Chụp cắt lớp vi tính hết bao nhiêu tiền năm 2024

Kỹ thuật chụp CT mạch vành thường được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân cần kiểm tra các động mạch cung cấp máu cho tim, giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan tim mạch. Vậy chụp CT mạch vành hay chụp MSCT mạch vành cụ thể là như thế nào?

Chụp cắt lớp vi tính hết bao nhiêu tiền năm 2024

Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan, viết tắt của từ Computerized Tomography scan) động mạch vành là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao, có thể hiển thị hình ảnh của tim và các mạch máu tại tim. Kỹ thuật chụp CT mạch vành này thường được sử dụng để chẩn đoán nhiều loại bệnh tim mạch khác nhau.

Chụp CT mạch vành là gì?

Trái tim con người có 2 động mạch vành là động mạch vành trái và động mạch vành phải. Vậy động mạch vành là gì và chụp CT mạch vành là gì?

Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, động mạch vành là một hệ thống với nhiều mạch máu có chức năng chính là nuôi tim. Mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ, qua các xoang Valsalva và chạy trên bề mặt tim.

Chụp CT mạch vành là kỹ thuật sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt (MSCT-Multí-Slice Computerized Tomography scan) để hiển thị hình ảnh hệ thống động mạch bên trong tim của người bệnh. Thông qua kỹ thuật chụp này, bác sĩ có thể quan sát, kiểm tra được các mảng bám chứa canxi trên thành động mạch. Từ đó có thể phát hiện bệnh động mạch vành kể cả khi người bệnh chưa có dấu hiệu hay triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, kỹ thuật chụp CT mạch vành hay chụp MSCT mạch vành còn giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý cấu trúc, khảo sát chức năng tim, giúp bác sĩ lựa chọn biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Kỹ thuật chụp CT mạch vành bao gồm:

  • Đánh giá mức độ vôi hóa động mạch vành – Coronary Calcium Score
  • Chụp CT động mạch vành có tiêm thuốc cản quang – Đánh giá mức độ hẹp mạch vành
    Chụp cắt lớp vi tính hết bao nhiêu tiền năm 2024
    Chụp CT mạch vành hỗ trợ chẩn đoán các bệnh mạch vành hiệu quả

Vai trò của chụp MSCT mạch vành

Có thể nói, chụp CT mạch vành là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng trong việc thăm dò, chẩn đoán bệnh lý tim mạch. Đây là một kỹ thuật khảo sát mạch vành không xâm lấn hiệu quả nhất hiện nay. Kỹ thuật này có độ chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

Thông qua kỹ thuật chụp MSCT mạch vành, bác sĩ có thể đánh giá lòng mạch vành và thành mạch vành. Như vậy, dễ dàng khảo sát được hình thái và cấu trúc các mảng xơ vữa, đưa ra đánh giá về tình trạng hẹp mạch vành của người bệnh.(2)

Nếu các test gắng sức khi âm tính chỉ loại trừ bệnh động mạch vành hẹp có ý nghĩa (thường trên 70%) nhưng không loại trừ được các trường hợp có mảng xơ vữa gây hẹp động mạch vành mức độ nhẹ – vừa, thì kỹ thuật chụp MSCT có thể làm được điều này. Theo đó, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ, lên kế hoạch phòng ngừa hoặc điều trị phù hợp cho người bị hẹp mạch vành.

Chụp CT mạch vành còn giúp kiểm tra tình trạng tái hẹp trong stent mạch vành hoặc cầu nối ở người bệnh từng được đặt stent mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu nối mạch vành. Ngoài ra, kỹ thuật này đồng thời khảo sát cấu trúc tim giúp phát hiện các bất thường cấu trúc và chức năng tim.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật chụp ct mạch vành

1. Ưu điểm

Chụp mạch vành CT được đánh giá là một phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng có hiệu quả cao trong việc phát hiện tắc nghẽn mạch vành do mảng bám, xơ vữa động mạch. Ưu điểm của kỹ thuật chụp MSCT mạch vành chính là:(1)

  • * Thời gian chụp CT mạch vành không quá dài. Với các hệ thống chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt thế hệ mới như máy chụp CT 768 lát cắt thì chỉ cần mất từ vài giây đến vài chục giây là đã có thể hoàn thành quá trình chụp.
  • * Kết quả chụp CT sẽ lập tức được hiển thị trên máy vi tính có kết nối với hệ thống chụp. Sau khi kỹ thuật viên và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh xử lý thì có thể in ra nhanh chóng để gửi cho bác sĩ lâm sàng cùng hội chẩn tình trạng bệnh.
  • * Chụp CT mạch vành giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau, độ chính xác và hiệu quả lên đến hơn 90%.
  • * Phương pháp chẩn đoán này có độ an toàn cao, ít gây biến chứng. Người bệnh sau khi chụp CT có thể sinh hoạt như bình thường, không cần lưu viện theo dõi.
    Chụp cắt lớp vi tính hết bao nhiêu tiền năm 2024
    Chụp CT mạch vành có độ an toàn cao

2. Hạn chế

Tuy chụp CT mạch vành được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh lý tim mạch nhưng phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định như:

  • * Người bệnh tiếp xúc với tia bức xạ. Trong quá trình chụp, kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh lượng bức xạ phù hợp, đảm bảo an toàn cho người dùng. Tuy vậy, các tia bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai không nên chụp CT mạch vành. Ngoài ra, tùy theo loại máy chụp mà số lượng bức xạ khác nhau. Người bệnh nếu thực hiện chụp MSCT mạch vành với máy CT thế hệ cũ hoặc tại các cơ sở y tế kém chất lượng thì nguy cơ tiếp xúc với tia bức xạ sẽ cao hơn.
  • * Chụp CT mạch vành có tiêm thuốc cản quang để các mạch máu hiển thị rõ ràng hơn trên hình ảnh. Việc tiêm thuốc cản quang có thể gây các phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, cảm thấy nóng rát ở vị trí tiêm thuốc, buồn nôn,…Một tỉ lệ rất nhỏ có phản ứng phản vệ nặng. Vì vậy, nếu có tiền sử dị ứng, nên thông báo với bác sĩ trước để bác sĩ cân nhắc chỉ định dùng thêm thuốc steroid 12 giờ trước khi chụp nhằm giảm nguy cơ phản ứng.
  • * Thời gian chụp CT mạch vành thường rất nhanh nhưng thời gian xử lý hình ảnh sẽ lâu hơn, có thể lên đến 1-2 giờ. Nếu mô phỏng 3D thì có thể mất nhiều thời gian hơn. Với người bệnh chụp MSCT vào buổi chiều thì có thể phải đến ngày hôm sau mới được nhận kết quả. Nhưng với việc cải tiến qui trình làm việc, cải tiến phần mềm, nâng cấp phần cứng hệ thống máy tính xử lý hình ảnh, thời gian trả kết quả có thể chỉ còn trong vòng 1 giờ, ngoại trừ những trường hợp bệnh khó, phức tạp.
  • * Một số máy CT đời cũ cần người bệnh phải nín thở trong khi chụp (khoảng 20 giây) và có nhịp tim đều. Nhưng với máy CT 768 có hai đầu phát tia vẫn có thể cho ra hình ảnh mạch vành rõ nét ở những trường hợp khó chụp như: rối loạn nhịp, nhịp tim nhanh, mạch vành bị đóng vôi nhiều, khả năng nín thở không tốt, bệnh nhân hợp tác kém.
  • * Chi phí của kỹ thuật chụp CT mạch vành không phải lúc nào cũng được bảo hiểm y tế chi trả, người bệnh có thể chịu tốn kém nếu được chỉ định chụp.

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

1. Chụp CT mạch vành hay chụp MSCT mạch vành được chỉ định khi nào?

Chụp CT mạch vành sẽ được chỉ định trong các trường hợp:

  • Cần sàng lọc, chẩn đoán bệnh mạch vành ở người bệnh có biểu hiện bệnh hoặc ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao (bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân cao huyết áp, người cao tuổi, người hút thuốc lá, người có tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành,…).
  • Người bệnh đau ngực bất thường, không rõ nguyên nhân.
  • Kiểm tra ECG và điện tâm đồ gắng sức nghi ngờ có bất thường bệnh mạch vành.
  • Người bị suy tim không rõ nguyên nhân.
  • Cần chẩn đoán các bệnh lý tim mạch, bất thường cấu trúc cơ tim, van tim.
  • Theo dõi sau khi điều trị bệnh mạch vành như: đặt stent mạch vành, tạo hình mạch bằng bóng, phẫu thuật bắc cầu mạch vành, …
    Chụp cắt lớp vi tính hết bao nhiêu tiền năm 2024
    Người thường xuyên đau ngực không rõ nguyên nhân cần được chụp CT mạch vành để chẩn đoán bệnh

2. Các trường hợp chống chỉ định chụp CT mạch vành

Một số trường hợp chống chỉ định tương đối hoặc tuyệt đối với kỹ thuật chụp CT mạch vành bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng nặng với thuốc cản quang
  • Người bệnh bị hen suyễn, suy hô hấp, không thể nín thở
  • Người bệnh bị suy thận mạn tính nặng

Phân loại

Kỹ thuật chụp CT mạch vành thường được chia làm 2 loại chính là chụp CT mạch vành không dùng thuốc cản quang và có dùng thuốc cản quang.

1. Chụp CT mạch vành không dùng thuốc cản quang

Phương pháp chụp MSCT mạch vành không dùng thuốc cản quang giúp bác sĩ có thể quan sát được mức độ vôi hóa động mạch vành, đánh giá nguy cơ mắc bệnh hẹp động mạch hoặc tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ lâm sàng có thể tính toán nguy cơ bị bệnh của bênh nhân, từ đó đưa ra những quyết định tiếp theo.

Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng đau ngực và có điểm vôi hóa mạch vành hiển thị rõ trên kết quả chụp CT thì bác sĩ có thể chỉ định chụp thêm CT mạch vành có tiêm thuốc cản quang. Như vậy mới đánh giá được chính xác hơn về tình trạng tắc nghẽn lòng động mạch.

Kỹ thuật chụp CT mạch vành không tiêm thuốc cản quang có thời gian thực hiện ngắn, thao tác đơn giản và dễ dàng, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tính toán nguy cơ có/không bị bệnh mạch vành; không xác định được mức độ hẹp động mạch, và cũng không khảo sát được cấu trúc giải phẫu tim, chức năng tim. Chụp CT mạch vành có cản quang giúp khắc phục các nhược điểm này.

2. Chụp CT mạch vành có cản quang

Chụp động mạch vành có cản quang là kỹ thuật tiêm thuốc cản quang vào trong lòng động mạch trước khi chụp CT. Như vậy, trong quá trình chụp thì hình ảnh của hệ động mạch được hiển thị rõ ràng hơn, giúp bác sĩ có thể đánh giá chính xác được những tổn thương của hệ thống động mạch vành.

Kỹ thuật chụp CT mạch vành có tiêm thuốc cản quang có hiệu quả lên đến hơn 97%, đánh giá được nhiều bệnh như hẹp mạch vành, tắc động mạch vành, dị dạng xuất phát hay đường đi của động mạch vành, dò mạch vành vào buồng tim… cũng như những bất thường cấu trúc, chức năng tim. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác nhờ đó có cách điều trị tối ưu nhất.

Nhìn chung, việc chụp MSCT có tiêm thuốc là là một kĩ thuật khảo sát không xâm lấn, cung cấp một giải pháp hiệu quả để đánh giá bệnh mạch vành. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán hình ảnh này vẫn tồn tại một số nhược điểm như đã nêu ở phần trên.

Quy trình chụp CT mạch vành diễn ra như thế nào?

1. Chuẩn bị

Quy trình chuẩn bị trước khi chụp CT thường diễn ra nhanh. Bác sĩ sẽ thăm khám, hỏi người bệnh để đảm bảo các điều kiện chụp với mục tiêu cho an toàn người bệnh; cho chất lượng hình ảnh tối ưu. Người bệnh sẽ được kiểm tra theo một bảng kiểm được soạn sẵn bao gồm như: tiền sử dị ứng thuốc cản quang, có đang mang thai hay đang điều trị bất kỳ bệnh lý nào không, nhịp tim, huyết áp… Người bệnh nên thông báo về tiền sử bệnh, tình trạng bệnh hiện tại, bệnh đi kèm…để đảm bảo quá trình chụp được diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.

Bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh thay trang phục, các thao tác trong quy trình chụp, trấn an tinh thần người bệnh nếu cảm thấy người bệnh đang lo lắng. Người bệnh cũng cần tháo bỏ toàn bộ trang sức đeo trên người.

Trong trường hợp bệnh nhân chụp CT mạch vành có thuốc cản quang, bệnh nhân được điều dưỡng đặt một đường truyền tĩnh mạch (chích ven) để sử dụng cho việc tiêm thuốc cản quang trong phòng chụp. Người bệnh sẽ được hướng dẫn một cách mô phỏng quá trình chụp thật sự để người bệnh hợp tác tốt hơn.

Người bệnh không ăn thức ăn đặc trước khi chụp ít nhất 2 giờ, có thể ăn thức ăn loãng (ví dụ: cháo, nước yến, sữa…) trước khi chụp ít nhất 1 giờ. Có thể uống nước lọc, nước trái cây có đường trong thời gian chờ chụp, không để bị khát.

