Công chức nhà nước được quyền góp vốn vào doanh nghiệp

Những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp; Quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo Luật hiện hành

Luật doanh nghiệp 2020 đã tạo ra một môi trường kinh doanh bình đằng giữa các chủ thể, ghi nhận quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế xuất hiện nhiều lí do khác nhau mà Luật doanh nghiệp 2020 đã có những quy định hạn chế quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp, cũng như quy định rõ về quyền góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp. Vì vậy, nhằm giúp quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật hiện hành về các vấn đề liên quan nêu trên, Luật 3S sẽ cung cấp những thông tin đó thông qua bài viết sau:

1.Những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này. Tuy nhiên, không phải mọi tổ chức và mọi cá nhân đều được pháp luật trao cho quyền này.

Từ ngày 01/01/2021, căn cứ theo Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm:

a] Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b] Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c] Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d] Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ] Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e] Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g] Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”

Những đối tượng nêu trên được xem là không có đủ điều kiện để thành lập và đảm bảo cho hoạt động của một doanh nghiệp.

2.Quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Theo quy định tại khoản 3 Điều  17 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định thì tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này. Tuy nhiên, cũng như quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp như đã trình bày ở trên, cũng có những đối tượng mà pháp luật quy định không được hưởng quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, đó là:

a]Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình

b] Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Theo Điều 20 Luật cán bộ, công chức hiện hành thì những việc mà cán bộ, công chức không được làm gồm: “Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.”

Đối với viên chức, tại khoản 3, Điều 14 Luật viên chức có quy định: “Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”

Đồng thời, tại Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định như sau:

“2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

a] Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

b] Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

c] Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

d] Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

đ] Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

e] Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

3.Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

4.Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.”

Người quản lý doanh nghiệp theo khoản 24, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 được quy định là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Tóm lại, theo như những quy định đã được đề cập ở trên, thì cán bộ, công chức và viên chức không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp nhưng có thể tham gia góp vốn, mua cổ phần, phần vóp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau:

-Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cán bộ, công chức, viên chức không được quyền góp vốn vào loại hình này. Vì khi tham gia vào đồng nghĩa với việc trở thành thành viên Hội đồng thành viên, khi đó sẽ có vai trò là người quản lý doanh nghiệp

-Đối với công ty hợp danh, cán bộ, công chức, viên chức được tham gia góp vốn với tư cách là thành viên góp vốn, vì theo khoản 2 Điều 187 Luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty.

-Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức được quyền góp vốn nhưng không được tham gia vào Hội đồng quản trị.

Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ của Luật 3S dựa trên quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm tư vấn. Để được tư vấn chi tiết, giải quyết cho từng trường hợp cụ thể, quý khách hàng vui lòng gọi hotline: 0363.38.34.38 hoặc gửi email: để được Luật sư tư vấn chi tiết.

- Cán bộ, công chức, viên chức có được góp vốn mua cổ phần và có được thành lập doanh nghiệp hay không? Trước hết chúng ta cần xác định mình thuộc đối tượng là Cán bộ, hay Công chức, hay Viên chức nhé.

Cán bộ là gì?

- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh], ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là cấp xã] là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là gì?

- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội [sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Viên chức là gì?

- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và không được làm những việc dưới đây:

1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

- Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;

- Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

- Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi

3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

==> Có những đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức được phép góp vốn/mua cổ phần vào doanh nghiệp trừ trường hợp là Người đứng đầu, là Cấp phó, là vợ/chồng của người đứng đầu/cấp phó được quy định cụ thể dưới đây:

Những cán bộ, công chức, viên chức dưới đây không được quyền góp vốn mua cổ phần vào doanh nghiệp:

+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
==> Nếu cán bộ, công chức, viên chức nào không phải là người đứng đầu, hoặc là cấp phó thì hoàn toàn có thể góp vốn mua cổ phần vào doanh nghiệp.

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, và vợ hơặc chồng không được góp vốn mua cổ phần;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, và vợ hoặc chồng không được góp vốn mua cổ phần.

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân không được sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;- Cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp, không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự. Và có một số đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức không được phép góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức được phép góp vốn/mua cổ phần. Để được tư vấn rõ hơn vui lòng liên hệ công ty Nam Việt Luật để được tư vấn.

>>>Xem thêm: Những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề