Có nên độ công tắc đèn

Sau khi Thanh Niên đăng tải một số bài viết của bạn đọc [đồng thời cũng là người sử dụng xe], bày tỏ những bức xúc, phiền toái liên quan đến việc những chiếc xe Honda không có công tắc bật/tắt, nhiều bạn đọc khác cũng đã đồng loạt lên tiếng.

Theo đó, không riêng gì bạn đọc Hoàng Minh Giang và bạn đọc Như Bình [tác giả hai bài viết Xe máy Honda không có công tắc bật/tắt đèn: Lợi bất cập hại! và Xe máy Honda không thể tắt đèn: Tưởng cải tiến ai ngờ… ‘cải lùi’], rất nhiều người đã mua và sử dụng các dòng xe mới của Honda Việt Nam cho biết, họ cũng không may rơi vào “tình cảnh” tương tự.

Bình luận trong bài viết, bạn đọc Dung Ba cho hay: “Tôi cũng bị y như bạn, chỉ khác là khi mua một chiếc Honda Future 125 Fi, lúc lắp ráp phụ tùng để giao cho khách, cậu nhân viên của đại lý đã hỏi tôi có muốn lắp thêm công tắc đèn pha không. Tôi ngạc nhiên và hỏi tại sao lại phải thêm công tắc đèn trong khi nó đã có sẵn?! Khi nghe cậu nhân viên giải thích là xe Honda giờ không có công tắc đèn, tôi mới ngớ người ra và đi kiểm tra, quả nhiên không có công tắc đèn chiếu sáng thật! Vậy là mua thêm 500 nghìn đồng một cái rờ-le tắt-mở đèn pha, dùng chung với công tắc bật đèn pha-cốt, chỉ khác số lần bật công tắc”.

Người dùng gặp rất nhiều “rắc rối” vì xe máy Honda không có công tắc bật/tắt đèn

Ảnh: BẠN ĐỌC CUNG CẤP

Chung cảnh ngộ, bạn đọc Thoat Pham chia sẻ: “Tôi mới mua chiếc xe máy nhãn hiệu Honda Future. Đèn xe sáng suốt mà không tắt đi được. Phải mất đưa ra tiệm mới tắt đi được. Đương nhiên mất thêm 500 nghìn đồng nữa. Thật bực mình!”. Tương tự, bạn đọc Rose Pham viết: “Tôi cũng mua chiếc Honda Lead và phải gắn thêm cục cảm biến đèn giá 600 nghìn đồng tại đại lý Honda”. Tài khoản Thuy Pham: “Không phải riêng gì bạn, tôi phải gắn thêm thiết bị riêng cho dòng xe Vario giá 1,2 triệu đồng.

Trong khi đó, dù không trực tiếp sử dụng xe, tuy nhiên độc giả Nguyen Thanhsang cũng bức xúc: “Nhớ lại vụ SH Mode của thằng em, bữa nhà có đám nó chạy ra chạy vô mua đồ, gặp tụi kia đang nhậu ở đầu hẻm bảo tắt đèn xe vì chạy xịt đèn vào mặt họ. Sau đó thằng em chạy ra chạy vô mấy lần nữa, họ tưởng thằng em cố tình kiếm chuyện... bị bọn nhậu chửi và suýt bị đánh. Ra giải thích một hồi bọn nhậu mới bỏ qua, về sau nó dẹp chiếc xe đó luôn...”.

“Cải tiến gì mà ngộ thiệt!”

Bên cạnh các bình luận chia sẻ về “hoàn cảnh” tương tự như “nạn nhân” trong các bài viết, nhiều người dùng các dòng xe Honda đời mới cũng bày tỏ sự bức xúc khi Honda Việt Nam đồng loạt cắt bỏ chi tiết công tắc bật/tắt đèn trên xe nhiều mẫu xe. Thậm chí, không ít bạn đọc bày tỏ thắc mắc về cách “cải tiến như… cải lùi” của hãng xe Nhật Bản.

Tài khoản Trung Huỳnh viết: “Không thông minh hơn nhà sản xuất nhưng tôi biết người Việt Nam chúng ta hay ngồi hàng quán cóc. Mà đèn xe sáng bất chấp, rọi vào mặt người khác rất dễ xích mích nhau. Cải tiến cái gì mà ngộ thiệt”. Đồng quan điểm, bạn đọc Jin Midorima bày tỏ: “Chả thấy lợi ở đâu, chỉ thấy hại. Ban ngày thực sự không cần đến đèn, còn vào hầm thì tối người ta tự bật. Bỏ đi để rồi người ta lại phải độ lại nghĩa là sao?”.

Honda Việt Nam đang “cải tiến hay… cải lùi”?

Ảnh: Bạn đọc cung cấp

Gay gắt hơn, nhiều chủ xe Honda thậm chí đặt nghi vấn, cho rằng Honda Việt Nam cố tình loại bỏ công tắc bật/tắt đèn hòng “móc túi” người tiêu dùng. Tài khoản Xuân Dương bày tỏ: “Cải tiến cái gì? Hút máu người Việt thì có! Cắt giảm vật tư [công dụng] của sản phẩm nhưng PR theo tiêu chuẩn thế giới để tăng giá”. Người dùng có tên Tran Lam thắc mắc: “Honda phải chăng đặt nặng lợi nhuận lên trên nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng Việt?”.

Ngoài ra, một số bạn đọc khác lại cho rằng việc Honda Việt Nam nâng cấp, cải tiến các dòng xe là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, theo những người dùng này, việc thay đổi cần phải phù hợp với tình hình thực tế. Tài khoản Ngô Chí Trung viết: “Tôi hoan nghênh việc cải tiến, tuy nhiên phải hợp lý, không nên máy móc. Việt Nam ta là nước nhiệt đới, không phù hợp việc mở đèn khi lưu thông trên đường ban ngày. Chưa kể còn gây khó chịu cho người khác”. Bạn đọc Quan Tu bình luận: “Ở Việt Nam khí hậu nóng ẩm thời tiết thất thường, phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là xe máy mà để xe máy đèn sáng liên tục đúng là sáng kiến điên rồ, nhà sản xuất xe phải loại bỏ ý tưởng này”.

Sao người dùng phải bỏ thêm tiền vì… lỗi nhà sản xuất?

Cùng với những ý kiến bày tỏ sự không hài lòng, không ít người dùng xe Honda tại Việt Nam cũng tỏ ra phẫn nộ khi phải bỏ thêm tiền để gắn hoặc “độ” lại công tắc bật/tắt đèn cho xe, trong khi “cái lỗi là của nhà sản xuất”?

Người dùng có nick name Hong Le tỏ ra bất mãn: “Thiết kế cái xe gây bất tiện cho người dùng còn kêu người ta tự trang bị sửa lỗi cho nó hả? Việc trang bị thêm không liên quan gì tới việc vô văn hóa của người dùng. Bỏ cả đống tiền ra mua xe còn bị người khác chửi mỗi ngày là do lỗi của người dùng hả? Bạn quên bật đèn bị phạt là chuyện của bạn, có cả đống người không quên bật đèn kìa. 50 ngàn đồng cũng là tiền, có người thích bỏ tiền ra trang trí xe theo sở thích của mình, không đồng nghĩa với việc họ thích bỏ tiền ra cho cái lỗi của nhà sản xuất”.

Cho rằng lỗi thuộc về nhà sản xuất, nhiều người dùng đề nghị Honda Việt Nam phải có trách nhiệm

Ảnh: Bạn đọc cung cấp

Bạn đọc Nguyenvanguong bình luận: “Honda không thay đổi lại hệ thống công tắc đèn trên các xe mẫu mới thì sẽ mất một lượng khách hàng không nhỏ, mua xe lại phải mua bộ công tắc từ ba đến sáu trăm ngàn để chuyển đổi. Trong khi các hãng xe khác vẫn để như cũ”.

Bên cạnh những ý kiến “phàn nàn”, rất nhiều người sử dụng các dòng xe Honda đời mới cũng đồng quan điểm khi cho rằng “cải tiến” của Honda Việt Nam [loại bỏ công tắc bật/tắt đèn] là không phù hợp và “làm khó” người dùng. Chính vì vậy, những chủ xe này yêu cầu hãng xe Nhật Bản phải có trách nhiệm với khách hàng.

Bạn đọc Dai Phao viết: “Honda Việt Nam phải chịu trách nhiệm lắp cho khách hàng khi có yêu cầu. Dự thảo Luât giao thông đường bộ [sửa đổi - PV] mới lấy ý kiến, bị người dân phàn nàn không phù hợp nên đã bỏ vụ bật đèn 24/24 giờ, vậy mà Honda Việt Nam lại loại bỏ ngay công tắc đèn”. Đồng quan điểm, tài khoản Pham Hao nhấn mạnh: “Nếu tôi bị phạt vì lỗi không tắt đèn xe khi tham gia giao thông thì tôi sẽ đem biên bản phạt đến công ty Honda Việt Nam, vì đây là trách nhiệm của họ”.

