Chuyển học phần tương đương hust

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình:     Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao

Trình độ đào tạo:      Đại học

Ngành đào tạo:          Chuyên ngành Tin học công nghiệp

Loại hình đào tạo:     Chính quy

Bằng tốt nghiệp:       Kỹ sư chất lượng cao Tin học công nghiệp

[Ban hành tại Quyết định số           /QĐ-ĐHBK-ĐTĐH  ngày               của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội]

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo ra kỹ sư chuyên ngành tin học công nghiệp có khả năng thích ứng cao với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung và của chuyên ngành tin học công nghiệp nói riêng. Chương trình đào tạo phải được cộng đồng thế giới công nhận là trình độ kỹ sư.

Các kỹ sư tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao chuyên ngành tin học công nghiệp có trình độ chuyên môn trình độ cao và kỹ năng thực hành tốt, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế-xã hội, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực tin học công nghiệp, tự động hoá - điều khiển.

Các kỹ sư được cấp bằng chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao chuyên ngành tin học công nghiệp có khả năng học lên các bậc cao học và tiến sỹ của các nước tiên tiến để trở thành những chuyên gia giỏi, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực tin học công nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

 Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư chất lượng cao chuyên ngành tin học công nghiệp cần có được [kiến thức, năng lực, kỹ năng, thái độ]:

  • Kiến thức: Kỹ sư chuyên ngành chuyên ngành tin học công nghiệp phải được trang bị đầy đủ cả về kiến thức cơ bản, kiến thức kỹ thuật cơ sở và kiến thức chuyên ngành đảm bảo tính hiện đại, chuyên sâu kết hợp được nội dung đào tạo của các trường tiên tiến trên thế giới cùng chuyên ngành và tính thực tiễn của đất nước.
  • Năng lực: Kỹ sư chuyên ngành tin học công nghiệp phải có năng lực làm việc tốt có khả năng thích ứng với công việc nhanh, có tính độc lập sáng tạo trong công việc nhưng cũng phải có khả năng làm việc theo nhóm. Đủ khả năng về chuyên môn để giải quyết nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả công việc do mình đảm nhận.
  • Kỹ năng: Kỹ sư chuyên ngành tin học công nghiệp phải có khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật, có khả năng xây dựng và tiến hành thực nghiệm, thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu, đánh giá chất lượng các hệ thống điều khiển và tự động hóa; biết thiết kế và triển khai các hệ thống điều khiển trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau, bao gồm cấu trúc điều khiển, thuật toán điều khiển, phần cứng cũng như phần mềm hệ thống điều khiển và giám sát, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế ràng buộc.
  • Thái độ:  Kỹ sư chuyên ngành tin học công nghiệp phải có thái độ trung thực trong công việc chuyên môn, khi giải quyết công việc phải có tinh thần không quản ngại khó khăn, có tinh thần cầu thị học hỏi chuyên môn để không ngừng hoàn thiện mình. Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ. Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước. Ý thức cao được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp xây dựng nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến và sự phồn vinh của đất nước.  

2. Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo theo thiết kế là 5 năm [10 học kỳ chính]. Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:

 Đối với K52 [Chương trình 2007]:  220 tín chỉ [TC]

Đối với K53 [Chương trình 2008]:  217 tín chỉ [TC]

4. Đối tượng tuyển sinh

Học sinh tốt nghiệp phổ thông tham dự kỳ thi đại học khối A có tổng điểm hơn điểm xét tuyển của Trường một mức quy định theo từng năm, khi nhập trường phải tham dự một kỳ thi tuyển chọn bổ sung. Diện được tuyển thẳng theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được xét theo điều kiện cụ thể của từng năm.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo được tổ chức theo học chế tín chỉ, tuân theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ban hành theo Quyết định số 804/QĐ-ĐHBK-ĐTĐH ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

6. Thang điểm

Điểm chữ [A, B, C, D, F] và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần [điểm tiện ích] của học phần.

Thang điểm 10

[điểm thành phần]

Thang điểm 4

Điểm chữ

Điểm số

Đạt*

từ

9,5

đến 

10

A+

4,5

từ

8,5

đến 

9,4

A

4,0

từ

8,0

đến 

8,4

B+

3,5

từ

7,0

đến 

7,9

B

3,0

từ

6,5

đến 

6,9

C+

2,5

từ

5,5

đến 

6,4

C

2,0

từ

5,0

đến 

5,4

D+

1,5

từ

4,0

đến 

4,9

D

1.0

Không đạt

dưới 4,0

F

0

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

Mới đây, trường có mở đăng ký học phần cho các bạn sinh viên thì mình thấy khá nhiều bạn đặt câu hỏi trên group hỗ trợ học tập hay nhắn tin hỏi mình rằng nên đăng ký những môn nào hay cách đăng ký ra sao, thì trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho mọi người một số trải nghiệm của bản thân khi đăng ký học phần tại trường Đại học Bách Khoa HN thân iu nhé.

1. Đăng ký học phần là gì? Tại sao chúng ta nên đăng ký học phần.

Nếu bạn đã đăng ký lớp rồi thì sẽ biết rằng đăng ký lớp sẽ chia làm 3 giai đoạn đó là đăng ký chính thức, đăng ký điều chỉnh và đăng ký thêm, thì giai đoạn đầu tiên là đăng ký chính thức chỉ dành cho những bạn đã đăng ký học phần trước đó. Nên ta có thể hiểu đơn giản rằng đăng ký học phần là mình đặt chỗ cho các lớp học trước, chúng ta sẽ được ưu tiên vào các lớp đó, nếu chúng ta bỏ không đăng ký cũng không sao.

Nếu các bạn chỉ đăng ký các môn chuyên ngành mà có ít người thì các bạn không đăng ký học phần cũng được, còn nếu các bạn đăng ký các môn đại cương, số lượng sinh viên đăng ký lớn như quân sự, thể, triết,… mà các bạn không đăng ký học phần trước thì khả năng niệm cũng khá cao và lớp đăng ký cũng sẽ không được như ý định ban đầu của mình.

Lớp mình là một ví dụ điển hình, anh em rủ đăng ký chung với nhau mà cuối cùng các bạn lại chưa đăng ký học phần thành ra té lẻ hết, lắm ông còn không đăng ký được môn.

2. Cách chọn môn để đăng ký học phần

Một trong những câu hỏi được mọi người hỏi nhiều nhất là nên đăng ký môn nào thì dưới đây là cách làm của mình:

KN1: Dựa vào khung chương trình đào tạo

Đầu tiên mình sẽ vào chương trình đào tạo sinh viên trên trang ctt-sis với tên đăng nhập là MSSV, mật khẩu là căn cước công dân [hoặc mật khẩu tùy chọn mà bạn đã đổi].

[//ctt-sis.hust.edu.vn/Students/StudentProgram.aspx]

Ở đây mình sẽ xem được mình sẽ phải học những môn gì trong chương trình đào tạo của ngành và kỳ học gợi ý dành cho các bạn.

Như hình ảnh ở trên thì môn Pháp luật đại cương được khuyến nghị là học ở kỳ 2, Triết học Mác Lê nin được khuyến nghị học ở kỳ 1.

KN2: Kiểm tra xem môn có học phần điều kiện không

Tuy rằng mỗi bạn đều có lộ trình cho chương trình học sẵn có rồi nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể theo được vì một số lý do như do nhà trường xếp sẵn [với tân sinh viên], hay là đăng ký môn để học cùng bạn bè,… nên rất nhiều trường hợp chúng ta đăng ký môn mà không cần dựa trên chương trình khung đào tạo.

Thế nhưng khi đăng ký kiểu này chúng ta cần lưu ý xem môn học đó có học phần điều kiện không? Cái này hiểu đơn giản là yêu cầu đầu vào. Để kiểm tra thì chúng ta vào trang SIS [//sis.hust.edu.vn/ModuleProgram/CourseLists.aspx] bằng cách gõ tên học phần hoặc mã học phần vào ô tra cứu nhé.

Như hình ảnh trên thì học phần EM3230 – Thống kê ứng dụng có yêu cầu về học phần điều kiện là MI2020/MI2026 [Xác suất thống kê].

Với những môn mà yêu cầu học phần điều kiện thì bạn nên học các môn điều kiện đã rồi học những môn này để tránh gặp những khó khăn trong quá trình học. Còn nếu bạn không ngại khó thì không sao, hãy làm theo điều con tim bạn mách bảo.

KN3: Đi tham khảo ý kiến của các bạn/ anh chị đã học trước đó.

Trong vấn đề gì cũng vậy, có ý kiến của người đi trước cũng là một điều hay để tham khảo. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc về môn học cũng có thể hỏi moi người nhé.

Một số địa chỉ uy tín mà mình thường hay tham khảo đó là Group Hỗ trợ học tập đại cương – ĐHBKHN; các anh chị trong LCĐ [bởi các anh chị là người học cùng khối ngành với mình nhất] và cuối cùng là những đứa bạn đánh lẻ.

KN4: Đọc thông báo đăng ký học phần

Một lưu ý khá hữu ích nữa cho mọi người là mọi người nên đọc sơ sơ về thông báo đăng ký học phần cho các kỳ học từ nhà trường trên trang //ctt.hust.edu.vn/.

Lí do mình nói như vậy bởi khi có thay đổi về tên môn học hay mã học phần, phân tách học phần như môn quân sự, vân vân mây mây thì đều có trong đây cả, nên khi mọi người xem qua thì mọi người sẽ không bối rối khi vào trường hợp lạ.

Thông báo đăng ký cho kỳ 20213 và 20221: //ctt.hust.edu.vn/DisplayWeb/DisplayBaiViet?baiviet=39183

KN4: Đăng ký chung theo nhóm

À, thì cái này mình đăng ký chung theo nhóm để có thể đăng ký lớp chung với nhau oke hơn thôi. Đi học chung cho có động lực chứ một mình giữa dòng người xa lạ buồn nắm:]]

3. Cách đăng ký học phần

Sau khi đã xác định rõ học phần mình cần đăng ký các bạn làm theo các bước sau để đăng ký học phần

Bước 1: Đăng nhập trang //ctt.hust.edu.vn [ctt-sis]

Bước 2: Vào mục: Đăng ký học tập [Kế hoạch học tập] –> Đăng ký học phần.

Bước 3: Chọn học kỳ cần đăng ký [Ví dụ: kỳ hè 20213 hoặc kỳ 1 năm 2022-2023 là 20221]

Bước 4: Chọn mã học phần cần đăng ký

Bước 5: Gửi đăng ký.

4. Về việc đăng ký học phần kỳ hè

Theo mình thì kỳ hè nên học lại hoặc cải thiện các môn đại cương như Giải tích, Đại số hoặc muốn học trước thì nên đăng ký các môn lý luận chính trị vì lý luận chính trị lấy điểm quá trình bằng tiểu luận/bài thuyết trình, thi cuối kỳ từ đề cương, học trong 1 tháng cho xong luôn đỡ kéo dài; lỡ điểm thấp cũng k ảnh hưởng đến GPA kỳ chính nếu bạn muốn săn HB.

Lưu ý là học phí kỳ hè x1,5 kỳ chính nên bạn phải cân nhắc kỹ nhé.

Như vậy là bài viết tới đây đã hết, có gì mới mình sẽ update thêm! Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết blog tại: //tailieuhust.com/category/blog/

Video liên quan

Chủ Đề