Công danh đã được hợp về nhàn biện pháp tu từ

Cùng Đọc tài liệu liệt kê chi tiết những dấu hiệu nghệ thuật và biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Nhàn dưới đây:

Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

"Một mai một cuốc , một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"

- Danh từ: mai, cuốc, cần câu -> cụ thể.

- Điệp từ " một" số đếm: một..., một .... -> điểm lại vật dụng cần thiết -> thể hiện sự cứng cỏi, chắc chắn, kiên định, sẵn sàng nhưng bước đi vẫn bộc lộ sự an nhàn của tác giả, vừa đi vừa đếm.

- Từ láy: “thơ thẩn”: khắc họa nên một dáng vẻ của 1 người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan th

- Cách ngắt nhịp: 2/2/3

=> Hoàn cảnh sống đơn sơ, tâm trạng ung dung, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.

Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

"Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người dến chốn lao xao"

- Nghệ thuật đối lập:

ta / người

dại / khôn

nơi vắng vẻ / chốn lao xao.

-> Vận dụng cách nói ngược nghĩa: dại – khôn.

-> Cách xử thế tỉnh táo, sáng suốt.

=> Xa lánh chốn quan trường hiểm ác, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa hợp với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.

=> Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn muốn tìm sống đến những nơi yên tĩnh, vắng vẻ những nơi miền quê để an nhàn không thích chốn lao xao ở quan trường nhiều mưu mẹo, toan tính.

Xem thêm tuyển tập các bài văn mẫu phân tích Nhàn đặc sắc được sưu tầm.

Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà

"Thu ăn năng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"

- Sử dụng những từ ngữ liệt kê:

+ Thức ăn: Thu [măng trúc], đông [giá]

+ Sinh hoạt: xuân [tắm hồ sen], hạ [tắm ao

-> bức tranh bốn mùa với hương sắc mùi vị khác nhau, sống hòa hợp với thiên nhiên.

=> quan niệm sống nhàn: sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức ăn có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưa cầu, tranh đoạt.

Hai câu kết: Triết lí sống nhàn.

"Rượu đến cội cay ta sẽ uống

Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao."

- Thiên nhiên là bạn tri âm, tri kỉ.

- Mượn điển cố xưa -> thái độ coi thường công danh, phú quý.

- Hai câu thơ kết là sự thể hiện sự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm. Cụm từ” nhìn xem” là biểu hiện của một thế đứng thanh cao, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại”.

- Cách ngắt nhịp 2/5 ở câu thơ cuối gợi cảm nhận phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, một giấc mơ mà thôi. Hai câu thơ cuối miêu tả cuộc sống ung dung tự tại, thích cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, thích hưởng thụ cuộc sống ” Nhàn” như tiêu đề của bài thơ.

=> Triết lí sống nhàn: giữ cốt cách thanh cao, coi thường danh lợi.

>>> Xem thêm hướng dẫn chi tiết soạn bài Nhàn [Nguyễn Bỉnh Khiêm]

Trên đây là tổng hợp biện pháp nghệ thuật và tu từ trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà Đọc tài liệu tổng hợp được, mong rằng với nội dung này các em sẽ có cho mình một bài văn thật hay. Đừng quên tham khảo những bài văn mẫu 10 khác trong chương trình học nữa em nhé!

Xin chào các em! Và hôm nay, Dapandethi.vn xin được giới thiệu tới các em một bộ đề thi và đáp án môn Văn chi tiết kì thi học kì 1 lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh năm học 2017-2018 hiện nay. Đây là một trong những bộ đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn có đáp án dành cho các em tham khảo. Và dưới đây là nội dung và đáp án đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn chi tiết mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn – THPT chuyên Lương Thế Vinh

I. Đọc hiểu [3.0 điểm]

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Công danh đã được hợp về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then. Bui* có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng** khuyết, nhuộm chăng đen. [Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi,

NXB Thanh Niên, 2003, tr.87]

I. Đọc hiểu 

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào các thể thơ đã được học.

*Cách giải:

Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn

Lưu ý: Nếu HS chỉ nhận ra được thể thất ngôn bát cú thì đạt 0.25 điểm

Câu 2:

*Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp nghệ thuật đã được học.

