Công thức tính vận tốc Toán lớp 5

Để nói rằng, một người nào đó chạy từ điểm A đến điểm B [quãng đường AB] là "Nhanh" hay "Chậm", ta phải tính được Vận Tốc của người đó.

Vận Tốc của một vật được tính bằng công thức:

Trong đó:

S là quãng đường AB mà vật phải đi.

T là thời gian vật chuyển động hết quãng đường AB

Như vậy, vận tốc của một vật có đơn vị đo là Quãng-đường/Thời-Gian. Ví dụ: Nếu quãng đường có đơn vị đo là mét, thời gian có đơn vị đo là giây thì Vận Tốc coa đơn vị đo là [m/giây]; quãng đường có đơn vị đo là Km, thời gian có đơn vị đo là Giờ thì Vận Tốc có đơn vị đo là [km/giờ].

Trên cùng một quãng đường, vật nào chuyển động NHANH HƠN [tức vận tốc nhanh hơn] thì Thời Gian sẽ ít hơn; Vật nào chuyển động CHẬM hơn [tức vận tốc nhỏ hơn] thì tốn nhiều Thời Gian hơn. Do đó, các em có thể nghe được những câu như: "Vận Tốc Tỷ Lệ Nghịch Với Thời Gian". Vận tốc càng lớn [nhanh] thì thời gian càng nhỏ. Ngược lại, vận tốc càng nhỏ [chậm] thì thời gian càng lớn.

Mời các em xem video hướng dẫn sau đây để biết cách giải các bài toán tính Vận Tốc trong chương trình toán lớp 5:

Bài viết và video được thực hiện bởi Kỹ sư Đinh Công Ninh

Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc lớp 5 như thế nào? Bài tập về vận tốc? Đây là kiến thức môn Toán lớp 5 vô cùng quan trọng. Hãy cùng Góc Hạnh Phúc tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Xem thêm:

Định nghĩa về vận tốc

  • Vận tốc chính là đại lượng vật lý, sử dụng để mô tả mức độ nhanh hoặc chậm của chuyển động. Vận tốc được xác định trên đường đi được trong một đơn vị thời gian. Hoặc hiểu theo cách khác vận tốc là quãng đường vật di chuyển được trong 1 giây, độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hoặc chậm của chuyển động và nó được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
  • Vận tốc được biểu diễn bởi vecto, độ dài của vecto vận tốc thì cho biết độ nhanh hoặc chậm của chuyển động, chiều của vecto hiển thị chiều của chuyển động.

Ví dụ: 7 mét trên giây là một đại lượng  vô hướng, trong khi 7 mét trên giây về phía đông là một vecto. Nếu thay đổi về tốc độ, hướng hay cả 2 thì vật có vận tốc thay đổi và được cho là đang trải qua một gia tốc.

Công thức tính vận tốc lớp 5

Công thức tính vận tốc = quãng đường : thời gian

V = s : t

Trong đó có v là vận tốc

                     s là quãng đường

                     t là thời gian

Chú ý:

  • Đơn vị vận tốc tương đương với đơn vị quãng đường và thời gian
  • Đơn vị vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương đương với nhau

Một số bài tập tính vận tốc lớp 5 có lời giải dễ hiểu

Bài tập 1: Một người đi xe đạp trong 3 giờ được 45km. Tính vận tốc của người đi xe đạp?

Lời giải

Vận tốc của người đi xe đạp là:

V = s : t = 45 : 3 = 15 [km/h]

Bài tập 2: Trong một cuộc thi chạy, một người chạy được 550m trong 1 phút 25 giây. Hỏi vận tốc chạy của người đó với đơn vị m/giây là bao nhiêu?

Lời giải

Đổi: 1 phút 25 giây = 85 giây

Vận tốc chạy của người đó với đơn vị m/giây là:

V = s : t = 550 : 85 = 6,5 m/giây

Bài tập 3: Một con thỏ có thể chạy 350m trong vòng 10 phút. Tính vận tốc chạy của con thỏ đó?

Lời giải

Vận tốc chạy của con thỏ là:

V = s : t = 350 : 10 = 35 [m/phút]

Đổi từ m/phút sang m/giây

35 : 60 = 0,6 m/s

Hy vọng với những kiến thức về vận tốc ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu và dễ dàng áp dụng công thức tính vận tốc vào bài tập. Nếu như có điều gì chưa hiểu hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc đó nhanh nhất nhé.

Công thức trung bình có lẽ là công thức quá đỗi quen thuộc đối với học sinh. Không chỉ được dùng ở cấp 1, phần kiến thức này còn được sử dụng xuyên suốt cấp 2 và cấp 3

Vì thế để không để các bạn quên công thức, chúng ta hãy cùng nhau gợi nhớ lại và lưu ý một số thông tin quan trọng nhé !

Xem thêm: Công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian

1. Công thức tính vận tốc trung bình

– Muốn tính vận tốc trung bình ta phải làm như sau:

Vận Tốc Trung bình = Tổng quãng đường đi : Tổng thời gian đi hết quãng đường đã đi

– Ví dụ minh họa 1: 

Việt đi từ A đến B với vận tốc 6 km/giờ, sau đó lại đi từ B về A với vận tốc 4 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của Việt trên suốt quãng đường cả đi lẫn về.

Lúc đi từ A đến B, thời gian Việt đi hết 1km là:

1 : 6 = 1/6 [giờ]

Lúc đi từ B về A, thời gian Việt đi hết 1km là:

1 : 4 = 1/4 [giờ]

Việt đi 2km [1km lúc đi và 1km lúc về] hết thời gian là:

1/6 + 1/4 = 5/12 [giờ]

Vận tốc trung bình của Việt trên suốt quãng đường AB cả đi lẫn về là:

2 : 5/12 = 4,8 [km/giờ]

Đáp số: 4,8 km/giờ

– Trong trường hợp thời gian trong 2 lần đi bằng nhau thì có thể tính:

Vận Tốc Trung bình = [Vận tốc Đi lần 1 + Vận tốc Đi lần 2] : 2

– Ví dụ minh họa 2:

Một người đi xe máy trên một quãng đường, trong 1,5 giờ đầu người đó đi với vận tốc 48 km/giờ, trong 0,5 giờ người đó đi với vận tốc 40 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên suốt quãng đường đã đi?

Phân tích: Đối với bài toán này dễ dàng tìm được vận tốc trung bình của người đó bằng cách tính quãng đường đi trong 1,5 giờ đầu và 0,5 giờ sau rồi lấy tổng quãng đường chia cho tổng thờ gian người đó đi.

Bài Giải

Quãng đường người đó đi trong 1,5 giờ đầu là:

48 x 1,5 = 72 [km]

Quãng đường người đó đi trong 0,5 giờ sau là:

40 x 0,5 = 20 [km]

Tổng quãng đường người đó đi là:

72 + 20 = 92 [km]

Thời gian người đó đã đi là:

1,5 + 0,5 = 2 [giờ]

Vận tốc trung bình người đó đi là:

92 : 2 = 46 [km/giờ]

Đ/S. 46 km/giờ

Với kiến thức về công thức tính vận tốc trung bình trong bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn nhớ thêm về công thức này. Cũng như giúp bạn chinh phục được nhiều bài toán khác nữa

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi !

Video liên quan

Chủ Đề