Con trai chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt

Theo nhiều chuyên gia, cái tên Lee Boo-Jin có thể sẽ điều hành tập đoàn Samsung sau khi Thái tử Lee vừa bị phía tòa án tuyên án tù 5 năm. Vậy cô gái này là ai?

Những ngày gần đây, thông tin về việc con trai chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-Hee, ông Lee Jae Yong bị bắt giữ và bị phía tòa án tuyên án 5 năm tù giam về nhiều tội danh bao gồm cả tham ô, hối lộ và cất giữ trái phép tài sản ở nước ngoài đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài Hàn Quốc. Nhiều người đặt ra câu hỏi, nếu con trai cả ông Lee Kun-Hee bị bắt giữ, ai sẽ là người nắm quyền tiếp quản tập đoàn khổng lồ này?

Câu trả lời nằm ở người con thứ của ông Lee Kun-Hee, bà Lee Boo-Jin, người nắm giữ 5,5% cổ phần của C&T Corp – một chi nhánh lớn của đế chế Samsung. Tuy nhiên, những thông tin mọi người biết về người phụ nữ này còn quá ít ỏi.

Lee Boo-Jin sinh vào ngày 6/10/1970 tại Seoul, Hàn Quốc. Bà là con thứ 2 trong gia đình quyền lực nhất đất nước Kim Chi – tập đoàn Samsung của chủ tịch Samsung Lee Kun-Hee. Người ta còn gọi bà với cái tên “người phụ nữ số 1 Hàn Quốc”.

Con trai chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt

Lee Boo-Jin là con thứ hai trong gia đình.

Lee Boo-Jin là con thứ hai trong gia đình. Trên bà là người anh trai Lee Jae Yong, người nắm giữ vị trí phó chủ tịch tập đoàn Samsung. Dưới bà là cô em gái Lee Seo-Hyun, con gái út của Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-Hee. Bà còn có một người em gái khác, Lee Yoon-Hyung, đã treo cổ tự tử tại Manhattan vào tháng 11/2005 khi cuộc hôn nhân của cô với bạn trai lâu năm không được gia đình đồng thuận.

Theo tạp chí Forbes, khối tài sản của bà Lee Boo-Jin rơi vào khoảng 1,77 tỷ USD (số liệu cập nhật tới tháng 8/2017). Bà được xếp hạng là người phụ nữ giàu nhất Hàn Quốc, cũng như là người giàu thứ 17 tại đất nước này (vươn lên từ vị trí thứ 19 vào năm 2014).

Con trai chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt

Lee Boo-Jin từng tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành nghệ thuật và khoa học tại Đại học Yonsei (Hàn Quốc).

Bà Lee Boo-Jin từng tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành nghệ thuật và khoa học tại Đại học Yonsei (Hàn Quốc). Kết hôn với ông Im Woo Jae vào tháng 8/1999. Cuộc hôn nhân của hai người gặp nhiều cấm cản từ gia đình khi ông Im Woo Jae có xuất thân vô cùng bình thường. Hai người đã ly hôn vào năm 2016 sau thời gian dài dính vào những thủ tục phức tạp. Sau ly hôn, ông Im Woo Jae đã đòi 1,2 nghìn tỷ won (hơn 1 tỷ USD) tiền bồi thường. Trên thực tế, hai người đã ly thân từ năm 2012.

Cuối tháng 7 vừa qua, bà vừa bị tòa án ra phán quyết phải trả 8,6 tỉ won (khoảng 7,6 triệu USD) cho chồng cũ Im Woo-jae, 48 tuổi, trong vụ ly hôn đắt giá. Tuy không phải con số như thỏa thuận ban đầu nhưng cũng là một khoản tiền khổng lồ. Dẫu vậy phán quyết của tòa án hôm 20/7 chưa phải là phán quyết cuối cùng và ông Im có quyền kháng cáo trong vòng 2 tuần để đạt được số tiền như mong đợi từ đầu.

Ngoài ra, bà Lee Boo-Jin còn là một cổ đông lớn của Samsung C&T, một công ty cổ phần trực thuộc tập đoàn Samsung.

Con trai chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt

Lee Boo-Jin vẫn thường xuyên tháp tùng, xuất hiện cùng ông Lee Kun-Hee trong các sự kiện quan trọng.

