Cơ quan chuyên môn được tổ chức giống nhau ở tất cả các địa phương dựng hay sai

   Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, sửa đổi, bổ sung quy định về cơ cấu và chức năng nhiệm vụ phòng chuyên môn cấp huyện như sau:

   - Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện [Trưởng phòng], là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được yêu cầu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình

   - Bình quân mỗi phòng chuyên môn có 02 Phó Trưởng phòng. Căn cứ số lượng phòng chuyên môn được thành lập và tổng số lượng Phó Trưởng phòng, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng chuyên môn cho phù hợp.

   Tại Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về tổ chức quận, huyện, thị xã như sau:

   - Phòng Nội vụ bổ sung nội dung tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; tín ngưỡng, tôn giáo;

   - Phòng Tư pháp bỏ hai nội dung nội dung tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính và bồi thường nhà nước;

   - Phòng Tài nguyên và Môi trường bổ sung nội dung tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ; biến đổi khí hậu;

   - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi nội dung tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng giáo dục nghề nghiệp;

   - Phòng Văn hóa và Thông tin bổ sung nội dung tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin điện tử;

    - Phòng Y tế  sửa đổi nội dung nội dung tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình. Trường hợp không tổ chức riêng Phòng Y tế thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực y tế do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện.

   - Thanh tra huyện bổ sung nội dung tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về  tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

   - Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân bổ sung nội dung tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện có đường biên giới lãnh thổ quốc gia trên đất liền, trên biển và hải đảo, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ, biên giới;

   - Phòng Kinh tế bổ sung nội dung tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai.

   - Phòng Kinh tế và Hạ tầng bổ sung nội dung đối với các huyện có tốc độ đô thị hóa cao thì Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định việc tổ chức 02 phòng chuyên môn là Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đô thị.

   - Phòng Dân tộc bổ sung tiêu chí thành lập Phòng Dân tộc khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau: Có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại. Trường hợp không tổ chức riêng Phòng Dân tộc thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực dân tộc do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện..

   Tại Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung quy định về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Lãnh đạo, chỉ đạo phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng theo quy định của Đảng và của pháp luật....

   Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2020.

                                                                                    Nguyễn Huyền Trang

Ngày 14/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Sở gồm có: Phòng chuyên môn, nghiệp vụ; Thanh tra [nếu có]; Văn phòng [nếu có]; Chi cục và tổ chức tương đương [nếu có]; Đơn vị sự nghiệp công lập [nếu có].

Tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, chỉ có Thanh tra, Chi cục và Đơn vị sự nghiệp công lập là không bắt buộc, còn Văn phòng và Phòng chuyên môn nghiệp vụ là 02 phòng các Sở bắt buộc phải có thì nay mỗi Sở chỉ bắt buộc phải có các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ.

Như vậy, từ ngày 25/11/2020, khi Nghị định số 107/2020/NĐ-CP có hiệu lực, các Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể thành lập hoặc không thành lập Văn phòng.

Trường hợp không thành lập Văn phòng thuộc Sở thì giao một phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng.

Cũng theo Nghị định này, bình quân mỗi Sở có 03 Phó Giám đốc. Căn cứ số lượng Sở được thành lập và tổng số lượng Phó Giám đốc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng Phó Giám đốc của từng Sở cho phù hợp.

Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài số lượng Phó Giám đốc theo quy định và tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 Phó Giám đốc.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nghị định số 108/2020/NĐ-CP cũng có một số điểm mới quy định về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện như sau:

Bình quân mỗi phòng có 02 Phó Trưởng phòng. Căn cứ số lượng phòng chuyên môn được thành lập và tổng số lượng Phó Trưởng phòng, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cụ thể số lượng Phó Trưởng phòng của từng phòng chuyên môn cho phù hợp.

Tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định, số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện không quá 03 người.

Về Phòng Nội vụ quy định tại Khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung thành: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tín ngưỡng, tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.

Ngoài ra, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung một số các quy định về các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, như: Phòng Tư pháp; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Y tế; Thanh tra huyện; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Phòng Kinh tế; Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

Riêng đối với Phòng Dân tộc quy định tại Khoản 4 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Phòng Dân tộc được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau: a] Có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển; b] Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.

Trường hợp không tổ chức riêng Phòng Dân tộc thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực dân tộc do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện.

Về tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo được sửa đổi, bổ sung như sau: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện đảo, bảo đảm không vượt quá khung số lượng cơ quan chuyên môn quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

Số lượng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện đảo không quá 10 phòng. Riêng với huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang được thành lập không quá 12 phòng…

Các địa phương đã thực hiện thí điểm hợp nhất, sáp nhập các cơ quan chuyên môn theo Kết luận số 34-KL/TW ngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, tổng kết việc thực hiện thí điểm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Nghị định số Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2020./.

Toàn văn Nghị định số 107/2020/NĐ-CP;  Nghị định số 108/2020/NĐ-CP./.

Ban Tạp chí điện tử

Video liên quan

Chủ Đề