Có người cho rằng học sinh chỉ cần xây dựng

Câu 1

Trong học tập, bạn Ái quen thói không chịu tìm hiểu thấu đáo bài học, gặp bài làm hơi khó thường lười suy nghĩ, hay hỏi người khác, trong lớp thường ít phát biểu ý kiến, hay nói theo các bạn khác, hay chép bài làm của các bạn.

Gợi ý: Em có ý kiến gì về thái độ và cách học tập của bạn Ái ?

Lời giải chi tiết:

Thái độ học tập của Ái là sai lầm, có nhiều thiếu sót, chưa tự lập. Bạn lười suy nghĩ, thụ động lười trình bày, lười phát biểu xây dựng bài, ngại trình bày ý kiến thì rất khó học hành tiến bộ.

Câu 2

Bạn Bình và Minh đều là học sinh giỏi của lớp. Bạn Bình thường chủ động, tự lực trong học tập, nêu được ý kiến riêng của mình trong thảo luận, đồng thời, biết nghe ý kiến của các bạn khác để làm phong phú thêm tri thức và biết rõ được chỗ sai, đúng của mình. Bạn Minh cũng chủ động học tập, suy nghĩ nhưng do quá tự tin cho nên hay xem thường ỷ kiến cua các bạn khác.

Gợi ý : Theo em, Bình và Minh, ai có tinh thần tự lập trong học tập hơn ? Vì sao ?

Lời giải chi tiết:

Theo em, Bình có tinh thần tự lập hơn. Vì Minh cũng có tinh thần chủ động học tập nhưng không nghe ý kiến góp ý của người khác, bảo thủ. Còn Bình vừa có tinh thần chủ động hoc tập, vừa khiêm tốn biết lắng nghe ý kiến góp ý của người khác để học hỏi và sửa chữa, vừa có chí tiến thủ và hoàn thiện bản thân.

Câu 3

Tranh luận về học sinh nghèo vượt khó, có 3 ý kiến :

- Đó là người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn học tập tốt.

- Vì họ quá khó khăn nên vươn lên học giỏi để sau này đỡ khổ.

- Đó là những người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn, thử thách của cuộc sống.

Gợi ý: Em tán thành ý kiến nào ? Tại sao ?

Lời giải chi tiết:

Em tán thành với ý kiến “Đó là người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn thử thách của cuộc sống”. Vì họ dù nghèo nhưng vẫn không đầu hàng, không tự ti về bản thân, biết tự lập học tập rèn luyện, có chí tiến thủ trong cuộc sống, luôn kiên trì, dám đương đầu với mọi thử thách, và đó chính là đó là bản chất của học sinh nghèo vượt khó.

Câu 4

Có người cho rằng những người có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn dễ có tinh thần tự lập hơn.

Gợi  ý: Có đúng như vậy không ? Có thể rút ra kết luận gì ?

Lời giải chi tiết:

Em không đồng ý với ý kiến trên. Mỗi người đều phải rèn cho mình tính tự lập trong bất cứ hoàn cảnh nào, vì dù nghèo hay giàu mà không có ý chí, đổ lỗi cho hoàn cảnh thì không thể tự lập được.

Câu 5

“Sinh ra từ một gia đình tá điền, đông con, nghèo đói, mới 7 tuổi Ôsin đã tự nguyện đi ở cho nhà giàu, hết ở với chủ xưởng mộc lại đến ở với chủ cửa hàng bán thóc gạo để kiếm cơm ăn và có thêm được mấy bịch thóc giúp đỡ cha mẹ và bà nội đang túng thiếu cơ cực.

Vừa giữ con cho chủ nhà, Ôsin vừa lân la đến trường tiểu học, tha thiết được học tập. Hiểu được ước mong của Ôsin, ông giáo đã thuyết phục nhà chủ cho Ôsin đi học, cho Ôsin giấy bút, trải cho Ôsin chiếc chiếu, ở cuối lớp để Ôsin vừa học, vừa trông nom con nhà chủ. Làm việc suốt ngày đêm, hễ có chút thời gian rỗi thì Ôsin đọc sách. Một lần, Ôsin lấy sách của con nhà chủ để học, do quên xin phép nên bị mắng là ăn cắp sách. Ôsin đã biết chữ để viết thư về thăm mẹ và bước đầu tạo cho mình cơ sở tối thiểu để lập thân sau này.

... 13 tuổi, Ôsin đến xin ở cho một hiệu làm đầu với quyết tâm sẽ học nghề làm đầu để tự lập sinh sống. Tuy đã thừa người giúp việc, nhưng thấy Ôsin tha thiết, xin được làm người ở, bà chủ đã nhận Ôsin vào giúp việc ở cửa hiệu của mình. Với thái độ lao động nghiêm túc, cách cư xử lễ độ, Ôsin được bà chủ và mọi người trong cửa hiệu làm đầu thương yêu và chỉ hơn một năm sau, Ôsin bắt đầu học được nghề. Chăm học, thông minh và sáng tạo, Ôsin đã sớm có tay nghề vững vàng, tự lực sinh sống và còn có tiền gửi về giúp cha mẹ làm nhà.