Hiện tại, bà Lee Boo-Jin đang là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành chuỗi khách sạn Shilla – một trong những khách sạn lớn tầm cỡ bậc nhất tại Hàn Quốc. Bà cũng phụ trách mảng kinh doanh cửa hàng miễn thuế – đơn vị chứng kiến doanh thu và giá trị thị trường tăng gấp đôi kể từ năm 2010. Chính Lee Boo-Jin là người giúp Hàn Quốc có cửa hàng miễn thuế Louis Vuitton tại sân bay đầu tiên.

Tuy bận rộn với công việc riêng, Lee Boo-Jin và em gái vẫn thường xuyên tháp tùng, xuất hiện cùng ông Lee Kun-Hee trong các sự kiện quan trọng.

Không chỉ có tài năng xuất chúng, 2 chị em nhà họ Lee còn sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp đáng ngưỡng mộ. Cả Seo-Hyun và Lee Boo-Jin được xem là hình mẫu của những nữ doanh nhân thành đạt tại Hàn Quốc. Họ là đại diện cho thế hệ con cháu các chaebol Hàn Quốc (những gia đình tài phiệt, kinh doanh theo kiểu cha truyền con nối).

Từ trước tới nay, nhiều người vẫn cho rằng Lee Boo-Jin có thể là cái tên sáng giá cho người kế thừa tập đoàn Samsung. Bà luôn cố gắng vươn lên để chứng tỏ với cha mình và những gì người phụ nữ này làm được trong nhiều năm qua đã phần nào chứng tỏ năng lực của mình. Nhiều người tin rằng, với biến động lớn trong gia đình họ Lee lần này, có thể việc bà Lee Boo-Jin lên nắm tập đoàn chỉ là vấn đề sớm hay muộn.

Hãng Yonhap ngày 18.1 đưa tin tòa án tại Seoul (Hàn Quốc) vừa tuyên án 2 năm 6 tháng tù giam đối với phó chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong, trong vụ án hối lộ liên quan cựu Tổng thống Park Geun-hye.

Tòa tuyên bố ông Lee (53 tuổi) đã hối lộ bà Park và người bạn lâu năm của cựu tổng thống là bà Choi Soon-sil, nhằm được chính phủ hỗ trợ việc chuyển giao quyền quản lý từ cha sang con diễn ra êm thấm. Ông Lee Jae-yong là người thừa kế tập đoàn và là con trai cố chủ tịch tập đoàn, ông Lee Kun-hee.

Bà Park sau đó bị luận tội và phế truất quyền tổng thống do tham nhũng và lạm quyền.

Phó chủ tịch Lee bị bắt giam ngay tại phiên tòa, chưa đầy 3 năm sau khi ông được trả tự do sau các phiên tòa trước đó.

Hồi năm 2017, ông Lee bị tuyên xử 5 năm tù giam về nhiều tội danh, trong đó có đưa hối lộ và biển thủ.

Tòa án khi đó phán ông Lee hối lộ bà Choi Soon-sil, bạn thân của bà Park bằng cách cung cấp 3 con ngựa trị giá 3,4 tỉ won (65 tỉ đồng) và khóa huấn luyện cưỡi ngựa cho con gái của bà Choi cùng các khoản tiền hỗ trợ một tổ chức thể thao do gia đình bà Choi điều hành, theo Yonhap.

Đến tháng 2.2018, một tòa án phúc thẩm giảm bản án đối với ông Lee xuống chỉ còn 2 năm 6 tháng tù treo.

Khi đó tòa phúc thẩm cho rằng trong số 8,6 tỉ won tiền mà hai bà Park và Choi nhận, chỉ có 3,6 tỉ won Samsung gửi cho tổ chức thể thao của bà Choi có thể bị xem là tiền hối lộ.

Tòa cũng bác bỏ cáo buộc của phía công tố rằng Samsung đưa hối lộ để nhận được sự hậu thuẫn từ chính quyền Tổng thống Park trong quá trình sáp nhập 2 công ty con của tập đoàn hồi năm 2015.

Cuộc sáp nhập này được cho là nhằm mở đường để việc chuyển giao quyền lãnh đạo Samsung từ Chủ tịch Lee Kun-hee sang ông Lee Jae-yong diễn ra suôn sẻ.

Tuy nhiên, trong phán quyết hôm 29.8, Tòa án Tối cao Hàn Quốc yêu cầu tòa án cấp dưới xem xét lại phán quyết hồi tháng 2.2018 đối với ông Lee.

Chánh án Tòa án tối cao Hàn Quốc Kim Myeong-su nói 3 con ngựa do Samsung “tặng” cho con gái của bà Choi có thể bị xem là quà hối lộ.

