Chuyển giao rủi ro là gì

Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa. Rủi ro đó có thể do lỗi chủ quan của con người hoặc do các hiện tượng khách quan gây nên [do thời tiết, do tai nạn bất ngờ, do tính chất của hàng hóa,…]. Rủi ro là điều mà không bên nào trong hợp đồng mong muốn vì nếu rủi ro xảy đến thì đồng nghĩa với việc bên gánh chịu rủi ro bị thiệt hại. Do vậy, một vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng là việc phân định rủi ro. Nghĩa là xác định trong thời điểm nào bên bán phải chịu những mất mát, hư hỏng của hàng hóa, từ thời điểm nào những hư hỏng, mất mát đó được chuyển cho bên mua. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng, về cả mặt pháp lý và cả mặt thực tiễn bởi đôi khi ranh giới giữa việc hàng hóa nguyên vẹn hay hư hỏng chỉ cách nhau trong gang tấc, nhưng lại ảnh hưởng tới trách nhiệm của bên bán hay bên mua trong hợp đồng, thậm chí là kết quả của cả giao dịch mua bán.

hop dong mua ban hang hoa

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong mỗi trường hợp, mà thời điểm chuyển rủi ro là không giống nhau. Các trường hợp chuyển rủi ro cụ thể:

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa được chuyển cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó.

luat su gioi

Như vậy, trong trường hợp này, thời điểm chuyển rủi ro trùng với thời điểm bên bán giao hàng cho bên mua, và bên mua hoặc người đại diện của bên mua nhận hàng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thời điểm bên bán giao hàng và thời điểm bên mua nhận hàng là trùng nhau. Do vậy, cần căn cứ vào các thỏa thuận cụ thể của các bên trong hợp đồng về thời gian giao nhận hàng, để xác định rủi ro đã được chuyển giao hay chưa, chuyển giao vào thời điểm nào. Ví dụ, hai bên thỏa thuận thời điểm bên bán giao hàng và bên mua nhận hàng là 13 giờ ngày 20/6/2015 tại một địa điểm xác định. Đúng 13 giờ ngày 20/6/2015, bên bán đã chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng giao cho bên mua, nhưng tại thời điểm đó, bên mua vẫn chưa tới nhận hàng. Vào 13 giờ 40 phút, trời đổ mưa to, một bộ phận hàng đã bị ngấm nước. Trường hợp này, bên phải chịu rủi ro là bên mua vì đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng.

luật sư giỏi

Cũng ví dụ nêu trên nhưng thời gian giao, nhận hàng được quy định: bên bán giao hàng cho bên mua vào ngày 20/6/2015 và bên mua có quyền nhận hàng vào bất kì thời điểm nào trong ngày20/6/2015. Vào 13 giờ 40 phút cùng ngày, trời đổ mưa và một bộ phận hàng hóa bị ẩm ướt, lúc này bên bán sẽ là bên phải chịu rủi ro vì tuy bên mua chưa nhận hàng nhưng không bị vi phạm nghĩa vụ nhận hàng, vì thời gian quy định cho việc bên mua nhận hàng chưa hết.

Từ đó cho thấy, trong trường hợp chuyển rủi ro này, bên vi phạm nghĩa vụ giao – nhận hàng sẽ là bên phải gánh chịu rủi ro.

luat su gioi tphcm

Thứ hai, chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

Khi trong hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa, thì từ HĐMBHH, sẽ phát sinh thêm một hợp đồng khác: hợp đồng vận chuyển. Tùy vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, mà hợp đồng vận chuyển này có thể do bên bán hoặc bên mua kí kết. Dù cho bên nào thực hiện kí hợp đồng vận chuyển hàng hóa, và qua bao nhiều người vận chuyển, thì rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

luật sư giỏi tphcm

Quy định của pháp luật Thương mại trong hai trường hợp chuyển rủi ro nêu trên có sự tương thích với quy định của CƯV 1980. Công ước này quy định, khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang cho người mua kể từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán. Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi ro không được chuyển giao sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó.

luat su

Tuy nhiên, trong cùng điều luật với quy định nêu trên, Công ước nhấn mạnh, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích hợp đồng bằng cách ghi mã kí hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bất cứ một phương pháp nào khác. Quy định này có nghĩa rằng, hàng hóa được đặc định hóa, là điều kiện bắt buộc để có thể thực hiện việc chuyển giao rủi ro nói trên. Quy định của pháp luật Việt Nam không theo hướng này, mà tách riêng quy định về đặc định hóa hàng hóa thành một trường hợp chuyển rủi ro riêng biệt [vấn đề này sẽ được phân tích bên dưới].

luật sư

Thứ ba, chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển: trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển giao cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau: [i] khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa; [ii] khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.