Nếu cần lấy mẫu máu hoặc nước tiểu xét nghiệm trong cùng ngày chụp CT có tiêm thuốc đối quang thì nên thực hiện lấy mẫu máu và nước tiểu trước.

2. Tiến hành chụp động mạch vành

Quá trình chụp CT mạch vành có tiêm thuốc cản quang thường kéo dài không quá 15 phút. Người bệnh cố gắng nằm yên và làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.

Trong khi chụp nếu người bệnh cảm thấy đau, sưng nơi tiêm thuốc thì lập tức báo hiệu cho Kỹ thuật viên biết bằng cách quơ tay không có kim.

3. Sau khi chụp

Khi quá trình chụp CT kết thúc, bạn sẽ được rút kim truyền thuốc, thay lại trang phục bình thường, và ngồi chờ kết quả. Hình ảnh sẽ được gửi đến bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để có thể xem xét, đánh giá tình trạng động mạch vành, cấu trúc và chức năng tim mạch của bạn.

Sau khi chụp CT mạch vành, người bệnh thay lại quần người bệnh nên uống nhiều nước để thải hết toàn bộ lượng thuốc cản quang qua nước tiểu. Kỹ thuật chụp CT mạch vành rất an toàn, người bệnh không cần lưu viện theo dõi.

Chụp cắt lớp vi tính hết bao nhiêu tiền năm 2024
Nên uống nhiều nước sau khi chụp CT mạch vành có tiêm thuốc cản quang

Cần lưu ý rằng, cho dù kết quả chụp CT ra sao thì cũng nên chủ động thay đổi lối sống khoa học để giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nên thường xuyên tập thể dục, quản lý cân nặng để tránh tăng cân quá mức, ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe (trái cây, rau, ngũ cốc,…), không hút thuốc lá và kiểm soát tốt các bệnh lý có liên quan trực tiếp đến tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường,…

Ngoài ra, nên hạn chế căng thẳng, áp lực. Cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ, không thức quá khuya hay làm việc gắng sức.

Chụp CT mạch vành có nguy hiểm không?

Một số nguy cơ có thể gặp sau khi chụp CT mạch vành bao gồm:

  • * Phơi nhiễm bức xạ. Các trường hợp như chụp CT liên tục hoặc chụp tại cơ sở y tế kém chất lượng, kỹ thuật viên không điều chỉnh lượng tia bức xạ, thiết bị máy có lượng tia bức xạ cao thì người bệnh có thể phải tiếp xúc với mức độ bức xạ cao, tăng nguy cơ ung thư.
  • * Phản ứng dị ứng với thuốc cản quang: Đa số nguời bệnh không có bất kì phản ứng nào với thuốc cản quang. Tuy nhiên, người bệnh có thể có phản ứng dị ứng với thuốc cản quang từ mức độ nhẹ như ngứa, nổi mề đay… đến những phản ứng phản vệ nặng như khó thở, tụt huyết áp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy đau rát ở vị trí tiêm, sưng phù tại chổ tiêm do thuốc thoát ra khỏi lòng mạch … sau khi được tiêm hoặc dùng thuốc cản quang. Các phản ứng phụ đa phần nhẹ và tự giới hạn.

Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp gặp phải các rủi ro khi chụp CT mạch vành. Đặc biệt, phản ứng dị ứng ở người bệnh sau khi chụp MSCT có tiêm thuốc cản quang thường sẽ kết thúc trong 24 giờ, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, nhìn chung thì chụp CT mạch vành có độ an toàn cao, ít gây biến chứng nên người bệnh không nên quá lo lắng nếu được chỉ định phương pháp chẩn đoán hình ảnh này.

Các thắc mắc thường gặp khi chụp MSCT mạch vành

1. Chi phí chụp CT mạch vành giá bao nhiêu tiền?

Chi phí chụp CT mạch vành có thể từ 600.000 VNĐ cho đến 7.500.000 VNĐ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp chụp, máy móc, cơ sở y tế,… Nếu người bệnh chụp MSCT tại cơ sở y tế sử dụng máy CT thế hệ cũ ít lát cắt hơn thì chi phí sẽ thấp hơn. Ngược lại, hệ thống chụp cắt lớp vi tính hiện đại càng có nhiều lát cắt thì hình ảnh tái tạo càng rõ nét và mang đến hiệu quả chẩn đoán cao nên thường chi phí sẽ cao hơn.

*Lưu ý bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ.