Tin liên quan

Trước đó nhiều năm, cha của Jae Yong - cố chủ tịch Samsung, ông Lee Kun Hee cũng dính hàng loạt bê bối tài chính "khủng". Ông không bị kết án tù giam, nhưng phải thụ án tù treo 3 năm.

Cặp cha con ảnh hưởng nhất đến kinh tế Hàn Quốc

Lee Kun Hee (9/1/1942 - 25/10/2020) là đại tài phiệt kiêm chủ tịch đời thứ 2 của Tập đoàn Samsung. Ông kế nhiệm cha, Lee Byung Chul (12/2/1910 - 19/11/1987) sau khi vị chủ tịch đời thứ nhất này qua đời, và lập tức bắt tay vào cuộc "đại cải cách".

Con trai chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt

Lee Kun Hee (9/1/1942 - 25/10/2020)

Trong thời gian "trị vì" Đế chế Samsung, Byung Chul đề cao phương châm "số lượng hơn chất lượng". Nhưng Kun Hee, ông phản đối phương pháp sản xuất và kinh doanh này, yêu cầu toàn thể công nhân viên tập đoàn cải cách triệt để. Ông khiến cả Hàn Quốc nhớ đến vì câu tuyên ngôn cực đoan: "Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con". Chỉ cần phát hiện có bất cứ mặt hàng nào bị lỗi hay kém chất lượng, Kun Hee tức khắc thu hồi và tiêu hủy sạch.

Nhờ Kun Hee, Samsung bước lên tầm cao mới. Họ không chỉ là tập đoàn lớn mạnh nhất Hàn Quốc, mà còn vang danh toàn cầu.

Lee Jae Yong (23/6/1968) là trưởng nam đồng thời là con trai duy nhất trong 4 người con của Kun Hee. Từ nhỏ, ông đã được giáo dục để kế nhiệm chức vị của cha trong tập đoàn. Thời đi học, Jae Yong nổi tiếng xuất sắc nhất. Chí ít, ông cũng thông thạo 3 ngôn ngữ: Hàn, Anh và Nhật Bản.

Con trai chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt

Lee Jae Yong (23/6/1968)

Jae Yong bắt đầu làm việc trong Samsung từ năm 1991, ở tuổi 23. Ông đi từ vị trí lãnh đạo cấp thấp là trưởng phòng Kế hoạch và Chiến lược, dần lên chức phó chủ tịch. Mới 46 tuổi, Jae Yong đã được Tạp chí Forbes xếp vào danh sách "35 người quyền lực nhất thế giới". Vào ngày 25/10/2020, Kun Hee qua đời và Jae Yong chính thức nhậm chức nhà lãnh đạo cao nhất của tập đoàn.

Mặc dù mãi đến tận năm 2020 mới mang chức Chủ tịch Samsung, Jae Yong sớm nắm giữ quyền điều hành từ năm 2014. Ông nổi danh là nhà lãnh đạo lịch thiệp, ít nói nhưng cũng vô cùng quyết đoán, lạnh lùng.

"Khách" thường xuyên của tòa án tối cao

Ngoại trừ biệt danh "xứ sở kim chi", Hàn Quốc còn được biết đến với cái tên "đất nước của chaebol". Lịch sử của các tập đoàn tài phiệt ở đây gắn liền với lịch sử tái thiết, phát triển đất nước.

Tiền thân của các tập đoàn đời đầu ở Hàn Quốc là công ty Nhật, do doanh nhân Nhật Bản xây dựng và điều hành trong thời thuộc Nhật (1910 - 1945). Sau khi Nhật đại bại trong Thế chiến II (1939 - 1945), các doanh nhân này phải rút chạy về nước, bỏ trống vị trí lãnh đạo. Một số người Hàn đã nhân cơ hội tiếp quản.

Con trai chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt

Các tập đoàn tài phiệt gắn liền với lịch sử kinh tế Hàn Quốc (Ảnh minh họa)

Năm 1953, Triều Tiên chính thức bị chia cắt thành Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Tổng thống Lee Sung Man (18/4/1875 - 19/7/1965) dẫn dắt Hàn Quốc. Vào năm 1961, Park Chung Hee (1917 - 1979) thay thế vị trí của Sung Man. Ông xác định, chỉ có đẩy mạnh công - thương mới là lối đi tắt nhanh nhất cho nền kinh tế.

Chớp lấy sự quan tâm và ưu đãi của chính phủ, các công ty như Samsung, Hyundai, Daewoo… phát triển rầm rộ. Chỉ sau 20 năm, họ đã biến Hàn Quốc thành cường quốc kinh tế và trở thành "hệ thống quyền lực thứ 2".

Con trai chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt

Quyền lực của Chủ tịch Samsung là rất lớn

Hệ thống quyền lực thứ 2 có mối quan hệ khó nói với "hệ thống quyền lực thứ 1" (tức chính phủ). Nó cần sức mạnh chính trị, nhưng lại cố khống chế tầm ảnh hưởng và giải quyết bằng cách đút lót tài chính. Đối tượng được họ nhắm tới là các chính trị gia, đặc biệt là thân tín của tổng thống.

Từ đầu thập niên 2000, Samsung đã liên tục dính các nghi án hối lộ. Vào năm 2005, Tòa án Hàn Quốc từng gửi giấy triệu tập cho Kun Hee. Tuy nhiên thay vì Kun Hee, 2 giám đốc điều hành bị kết tội và lĩnh án treo.

Vào năm 2007, luật sư cấp cao của Samsung là Kim Yong Chul gây chấn động toàn Hàn Quốc. Ông thừa nhận tội hối lộ, nhưng không "chết một mình" mà phanh phui toàn bộ văn phòng luật sư của tập đoàn, chỉ đích danh kẻ chủ mưu là Chủ tịch Kun Hee.

Con trai chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt

Kim Yong Chul, vị luật sư "tố cáo nội bộ" của Samsung

Đầu năm 2008, Kun Hee bị tố hàng loạt tội danh, trong đó nghiêm trọng nhất là lập "quỹ đen" chuyên dùng hối lộ tòa án và các nhân vật chính trị lớn. Giữa năm, ông tiếp tục dính nghi án trốn thuế, gian lận tài chính. Trong phiên tòa xét xử cuối cùng được tổ chức vào tháng 7/2008, các công tố viên đòi xử Kun Hee 7 năm tù giam cùng phạt hành chính 350 tỷ won. Song khi kết thúc, vị chủ tịch này chỉ bị phạt 110 tỷ won và 3 năm tù treo.

Lee Jae Yong: Đã ra tù còn bị "mời" quay lại chịu án tiếp

Bất chấp bê bối của chủ tịch, Tập đoàn Samsung ngày càng lớn mạnh. Vào năm 2012, tập đoàn chiếm hẳn 20% GDP của Hàn Quốc. Quyền lực của Kun Hee cũng ngày càng mở rộng.

Năm 2014, Kun Hee đổ bệnh nặng và không thể tham gia lãnh đạo tập đoàn. Jae Yong vẫn duy trì chức vị phó chủ tịch, nhưng đã nắm giữ toàn quyền điều hành Samsung.

Con trai chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt

Trước phóng viên và công chúng Hàn Quốc, Jae Yong mang hình ảnh nhà lãnh đạo lịch thiệp

Năm 2015, Jae Yong quyết định sát nhập 2 công ty con là Cheil Industries và Samsung C&T. Ông cần sự hậu thuẫn của chính quyền Park Geun Hye (1952) đương nhiệm, nên đút lót cho bà một khoản "khủng" là 30 tỷ won.

Năm 2017, Geun Hye bị phát hiện và kết tội tham nhũng, phế truất khỏi chức vị. Jae Yong cũng không tránh khỏi liên can, bị kết án hối lộ và phạt tù giam 5 năm. Ông kháng cáo, được giảm một nửa thời gian. Thế nhưng chỉ sau 1 năm "bóc lịch", Jae Yong đã được trả tự do, hưởng án treo.

Con trai chủ tịch tập đoàn Samsung bị bắt

Sau 2 năm tự do, Jae Yong lại phải quay về nhà giam

Có điều, may mắn của Jae Yong không kéo dài như ông mong đợi. Vào năm 2019, Tòa án Cấp cao Seoul lật lại các vi phạm của Jae Yong. Sau 2 năm điều tra và xét xử, họ tuyên bố phạt ông 2,5 năm tù giam.

Ngày 18/1/2021, Jae Yong chính thức trở lại nhà tù. Công chúng Hàn Quốc bày tỏ sự hoan nghênh và tin tưởng đối với Tòa án Cấp cao Seoul, cho rằng đây là phán quyết nghiêm minh nhất.

Chỉ là tại Hàn Quốc, tham nhũng và hối lộ rất "chuyện thường nhật" trong giới chaebol. Tuy Jae Yong đã bị "mời" vào tù lại, nhưng nhiều người vẫn lo ngại "chưa đủ để làm gương và thanh lọc thế giới tài phiệt".

Nguồn: Forbes, Gizmodo