Chuẩn đầu ra ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội

Trao đổi với PV báo Dân Việt, một sinh viên K64, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: "Trước đây, chỉ cần học đủ 3 học phần tương đương 14 tín chỉ sẽ đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra hoặc có thể dùng chứng chỉ để phủ điểm, chuẩn đầu ra. 

Tuy nhiên, với quy định là hiện nay thì sinh viên bắt buộc phải thi chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng mức độ để đạt chuẩn đầu ra dù cho có học B1 thì vẫn phải thi. Trong tình hình đó rất nhiều sinh viên đã học đủ tín chỉ và đạt B1. Chúng em phải cày cuốc trong 1,5 học kỳ học xong luôn 3 học phần để đi làm hoặc đơn giản là để đẩy nhanh tiến độ học tập. Nhiều bạn đã học xong, hi sinh thời gian. Những bạn đạt điểm cao thì không nói, tuy nhiên những bạn được điểm C, D 2 học phần với 9 tín chỉ thì kéo điểm GPA xuống rất nhiều. Thế nhưng với quy định mới ban hành hiện nay thì học xong vẫn phải thi chứng chỉ bên ngoài. 

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ảnh: Tào Nga

Điều gây khó cho chúng em ở đây là: Tốn thời gian học tập, tốn tiền bạc của bố mẹ [15 tín chỉ x 260.000 đồng/tín chỉ = 3,9 triệu đồng mà bây giờ không xét chuẩn đầu ra cho sinh viên đã học xong B1 tại trường, cũng không xoá điểm thành phần kể kéo GPA lên.

Chúng em là sinh viên năm thứ 3 sắp ra trường, nhiều bạn sắp đi thực tập và học quân sự, có bạn cố học nhanh tín chỉ để đi làm thêm.. thì giờ phải đi ôn luyện thi chứng chỉ mới được ra trường. Chúng em biết đây là quy định nhưng như thế này, sinh viên chúng em thật khổ".

Một sinh viên khác bày tỏ: "Có những sinh viên khoá K64 đã học cùng lúc với sinh viên năm cuối K63 và thi kết thúc học phần ngoại ngữ B1 theo Hướng dẫn trước đó, đồng thời cũng đã có tên trong danh sách công nhận đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ trước ngày 1/5/2022.

Cùng được xác nhận công nhận chuẩn đầu ra trước đó, cùng bỏ thời gian và công sức như nhau nhưng những bạn trong trường hợp này lại không được chấp nhận mà chỉ sinh viên năm cuối mới được chấp nhận. Như vậy bất công với các bạn năm 3, trong khi học kì tới cũng là năm cuối rồi. Đề nghị Đại học Quốc gia xem xét lại giúp chúng em".

Lý giải của nhà trường

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV báo Dân Việt, PGS.TS. Bùi Thành Nam, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: "Tôi rất chia sẻ sự lo lắng của các em trước những văn bản quy định mới, đặc biệt là các văn bản quy định về chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Theo Công văn 4116/ĐHQGHN-ĐT, sinh viên có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm xét tốt nghiệp được minh chứng bằng một trong các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trong phụ lục đính kèm Công văn này [phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp chứng chỉ]. Thời gian áp dụng từ ngày 1/5/2022.

Đối với các trường hợp sinh viên năm cuối [đã học và thi kết thúc học phần ngoại ngữ theo Hướng dẫn số 297/HD-ĐHQGHN] có Quyết định công nhận đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ trước ngày 0/5/2022 được Đại học Quốc gia Hà Nội chấp nhận.

Các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam sử dụng trong đào tạo trình độ đại học ở ĐHQGHN. Ảnh: CMH

Có nghĩa là, toàn bộ sinh viên năm cuối của trường, đã học và thi kết thúc học phần ngoại ngữ theo Hướng dẫn 297/HD-ĐHQGHN, sẽ xét tốt nghiệp năm nay đúng hạn, bình thường như các năm trước. Các sinh viên năm hai, năm ba, chưa ra trường năm nay, sẽ tiếp tục chuẩn bị hoàn thiện chứng chỉ theo yêu cầu về chuẩn đầu ra. Công văn số 1609/XHNV-ĐT mà nhà trường ban hành ngày 24/6/2022 về Quy định về chuẩn đầu ra ngoại ngữ được thực hiện theo Công văn số 4116/ĐHQGHN-ĐT của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia ban hành Công văn 4116/ĐHQGHN-ĐT ngày 14/12/2021 căn cứ theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học, quyết định số 5115/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Quy chế đào tạo đại học và Hướng dẫn tổ chức đào tạo các học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ của Đại học Quốc gia Hà Nội [Hướng dẫn số 297/HD-ĐHQGHN ngày 03/02/2017, được điều chỉnh, cập nhật tại Công văn số 653/ĐHQGHN-ĐT ngày 15/3/2021].

Sinh viên ra trường phải có Chứng chỉ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra. Để có Chứng chỉ phải trải qua một kỳ thi, còn học xong các học phần, chỉ được cấp Chứng nhận. Quy chế Đào tạo theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT áp dụng cho sinh viên trên toàn quốc. Công văn 4116 /ĐHQGHN-ĐT được áp dụng cho toàn Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đồng thời, theo quy định, có rất nhiều chứng chỉ ngoại ngữ được công nhận tương đương, từ chứng chỉ IELTS, TOEFL, TOEIC, Cambridge, Aptis hay VSTEP. Trường Đại học Ngoại ngữ và Trung tâm Ngoại ngữ trường cũng đang có nhiều nỗ lực để hỗ trợ giúp các em thi lấy chứng chỉ sớm nhất".

"Nhà trường thấu hiểu yêu cầu về chuẩn đầu ra về ngoại ngữ khiến sinh viên lo lắng, nhưng nhà trường luôn đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ cho các em. Khó khăn này là khó khăn chung, tuy nhiên, có ngoại ngữ tốt cũng là một điều kiện thuận lợi để các em có công việc tốt sau này. Nếu có gì chưa rõ, các em có thể lên gặp thầy trực tiếp để được giải đáp", PGS Nam cho biết.

Công ty Cổ phần Công nghệ Prep

Mã số doanh nghiệp: 0109817671

Địa chỉ: B15 TTHVCS, TDP Hoàng 16, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội

Trung tâm Ngoại ngữ Prep

Hotline: 0931 42 8899

Giấy chứng nhận Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng số 153/GCN-SGDĐT ngày 20 tháng 01 năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp

Mới đây, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã ban hành Công văn số 1609/XHNV-ĐT về việc thực hiện tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ trong tổ chức đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo đó, Nhà trường cho rằng ban hành công văn này là dựa vào công văn 4116 của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Công văn số 1609/XHNV-ĐT của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Công văn số 4116/ĐHQGHN-ĐT của Đại học Quốc gia Hà Nội

Theo quy định trước đây của trường, sinh viên muốn tốt nghiệp phải đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ từ 6.5 trở lên nhưng theo quy định mới, nếu sinh viên không phải năm cuối dù đã đạt 6.5 vẫn phải thi thêm chứng chỉ chuẩn đầu ra.

Xung quanh vấn đề này, phản ánh tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội tỏ ra rất bất ngờ trước sự thay đổi của nhà trường.

Bạn Hoàng Q. [sinh viên năm 3] cho biết: "Em cảm thấy lo lắng với quyết định thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ của trường. Đầu năm nhất, do kì thi khảo sát ngoại ngữ đầu vào em không đạt nên em phải học tiếng Anh tăng cường sau đó học lên Ngoại ngữ khoa học xã hội và nhân văn 1, Ngoại ngữ khoa học xã hội và nhân văn 2, rồi Ngoại ngữ khoa học xã hội và nhân văn 3 [B1].

Em đã hoàn thành cả 3 học phần đó và thi đạt 6.5, xét theo quy chế cũ em đã đủ điểm để xét chuẩn đầu ra ngoại ngữ nhưng theo quyết định mới em phải học và thi thêm chứng chỉ mới đủ điều kiện ra trường”.

Cùng tâm trạng này, sinh viên Trần Ngọc H. [sinh viên năm 3] chia sẻ: “Khi đạt 6.5 em học xong cứ chắc chắn rằng đã đạt yêu cầu chuẩn đầu ra, giờ nhà trường mới thông báo áp dụng thông tư, quy định mới.

Mục đích của em đăng kí học ngoại ngữ tại trường để thuận lợi hơn trong công tác xét chuẩn đầu ra nhưng giờ phải đăng kí thi thêm một lần nữa. Học hệ chất lượng cao mất 17.290.000 đồng/ 19 tín chỉ và mất thời gian 3 kỳ tới trường học tiếng Anh nhưng bây giờ lại yêu cầu thêm chứng chỉ".

"Nếu trường thông tin rõ ràng ngay từ đầu thì em đã đi học ở bên ngoài để lấy chứng chỉ về phủ điểm cho cả môn tiếng Anh B1 và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra. Giờ em lại phải mất thêm tiền, thời gian, để học thêm", H. cho biết.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn [Đại học Quốc gia Hà Nội] cho hay, sinh viên cần hiểu rằng thông báo điều chỉnh của nhà trường là theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, căn cứ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cô Hương cho hay, theo quy định mới, minh chứng cho chuẩn đầu ra phải được chuẩn hóa bằng chứng chỉ chứ không phải là chứng nhận xét tương đương theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

“Muốn có chứng chỉ, buộc các em phải thi để lấy. Các sinh viên vượt qua học phần ngoại ngữ trong chương trình học của trường không có nghĩa đã đảm bảo năng lực đạt B1, mà phải trải qua một kỳ thi nữa. Việc này áp dụng với sinh viên toàn quốc, chứ không phải chỉ riêng sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, hay sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn”, Phó Giáo sư Hương bày tỏ.

Theo đó, cô Hương cũng nhìn nhận phần lỗi của nhà trường trong công tác truyền thông khi gửi công văn qua email cho sinh viên mà không giải thích thấu đáo cho sinh viên hiểu.

“Nhà trường đã gửi thông tin qua hệ thống email cho sinh viên từ tháng 1/2022, tất cả sinh viên đều đã nhận được thông tin. Thế nhưng do nhà trường gửi nguyên công văn đính kèm nên có thể sinh viên không mở công văn ra hoặc đọc công văn mà không hiểu”.

Về ý kiến có thiệt thòi cho sinh viên đang học tại trường hay không khi theo quy định cũ sinh viên học xong và thi trên 6.5 là đạt chuẩn đầu ra nhưng theo quy định mới thì phải thi thêm một lần nữa để lấy chứng chỉ thì cô Hương cho rằng, các học phần ngoại ngữ nằm trong khung chương trình đào tạo và là quy chế đã được công bố ngay từ đầu và có học ở đâu thì cũng phải chi trả học phí và lệ phí để thi lấy chứng chỉ. Sinh viên cần nhận thức rằng học là một chuyện, còn thi để lấy chứng chỉ là một việc khác. Ví dụ dù các em có học TOEFL, IELTS,... ở đâu thì cuối cùng vẫn phải đi thi lấy chứng chỉ.

Theo đó, cô Hương đồng cảm với những lo lắng của sinh viên cũng như những khó khăn trong quy định mới về chuẩn đầu ra ngoại ngữ, nhưng khó khăn này là khó khăn chung và việc có ngoại ngữ tốt cũng là một điều kiện thuận lợi để các em có công việc tốt sau này.

Trước đây, chuẩn đầu ra ngoại ngữ của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn được xác định bằng 1 trong 2 hình thức.

Hình thức thứ nhất, sinh viên có thể theo học tại trường với 3 học phần ngoại ngữ tương đương chuẩn đầu ra B1 gồm Ngoại ngữ khoa học xã hội và nhân văn 1, Ngoại ngữ khoa học xã hội và nhân văn 2 và Ngoại ngữ khoa học xã hội và nhân văn 3. Khi thi kết thúc học phần Ngoại ngữ khoa học xã hội và nhân văn 3 nếu sinh viên đạt từ 4.5 trở lên là đạt và từ 6.5 trở lên hoàn thành yêu cầu chuẩn đầu ra B1.

Hình thức thứ hai là các sinh viên có thể chọn học, thi tiếng Anh ở bên ngoài, nếu chứng chỉ đáp ứng sẽ được nhà trường công nhận.

Nhưng mới đây theo Công văn số 4116/ĐHQGHN-ĐT, sinh viên không thuộc diện năm cuối [đã học và thi kết thúc học phần ngoại ngữ theo Hướng dẫn 297/HD-ĐHQGHN] vẫn cần thi chứng chỉ đạt yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Theo đó, toàn bộ sinh viên năm cuối của trường đã học và đạt học phần ngoại ngữ theo Hướng dẫn 297/HD-ĐHQGHN, sẽ xét tốt nghiệp năm nay đúng hạn như các năm trước. Các sinh viên năm hai, năm ba, chưa ra trường năm nay nhưng đã hoàn thành 3 học phần ngoại ngữ tại trường phải tiếp tục thi để hoàn thiện chứng chỉ theo yêu cầu mới đề ra.

Hải Phượng

Video liên quan

Chủ Đề