Trong khi đó, người dùng Tran Lam bình luận: “Chức năng phải do người tiêu dùng lựa chọn. Còn luật gì thì do ý thức người dân chọn lựa tắt-mở. Nếu quên hoặc không mở đèn theo quy định thì người tham gia giao thông chịu trách nhiệm cá nhân, chứ không phải hãng có quyền bỏ công tắc, thao túng quyền lựa chọn tính năng sản phẩm của người tiêu dùng”. Thậm chí, tài khoản tên Nghĩa đề xuất: “Tôi nghĩ nên có chương trình vận động thu thập chữ ký [cả viết tay lẫn online] đề nghị Honda Việt Nam chấm dứt việc bỏ công tắc bật/tắt đèn và thu hồi tất cả những xe đã bán để trang bị lại công tắc đèn miễn phí”.

Tin liên quan

Có Nên Làm Công Tắt Đèn Cho Xe Honda?

Việc xe Honda không được trang bị công tắt đèn mà đèn luôn sáng khi nổ máy là chuyện không lạ đối với các dòng xe nhập khẩu, nhưng từ giữa năm 2019 trở về sau hầu hết các xe Honda kể cả xe sản xuất tại Việt Nam đều không được trang bị công tắt đèn lái đó là vì sao

Quy định trang bị đèn DRL ra đời từ tháng 2/2011 tại các nước châu Âu, nơi có điều kiện thời tiết dày đặc sương mù và có những tháng không có mặt trời. Tại khu vực Đông Nam Á, trừ Việt Nam, Campuchia và Myanmar, các nước còn lại đều quy định tất cả xe máy đều phải trang bị đèn chiếu sáng ban ngày DRL.

Nếu như xem xét một cách trực quan, suy nghĩ của những người không ủng hộ đèn xe luôn sáng không phải là không có cơ sở. Việc đèn xe luôn tự động bật sáng mỗi khi nổ máy sẽ làm cho tuổi thọ của bóng đèn giảm đi đáng kể, nếu xét về tính kinh tế thì đèn xe dạng truyền thống có ưu thế hơn.

Một vấn đề nữa là đặc thù đường xá tại Việt Nam khá sát với các khu dân cư, việc để đèn xe luôn bật dễ gây ra các rắc rối không đáng có. Thực tế cũng đã có xảy ra những mâu thuẫn do bật đèn xe khi đi vào những khu vực như quán nhậu, tụ điểm vui chơi, đi vào trong hẻm nhỏ... Việc kiểm soát ánh sáng với những xe không có công tắc tắt đèn sẽ khó khăn hơn nhiều

Một câu hỏi đặt ra là có nên làm công tắt đèn hay không? xin trả lời là NÊN bởi vì sao?

- Luật giao thông đường bộ Việt Nam không quy định bắt buộc phải mở đèn ban ngày

- Làm công tắt đèn chỉ đơn giản là một công tắt có tắt dụng tắt-mở đèn và hoàn toàn không liên quan đến bất cứ hoặc động nào khác của xe

- Làm thêm công tắt đèn là một cách chủ động xử lý khi vào những nơi nhạy cảm như quán ăn, quán nhậu, bãi giữ xe cần tắt đèn để camera nhận dạng biển số xe không bị phản ngược ánh sáng

- Xe có công tắt đèn sẽ giúp Bạn chủ động hơn khi đi vào hẻm nhỏ, đông người thể hiện thái độ lịch sự

- Xe có công tắt đèn sẽ giúp Bạn tránh được tình trạng ra đường sẽ hay bị nhắc nhở "tắt đèn kìa"

Vậy Khi Lắp Công Tắt Đèn Cần Chú Ý Điều Gì?

1. Để lắp công tắt đèn yêu cầu đầy tiên khi đục lỗ gắn công tắt phải chuyên nghiệp, phải sử dụng "rập"[là một mẫu định hình công tắt] để bảo đảm tính thẩm mỹ

2. Khi lắp công tắt không nên cắt dây xe đấu nối vì làm điều này sẽ có thể gây ảnh hưởng đến chế độ bảo hành của xe

3. Nên sử dụng công tắt đèn chính Hãng HONDA và loại công tắt mới dạng bầu có hình dạng và kích thước tương đương như các công tắt xe Honda mới

4. Chỉ nên ngắt đèn lái [đèn pha chính] và vẫn giữ lại sương mù vì làm như vậy vẫn đảm bảo an toàn thẩm mỹ, và giúp xe không bị quá tải về lượng điện tự tạo ra

Vậy Ở Đâu Lắp Công Tắt Đèn Uy Tín, Chuyên nghiệp?

Xin giới thiệu công ty Minh-T chuyên độ công tắt đèn cho xe Honda một các chuyên nghiệp, nhanh chóng nhất mà chắc chắn sẽ làm quý khách hàì lòng, với mức giá hoàn thiện từ 350-400/1 xe, thời gian lắp đặt từ 10-30 phút tùy xe sẽ mang lại sự an toàn, hiện đại đúng với yêu cầu của quý khách

 công tắt đèn xe lead

công tắt đèn wave rsx

Video liên quan

Chủ Đề