Ngoài ra, nếu người bệnh chụp CT mạch vành tại các cơ sở y tế có bác sĩ giàu chuyên nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, bệnh viện công hoặc tư,… thì chi phí này cũng có thể cao hơn.

Cuối cùng, tùy theo kỹ thuật chụp mà giá tiền cho một lần chụp CT mạch vành cũng có sự khác biệt. Chẳng hạn như chụp cắt lớp vi tính tính điểm vôi hóa mạch vành – Chụp CT Scanner đến 32 dãy không có thuốc cản quang sẽ có chi phí thấp hơn so với chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, tim có tiêm thuốc cản quang (từ 64- 128 dãy). Thông thường, phí chụp CT mạch vành có tiêm thuốc cản quang sẽ cao hơn không tiêm thuốc.

2. Chụp CT mạch vành ở đâu tốt?

Người bệnh nếu có các dấu hiệu của bệnh mạch vành hoặc nếu muốn tầm soát, chẩn đoán các bệnh lý tim mạch có thể đăng ký tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Bệnh viện Tâm Anh đầu tư hệ thống máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive Dual Source Dual Energy hiện đại bậc nhất. Đây là hệ thống chụp cắt lớp vi tính cao cấp với công nghệ 2 đầu bóng và tái tạo 768 lát cắt với công nghệ độc quyền được bảo hộ của Siemens – Đức.

“Siêu cỗ máy” chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive Dual Source Dual Energy có độ phân giải thời gian trong chụp tim mạch 75 ms, chụp tim mạch không phụ thuộc vào nhịp tim, hỗ trợ khảo sát mạch vành với nhịp tim nhanh và không ổn định.

Không chỉ vậy, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh và điều trị các bệnh lý tim mạch. Hiện nay, Bệnh viện Tâm Anh là một trong những đơn vị thăm khám, tầm soát bệnh tim hàng đầu tại Việt Nam, được nhiều người bệnh tin tưởng.

Chụp cắt lớp vi tính hết bao nhiêu tiền năm 2024
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thuộc Đơn vị hình ảnh học Tim mạch, Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

2. Có nên chụp CT mạch vành không?

Có thể thấy, chụp CT là một phương pháp hiệu quả để đánh giá các bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng. Các thiết bị chụp cắt lớp vi tính có vai trò vô cùng quan trọng, giúp dựng hình ảnh 2D và 3D của mạch vành để bác sĩ có thể đánh giá mức độ tổn thương của mạch vành hay hình ảnh các mảng xơ vữa và khảo sát được cấu trúc lẫn chức năng tim.

Do đó, nếu người bệnh có dấu hiệu mắc bệnh mạch vành hoặc cần tầm soát bệnh thì nên chụp CT để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh.

3. Chụp CT mạch vành mất bao lâu?

Thời gian chụp thường rất nhanh, không quá 15 phút với chụp CT có dùng thuốc cản quang. Tuy nhiên, với hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính 768 lát cắt, thời gian chụp CT được rút gọn chỉ còn từ 3 – 5 phút nên rất phù hợp với những đối tượng không thể nằm lâu trong máy CT.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Kỹ thuật chụp CT mạch vành hay chụp MSCT mạch vành là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh vô cùng quan trọng và có vai trò lớn trong việc chẩn đoán các bệnh lý tim mạch. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến phương pháp chụp CT này!

Chụp cắt lớp vi tính đâu hết bao nhiêu?

Các ứng dụng chụp Cắt lớp vi tính (CT-Scanner) (VNĐ).

Chụp cắt lớp vi tính phối giá bao nhiêu?

Giá chụp CT u phổi có thể dao động từ 900.000 VNĐ đến 4.000.000 VNĐ tùy trường hợp. Ở mỗi cơ sở y tế chi phí chụp CT u phổi có thể chênh lệch tùy thuộc vào các yếu tố như chất lượng của máy chụp CT, dịch vụ, quy trình thực hiện, trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên…

Chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang giá bao nhiêu?

Chi phí chụp CT tiêm thuốc cản quang dao động khoảng từ 2.000.000 – 9.000.000 đồng.

Chụp cắt lớp vi tính 64 dãy là gì?

Chụp CT 64 dãy thường được bác sĩ chỉ định thực hiện cho các vấn đề về chấn thương như chấn thương sọ não, đột quỵ, viêm xoang; chấn thương vùng đầu – mặt – cổ; chấn thương vùng ngực; chấn thương xương khớp; chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch; các bệnh lý về đường tiêu hóa, chấn thương bụng…