*Cách giải:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cặp câu luận: đối, phóng đại…

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

*Cách giải:

Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi thể hiện qua cặp câu kết: tấm lòng trung hiếu/ lòng yêu nước, thương dân/ kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân…

Câu 4:

*Phương pháp: Tái hiện kiến thức đã học, phân tích, tổng hợp.

*Cách giải:

- Hai câu thơ đầu gợi nhớ bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Điểm giống nhau giữa 2 bài thơ: đều thể hiện tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên,…

Lưu ý: HS có thể phát hiện nét giống nhau trên phương diện nghệ thuật, chỉ cần hợp lí có thể đạt 0.5 điểm

II. Làm văn 

Câu 1:

*Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận [bàn luận, so sánh, tổng hợp,…]

*Cách giải:

v  Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ; không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.

v  Yêu cầu về kiến thức:

- Trình bày đúng vấn đề: bàn về một phẩm chất quan trọng của con người được gợi ra từ bài thơ Thuật hứng số 24: lòng yêu nước, nhân cách thanh cao, kiên trì với lí tưởng…

- Lí giải ngắn gọn vì sao đó là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu của con người.

- Rút ra bài học, ý thức trách nhiệm của bản thân.

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo lựa chọn của bản thân, cần có nội dung hợp lí, thuyết phục.

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích [Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng].

- Sử dụng các thao tác lập luận [phân tích, tổng hợp, bàn luận,…] để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Hào khí Đông A trong tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm Tỏ lòng.

- Hoàn cảnh sáng tác: Tương truyền bài thơ được sáng tác trước cuộc kháng chiến chông quân Mông Nguyên lần 2, lúc đó Phạm Ngũ Lão cùng một số tướng lĩnh được cử đi trấn giữ biên cương.

- Giải thích hào khí Đông A: Theo chữ Hán thì chữ Đông và chữ A ghép là chữ Trần; hào khí Đông A là hào khí thời Trần – khí thế mạnh mẽ, hùng dũng trong công cuộc chống giặc bảo vệ đất nước.

- Cảm nhận hào khí Đông A thể hiện trong bài thơ Tỏ lòng:

+ Hình ảnh chiến sĩ nhà Trần hiên ngang, uy vũ.

+ Niềm tự hào trước sức mạnh và khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần.

+ Khát vọng lập nhiều chiến công, cống hiến nhiều hơn cho đất nước.

+ Nghệ thuật: Giọng thơ hào hùng, mang cảm hứng tự hào, ngợi ca; bút pháp phóng đại; điển tích; đặt con người trong tương quan với vũ trụ…

-Đánh giá:

Hào khí Đông A làm nên chất anh hùng ca cho bài thơ Tỏ lòng. Phạm Ngũ Lão thể hiện rõ tấm lòng yêu nước và khát vọng chống giặc cứu nước.

d.Sáng tạo

- Ý mới mẻ, sâu sắc, biết liên hệ, so sánh

e.Diễn đạt

- Chính tả, dùng từ, đặt câu

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần công nghệ giáo dục Thành Phát

Trụ sở: Số 118A tổ 8, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội

Văn phòng: Tầng 7 - Tòa nhà Intracom - Trần Thái Tông- Q.Cầu Giấy - Hà Nội

Tel: 04.66.869.247 - Hotline: 0962.951.247 -

Câu 1: Biểu cảm

Câu 2:

ao cạn, bèo, muốn, phong nguyệt, yên hà

Câu 3:

 Liệt kê "ao cạn, vớt bèo, cấy muốn, phát cỏ, ương sen"

Tác dụng:

Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

Nhấn mạnh về cuộc sống bình dị, nông nhàn của tác giả

Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cuộc sống bình dị

Câu 4:

Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng của một người yêu nước thương dân. Ngay cả khi sống trong cảnh nhàn hạ, gần gũi với thiên nhiên thì ông vẫn không quên mối lo cho dân, cho nước. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước, thương dân nồng nàn, thiết tha

Video liên quan

Chủ Đề