Cuộc đời của Ôsin đã gặp không ít gian truân. Nhờ có chí tự lập từ nhỏ, Ôsin đã vượt qua nhiều khó khăn, về sau, Ôsin vẫn nhớ những ngày gian khổ của bản thân và vẫn luôn giữ vững lòng nhân đạo cao cả của minh.”

Theo phim truyện Ôsin của Nhật Bản

Gợi ý : Em học tập những gì về tinh thần, ý chí tự lập của Ôsin [trong học tập, lao động, chuẩn bị nghề nghiệp...] ?

Lời giải chi tiết:

Ôsin luôn có tinh thần vượt khó vươn lên trong mọi hoàn cảnh mọi khó khăn cả trong học tập, lao động và nghề nghiệp. Dù hoàn cảnh thiếu thốn nhưng vẫn không nản vẫn có ý chí quyết tâm đi học lấy kiến thức để hoản thiện mình, vẫn đi làm kiếm tiền sinh sống và giúp đỡ cha mẹ. Đó là những điều chúng ta học được từ tinh thần, ý chí của Ôsin.

Loigiaihay.com

Bản kế hoạch của Vân Anh cụ thể, chi tiết hơn Hải Bình tính đến giờ phút thể hiện rõ được công việc trong mỗi ngày.

LG b

b]   Ở lớp bạn Hải Bình, có bạn Vân Anh tuần nào cũng xây dựng kế hoạch rất chi tiết [xem kế hoạch làm việc tuần của Vân Anh] và thực hiện rất nghiêm túc. Nếu vì lí do đặc biệt không thực hiện đúng kế hoạch, Vân Anh đều tìm cách điều chỉnh hợp lí vào thời gian thích hợp. Còn bạn Phi Hùng chẳng làm kế hoạch gì cả : mai thi, hôm nay vẫn đi chơi cả ngày, nhiều khi quên những yêu cầu mà thầy, cô giáo giao về nhà.

Kế hoạch làm việc tuần của Vân Anh

 Em có nhận xét gì về cách sống và làm việc của hai bạn Vân Anh va Phi Hùng ?

Giải chi tiết:

- Vân Anh là người làm việc có kế hoạch, bạn Vân Anh đã lập một kế hoạch rất chi tiết. Nhưng cách làm việc của Vân Anh không cứng nhắc, khi nào có việc bận bạn ý đều điều chỉnh cho hợp lí. Chắc chắn Vân Anh sẽ học tập và làm việc hiệu quả

- Bạn Phi Hùng là người làm việc tùy tiện, mất thời gian vào những việc vô bổ, không tự kiềm chế những hứng thú, ham muốn đột xuất, mải chơi quên cả nhiệm vụ học tập của mình.

LG d

d] Có quan niệm cho rằng : chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn.

Em đồng tình hay phản đối ? Vì sao ?

Giải chi tiết:

Em không đồng tình với ý kiến trên, vì: có thể xây dựng kế hoạch sống, làm việc trong nhiều năm [không cần chi tiết], định hướng phấn đấu nghề nghiệp cho tương lai của bản thân

Ví dụ: Trong một bậc học, chúng ta đang học ở bậc THCS phải có một kế hoạch định ra để phấn đấu, phải học tập như thế nào, rèn luyện phấn đấu ra sao, với ý chí quyết tâm đạt được sau 4 năm học ở bậc THCS phải đậu vào trường PTTH chuyên, một môi trường tốt để có điều kiện đạt được ước mơ vào đại học... [câu chuyện của Trương Quế Chi là một ví 'dụ: muốn sau này trở thành kí giả và vì thế bạn ấy học ngoại ngữ, học văn, rèn luyện cách viết văn...].

Soạn GDCD 7 bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở [ xã, phường, thị trấn]

Soạn GDCD 7 bài 17: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Soạn GDCD 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Soạn GDCD 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

Soạn GDCD 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Soạn GDCD 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

Soạn GDCD 7 bài 11: Tự tin

Soạn GDCD 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa

Soạn GDCD 7 bài 8: Khoan dung

Soạn GDCD 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ

Soạn GDCD 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo

Soạn GDCD 7 bài 5: Yêu thương con người

Soạn GDCD 7 bài 4: Đạo đức và kỉ luật

Soạn GDCD 7 bài 3: Tự trọng

Soạn GDCD 7 bài 2: Trung thực

Soạn GDCD 7 bài 1: Sống giản dị

Video liên quan

Chủ Đề