Có nên uống panadol sau khi tiêm vaccine

Giống như hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, vaccine cũng có các mức độ tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vaccine thường chỉ là tạm thời. Các tác dụng phụ thường gặp nhất sau tiêm là đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm. Bạn cũng có thể sốt sau tiêm vaccine COVID-19.

Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau vài ngày. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ là cực kỳ hiếm. Nhưng, sau khi tiêm vaccine, nên ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để nhân viên y tế có mặt trong trường hợp có bất kỳ phản ứng tức thời nào.

Nếu có biểu hiện sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ liều lượng thuốc được khuyến cáo.

Lưu ý, nên đọc kỹ và làm theo các thông tin, hướng dẫn sau khi tiêm do nhân viên y tế cung cấp tại thời điểm tiêm chủng, bao gồm bất kỳ khuyến cáo nào về việc sử dụng thuốc giảm đạu hạ sốt như paracetamol để giảm đau và giảm các triệu chứng sốt có thể gặp phải sau khi tiêm chủng.

Có nên dùng thuốc để phòng ngừa sốt?

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cho biết, không nên dùng thuốc hạ sốt trước khi tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn, vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác trừ khi bạn có bất kỳ chống chỉ định cụ thể nào nếu phát triển các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm.

Các cơ quan y tế cũng khuyến nghị việc sử dụng thích hợp các loại thuốc giảm đau, hạ sốt sau tiêm để điều trị các triệu chứng này sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19. Vì vậy, nếu có biểu hiện sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ liều lượng thuốc được khuyến cáo.

Tuyệt đối, không dùng quá liều thuốc, vì có thể gây hại gan, nguy hiểm. Nếu, sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế.

Thuốc hạ sốt có làm giảm phản ứng miễn dịch sau tiêm?

Hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng hoặc lời khuyên y tế công cộng nào cho thấy việc sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol để kiểm soát cơn sốt và cơn đau sau khi tiêm vaccine COVID-19 có tác động đến phản ứng miễn dịch sau tiêm chủng. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm.

Làm thế nào để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng?

Ngoài việc dùng thuốc, một số kỹ thuật tự chăm sóc có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng do phản ứng phụ sau tiêm chủng COVID-19 gây ra. Đối với các phản ứng tại chỗ tiêm, như đau hoặc sưng, sử dụng khăn ướt sạch và mát để chườm. Điều này cũng có thể giúp giảm đau cơ và khớp.

Để giảm bớt đau nhức hoặc cứng ở cánh tay, vận động cánh tay càng nhiều càng tốt. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng căng cứng bằng cách thả lỏng các cơ bị đau. Nếu bị ớn lạnh và sốt nhẹ nên uống nhiều nước để tránh mất nước. Mặc quần áo nhẹ và thoáng mát giúp tránh bị quá nóng.

Vaccine COVID-19 là an toàn và việc tiêm chủng sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi phát triển bệnh nghiêm trọng và tử vong do COVID-19.

Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy, bạn vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng. Điều này là do vaccine vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ. Vì vậy, vẫn cần nhớ thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế nguy cơ này.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T - Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội

DS. Nguyễn Thanh Hòa

Tránh uống thuốc gì sau tiêm vaccine ngừa COVID-19?

[ĐCSVN] – Bạn Trần Minh Hà, địa chỉ: Hoàng Mai, TP Hà Nội hỏi: Sau tiêm vaccine, cơ thể có dấu hiệu sốt, đau, nóng đỏ tại chỗ tiêm. Có phải tất cả các loại thuốc hạ sốt đều được dùng trong trường hợp này?

Sau tiêm vaccine ngừa COVID-19 không dùng thuốc hóa trị hay xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày. Ảnh: soyte.hanoi.gov.vn

Trả lời:

Theo ThS. BS Nguyễn Hiền Minh - Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh: Sau tiêm vaccine COVID-19, người được tiêm chủng có thể có những triệu chứng thường gặp như: sốt trên 38.5 độ C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vaccine bị đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt.

Cụ thể, có thể dùng acetaminophen 500mg x 3 lần [uống]/ngày hay còn được biết đến với tên gọi thông thường là paracetamol với nhiều tên thương mại khác nhau và nhiều dạng bào chế từ viên nén, viên sủi, thuốc bột.

Phần lớn việc sử dụng acetaminophen để giảm các triệu chứng khó chịu thông thường như trên sau tiêm vaccine COVID-19 là an toàn với cả phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai; người suy chức năng gan và thận nặng cần được tư vấn của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc này.

Trường hợp người được tiêm chủng không giảm sưng đau tại chỗ tiêm và nhức mỏi người sau 2-3 ngày dùng thuốc acetaminophen hoặc những người từng có tiền sử phản ứng quá mẫn với acetaminophen hoặc có bệnh lý thiếu hụt men Glucose-6- phosphat dehydrogenase [G6PD], có thể thay thế acetaminophen bằng ibuprofen.

Tuy nhiên, không nên sử dụng ibuprofen sau tiêm vaccine COVID-19 ở những người được tiêm chủng là phụ nữ đang mang thai; người đang điều trị các bệnh lý tim mạch mạn tính, rối loạn đông cầm máu, loét dạ dày tá tràng, cần được tư vấn của bác sĩ khi uống ibuprofen.

Một số người có triệu chứng dị ứng ở da như: Ngứa, nổi mẩn, phát ban sau tiêm vaccine COVID-19, sau khi loại trừ các dấu hiệu nghi ngờ phản ứng phản vệ nặng, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc uống nhóm kháng histamin.

Người dân cần lưu ý tuyệt đối không dùng các loại thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ không rõ loại để bôi đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm.

Đối với người được tiêm chủng vaccine COVID-19 đang dùng toa thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính, không được tự ý ngừng thuốc hay thay đổi thuốc vì có thể làm thay đổi tình trạng ổn định của bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét toa thuốc để điều chỉnh phù hợp cho từng người bệnh.

Không dùng thuốc hóa trị hay xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày sau tiêm vaccine COVID-19 vì có thể làm giảm hiệu lực của vaccine./.

Ban Bạn đọc-Cộng tác viên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Mua bán nhà đất thông qua vi bằng có giá trị pháp lý?
  • Người dân cần đổi CCCD gắn chip ngay trong năm 2022
  • Giao xe cho người chưa đủ tuổi lái có bị xử lý hình sự?
  • Bản sao chứng thực có quy định về thời hạn sử dụng không?
  • Tiền lương công nhân nghỉ việc tránh bão?
  • Người dân cần làm gì với chứng minh nhân dân cũ
  • Từ ngày 1/10, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thay đổi như thế nào?

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Việc tiêm vaccin phòng COVID-19 là cần thiết để bảo vệ bản thân và những người xung quanh nhiễm virus SARS-COV - 2 đồng thời giảm nguy cơ gặp biến chứng nặng nếu mắc COVID-19 và góp phần tạo miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, sau tiêm vaccine phòng COVID-19, nhiều người lo lắng về các tác dụng phụ, trong đó có sốt.

Xử trí sốt sau tiêm vaccine COVID-19

Mức độ nhẹ

Sốt sau tiêm vaccine COVID-19 ở mức độ nhẹ, bạn có thể giảm đau tại vị trí tiêm bằng cách áp khăn sạch, mát và ẩm lên vùng tiêm đồng thời vận động nhẹ nhàng cho hai cánh tay; giảm cảm giác khó chịu do sốt bằng cách uống nhiều nước, mặc trang phục nhẹ, thoáng.

Sốt sau tiêm là phản ứng thường diễn ra trong vòng 2 ngày sau tiêm vaccine phòng COVID-19.

Mức độ nặng hơn

Sốt sau tiêm vaccine COVID-19 trong trường hợp trên 38.5 độ C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vaccine bị đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt.

Theo đó, acetaminophen [paracetamol] và ibuprofen là 2 hoạt chất được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này. Liều dùng của acetaminophen đường uống 500 - 1000 mg/lần, cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ, tối đa 4g/ngày. Liều dùng ibuprofen để giảm sốt là 200 – 400 mg/lần, cách nhau 4-6h, tối đa 1,2 g/ngày [không sử dụng ibuprofen cho phụ nữ mang thai].

Có thể dùng paracetamol để hạ sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, nên uống nhiều nước, các sản phẩm bù điện giải như oresol, cởi bớt quần áo, chườm mát. Nếu cơ thể có phản ứng bất thường, cần thông báo cho bác sĩ và đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

Dùng tăng liều thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine COVID-19 có làm tăng tác dụng của thuốc?

Paracetamol tương đối không độc ở liều điều trị. Tuy nhiên, paracetamol không phải hoàn toàn vô hại.

Tăng liều thuốc hạ sốt không làm tăng thêm tác dụng của thuốc mà còn gây hại do qua liều dùng.

Ví dụ: Paracetamol khi dùng quá liều, có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng. Nếu dùng liều cao trên 10 g ở người lớn và trên 150 mg/kg ở trẻ em có thể gây phân hủy tế bào gan đưa đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Trong thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc paracetamol phải nhập viện và có không ích trường hợp nguy kịch.

Ngoài ra, paracetamol có thể gây tổn thương gan ngay cả ở liều điều trị nếu sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt trên những bệnh nhân có chức năng gan thay đổi hoặc người cao tuổi.

‏‏‏Bên cạnh paracetamol, aspirin cũng là một loại thuốc giảm đau hạ nhiệt tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây tổn hại niêm mạc dạ dày - tá tràng và tăng nguy cơ xuất huyết. Phụ nữ có thai và trẻ em cũng không được dùng aspirin.

Do đó, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hạ sốt quá liều khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc bác sĩ kê đơn.

//suckhoedoisong.vn/tang-lieu-thuoc-ha-sot-sau-tiem-vaccine-covid-19-co-lam-tang-tac-dung-169210912084342296.htm

Đỗ Hương [Theo Sức khỏe & Đời sống]

Đỗ Thị Hương

Video liên quan

Chủ Đề