf Monetary Council. GS. Imad Moosa bắt đầu tham gia vào hoạt động giảng dạy từ năm 1991 tại Đại học Sheffield, ông cũng là giáo sư tại Đại học Monash từ năm 2006-2010. Hiện nay ông công tác tại Đại học RMIT [Úc]. GS. Imad Moosa đã công bố khoảng 19 cuốn sách và trên 250 bài báo quốc tế về tài chính quốc tế, thị trường tài chính, kinh tế vĩ mô, kinh tế năng lượng.

Phó giáo sư Vikash Ramiah
Đại học Nam Úc, Úc

PGS. Vikash Ramiah hiện là phó giáo sư về tài chính ứng dụng tại Đại học Nam Úc, đồng thời là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Victoria [Úc]. PGS. Vikash Ramiah giảng dạy về kinh tế và tài chính tại Đại học Nam Úc, Đại học RMIT, Đại học Melbourne, Đại học La Trobe và Đại học Australian Catholic từ năm 1999. Trong quá trình làm việc ông đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. PGS. Vikash Ramiah đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí nổi tiếng thế giới như Journal of Banking and Finance, International Review of Finance, Journal of Behavioral Finance, European Journal of Finance, Applied Economics, International Review of Financial Analysis, Pacific Basin Finance Journal and Journal of International Financial Market, Institution and Money. Ông cũng là chuyên gia phản biện cho một số tạp chí tài chính cũng như Hội đồng nghiên cứu Mauritius.

3. Hoạt động đào tạo

Chương trình đào tạo bậc đại học ngành tài chính-ngân hàng được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của Đại học Texas at Austin [xếp hạng thứ 36 trong TOP 100 các trường tốt nhất thế giới].

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc của chuyên viên phân tích tài chính, phân tích và lập dự án đầu tư, tư vấn, thẩm định giá, quản trị tại ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư; môi giới, tư vấn đầu tư tài chính tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, công ty tài chính, bảo hiểm, cơ quan thuế.

Chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học uy tín trên thế giới, như: Chương trình liên kết 3+1 bậc đại học ngành tài chính – ngân hàng với Đại học Saxion [Hà Lan]; Đại học Lunghwa [Đài Loan]; chương trình liên kết 2+2 bậc đại học ngành tài chính – ngân hàng với Đại học Feng Chia [Đài Loan].

Liên kết đào tạo bậc Nghiên cứu sinh [tiến sĩ] ngành tài chính – ngân hàng với Đại học Tomas Bata của Cộng hòa Czech và Đại học Feng Chia, Đài Loan.

Chuẩn đầu ra bậc đại học chương trình đại trà:

TOEIC 500 điểm trở lên, chứng chỉ MOS quốc tế trên 750 điểm; đạt kết quả học tập các môn kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, đạt kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng mềm. Đủ số tín chỉ tích lũy theo chương trình đào tạo. Có tinh thần kỷ luật tốt.

Chuẩn đầu ra bậc đại học chương trình chất lượng cao: TOEIC 600 điểm trở lên, chứng chỉ MOS quốc tế trên 750 điểm, có kết quả đạt của các môn thuộc kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, đạt các kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, kỹ năng mềm. Đủ số tín chỉ tích lũy theo chương trình đào tạo. Có tinh thần kỷ luật tốt.

Chuẩn đầu ra bậc cao học: TOEIC 500 điểm trở lên với các chứng chỉ liên quan. Có kết quả đạt của các môn thuộc kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, đạt các kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, kỹ năng nghiên cứu. Đủ số tín chỉ tích lũy theo chương trình đào tạo, bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ. Có tinh thần kỷ luật tốt.

Đặc thù của hệ thống giáo dục tại Khoa: 100% tài liệu và bài giảng chuyên ngành bằng tiếng Anh; các kiến thức nghề nghiệp thực tế do các chuyên gia có kinh nghiệm từ các ngân hàng, doanh nghiệp trực tiếp giảng dạy; 100% sinh viên được tham quan, kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp, ngân hàng lớn như: Ngân hàng TMCP Sacombank, ngân hàng Vietcombank, công ty Chứng khoán Sài Gòn [SSI], công ty chứng khoán Rồng Việt, Ngân hàng HD, công ty Chứng khoán KIS...; các môn học chuyên ngành được hướng dẫn thực hành thực tế tại doanh nghiệp, ngân hàng, phòng mô phỏng chiếm khoảng 50% trong tổng thời lượng/ môn học; sinh viên đam mê khoa học được tham gia nghiên cứu với sự hướng dẫn của thày-cô trong các nhóm nghiên cứu của Khoa; sinh viên được đăng ký để nhận tài trợ thực tập công việc tại Khoa, trợ giảng cho thày-cô, hỗ trợ các bạn sinh viên khóa sau. Hằng năm, Khoa thường xuyên tổ chức đưa sinh viên học một học kỳ tại nước ngoài, tham gia chương trình học Eramus tại các nước châu Âu, giao lưu văn hóa với các sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.

Khoa tự hào gần 100% sinh viên đều có việc làm trong vòng 12 tháng kể từ khi ra Trường và làm đúng chuyên môn đã học; 100% sinh viên sau tốt nghiệp đều đủ năng lực làm việc tại các ngân hàng, doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Nhân lực Khoa đã đào tạo cho xã hội: 780 cử nhân bậc cao đẳng; 2.151 cử nhân bậc đại học.

Sinh viên tiêu biểu:

  • Đàm Quang Kham: Khóa 1997-2001; chủ tịch HĐQT công ty cổ phần thực phẩm Đông Nam Á.
     
  • Trần Tuấn Anh: Khóa 2003-2007, giám đốc quan hệ khách hàng, ngân hàng Natixis, chi nhánh TPHCM.
     
  • Nguyễn Hoàng Phương Anh: Khóa 2006-2010, trưởng bộ phận khách hàng cao cấp miền Nam, ngân hàng TMCP Tiên Phong.
     

4. Hoạt động khoa học - công nghệ

Đơn vị nghiên cứu:

Khoa có Nhóm nghiên cứu Tài chính định lượng [Quantitative Research in Financial Markets - QRFM].

Công bố khoa học quốc tế:

Từ năm 2014 đến tháng 08/2017, Khoa có 40 công bố quốc tế, trong đó có 5 công trình được công bố trên tạp chí ISI.

Hoạt động khoa học ứng dụng:

1 đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện cho Quỹ FOSTECT;

1 đề tài nghiên cứu ứng dụng: Cooperate to implement subject: Building the customer relationship managament program in the rapid change conditions for small and medium enterprises in the tourism sector in Viet Nam.

Các hoạt động khoa học khác:

Khoa đã tổ chức các Hội thảo quốc tế và trong nước:

Hội thảo quốc tế về kinh tế - tài chính [The International Conference On Finance and Economics - ICFE 2014];

Hội thảo về Chứng khoán phái sinh tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức, 2016;

Hội thảo quốc tế Tài chính môi trường [The International Conference in Environmental Finance – ICIEF 2017].

5. Hợp tác quốc tế & quốc tế hóa hoạt động

Đối tác quốc tế thân hữu:

Trong 9 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa đã hợp tác được với nhiều đại học và Hiệp hội nghề nghiệp nổi tiếng thế giới, như Đại học bách khoa Milan [Ý], Đại học Nam Úc [Úc], Đại học RMIT [Úc], Đại học Corvinus Budapest [Hungary], Đại học Tomas Bata [Cộng hòa Czech], Đại học Feng Chia [Đài Loan], Đại học Saxion [Hà Lan], Đại học Lunghwa [Đài Loan], Đại học Bắc Đan Mạch [Đan Mạch], Viện hàn lâm khoa học Đài Loan [Đài Loan], Học viện CFA về đào tạo Chartered Financial Analyst, Nhà xuất bản Elsevier.

Tiếp nhận sinh viên quốc tế:

Hằng năm, Khoa tổ chức các khóa học ngắn hạn “Summer Course” và các hoạt động giao lưu văn hóa “International Week” thu hút sinh viên quốc tế trên khắp thế giới.

Sinh viên quốc tế được học tập các môn học chuyên ngành tài chính kết hợp các buổi kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, sinh viên được tham gia giao lưu, tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của Việt Nam.

Khoa TCNH cũng tiếp nhận nhiều sinh viên quốc tế khác đến học tập và thực tập sinh [internship] tại Khoa.

6. Cơ hội & tương lai của người học

Năm 2016, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của Khoa có việc làm trong vòng 12 tháng sau tốt nghiệp đã gần 98%; từ năm 2017 trở đi, Khoa cam kết với phụ huynh, người học và xã hội 100% người học từ Khoa ra Trường đều có việc làm trong vòng 12 tháng.

Trường và Khoa có chương trình học bổng để đào tạo sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên học sau đại học để trở thành giảng viên hoặc nghiên cứu viên.

Video liên quan

Chủ Đề