Thứ tư, chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển: trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ khi giao kết hợp đồng.

luat su uy tin

Đây là trường hợp có thể xảy ra nhầm lẫn trong cách hiểu và áp dụng. “Hàng hóa đang trên đường vận chuyển” theo quy định của này là đối tượng của hợp đồng mà hai bên kí kết, thay vì có vị trí cố định, thì hàng hóa đó đang trên đường vận chuyển khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng. Chứ không phải là trường hợp hàng hóa đã trở thành đối tượng trong hợp đồng giao kết và đang trong thời gian vận chuyển từ bên bán qua cho bên mua. Rủi ro được chuyển qua cho bên mua trong trường hợp này là ngay khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng. Hai ví dụ để minh họa cho vấn đề đang được bình luận:

Ví dụ thứ nhất, hai bên trong hợp đồng thỏa thuận: bên bán [có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh] giao hàng cho bên mua tại kho của bên mua [có trụ sở tại Thành phố Hà Nội]. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, tới Đà Nẵng thì gặp phải sự cố về thời tiết nên hàng bị hư hỏng. Đây không phải là trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển, mà là hàng hóa đã được mua bán và đang trong thời gian vận chuyển. Do bên bán chưa giao hàng đến được địa điểm xác định mà các bên thỏa thuận, nên bên bán sẽ phải gánh chịu rủi ro.

luật sư uy tín

Ví dụ thứ hai, bên A [có trụ sở tại Việt Nam] thỏa thuận bán cho bên B [có trụ sở tại Lào] một số lượng gia cầm và bên A chịu trách nhiệm giao hàng đến trụ sở của B. Khi xe chuyên chở gia cầm của bên A đang trên đường giao hàng cho bên B, tới cửa khẩu Cha Lo của Việt Nam chuẩn bị làm thủ tục xuất khẩu thì bên A nhận được thông báo của bên B rằng tại Lào đang xuất hiện vùng dịch và hàng hóa là gia cầm bị cấm nhận khẩu, vì vậy bên A không thể giao hàng tới và bên B cũng không thể nhận hàng. Lúc này bên C [trụ sở tại Việt Nam] biết tin bên A có lượng gia cầm đó và có nhu cầu mua lại, bên A đồng ý và hai bên tiến hành giao kết hợp đồng. Như vậy, kể từ thời điểm bên A và bên C giao kết hợp đồng, thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng đối với số gia cầm trên được chuyển giao cho bên mua. Đây là trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển.

Thứ năm, chuyển rủi ro trong các trường hợp khác: trừ khi các bên có thỏa thuận khác, và không thuộc các trường hợp đã trình bày, thì rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Như vậy, rủi ro của hàng hóa phải được chuyển giao dựa trên hành vi nhận hàng là hành vi pháp lý, chứ không phải hành vi thực tế. Hành vi nhận hàng pháp lý là nhận hàng theo đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hành vi nhận hàng thực tế là hành vi nhận hàng trên thực tế. Rõ ràng nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng thì thời điểm của hai hành vi này là không trùng nhau. Và theo quy định của pháp luật Thương mại, thì rủi ro về mất mát và hư hỏng của hàng hóa của hàng hóa không thể đợi bên mua nhận hàng thực tế mới được chuyển giao. Do có sự vi phạm hợp đồng vì không nhận hàng hoặc nhận hàng chậm thì bên mua phải tự chịu trách nhiệm về sự vi phạm đó.

Trong trường hợp hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng mã kí hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kì cách thức nào khác, thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển giao cho bên mua. Đây chính là trường hợp pháp luật Việt Nam tách riêng thành một trường hợp chuyển rủi ro, trong khi CƯV 1980 quy định chung trong một điều luật, theo đó việc đặc định hóa hàng hóa là điều kiện trước tiên để bên bán có thể chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho bên mua. Yêu cầu này của pháp luật Việt Nam nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh giữa các bên sau khi mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa xảy ra, mà bên mua chưa thực hiện việc nhận hàng theo đúng thời gian thỏa thuận.

van phong luat su

So với quy định của pháp luật Thương mại trước đây, quy định của LTM hiện hành về vấn đề chuyển rủi ro có sự thay đổi quan trọng. LTM 1997 quy định về rủi ro đối với hàng hóa trên đường vận chuyển, theo đó người mua phải chịu rủi ro đối với hàng hóa trên đường vận chuyển kể từ thời điểm quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua nếu không phải do lỗi của người bán hoặc người vận chuyển. Nhưng sự khác biệt của quy định này so với quy định của pháp luật hiện nay:

Thứ nhất, trong tất cả các điều khoản về chuyển rủi ro của LTM 2005 đều có lời mở đầu “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”, sau đó mới quy định cụ thể. Điều này không tìm thấy ở quy định chuyển rủi ro của LTM 1997. Điều đó có nghĩa LTM hiện nay trước hết để cho các bên tự thỏa thuận, pháp luật chỉ can thiệp khi các bên không có sự thỏa thuận – đây là điều vô cùng quan trọng trong hợp đồng mua bán, trong nền kinh tế thị trường, khi mà việc mua bán ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích kinh doanh của chính các bên trong hợp đồng.

văn phòng luật sư

Thứ hai, quy định tại LTM 1997 đã đồng nhất thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa với thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Trên thực tế, không phải lúc nào hai vấn đề này cũng trùng nhau về mặt thời điểm. Có rất nhiều trường hợp bên mua đã nhận hàng trên thực tế, nhưng chứng từ sở hữu hàng hóa vẫn chưa được bên bán chuyển giao. Quy định khi nào bên mua nhận quyền sở hữu hàng hóa thì bên bán mới được giải phóng khỏi trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa, trong khi đó có trường hợp bên mua đã giữ hàng hóa trên thực tế, là không hợp lý.

Thứ ba, LTM 1997 chỉ quy định trường hợp chuyển rủi ro hàng hóa trên đường vận chuyển. Như vậy là đã bỏ qua các trường họp liên quan đến hàng hóa không đang trên đường vận chuyển [như hàng hóa tại địa điểm giao hàng xác định, hàng hóa giao cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển,…]

Như vậy, dựa vào các quy định về chuyển rủi ro tại LTM 2005, các bên sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định thời điểm chuyển rủi ro, và phân định trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng.

Chủ Đề