Công trình nghiên cứu khoa học ngành Viễn thông

Là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.

Công trình nghiên cứu khoa học ngành Viễn thông

Viễn thông (Telecommunications) là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp qua một khoảng cách đáng kể về địa lý. Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất thông tin bạn muốn có.
Lĩnh vực Điện tử nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử – “bộ não” điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh. Còn lĩnh vực Viễn thông nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để tạo nên các mạng viễn thông. Mạng lưới này truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu – cuối.

Kiến thức của Sinh viên khi học ngành viễn thông

Theo học ngành Kỹ thuật điện tử- viễn thông (Kỹ thuật điện tử, truyền thông), sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông và có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh.

Sinh viên có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.

Công trình nghiên cứu khoa học ngành Viễn thông

CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG

Các Kỹ sư Viễn thông đảm nhiệm công việc thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau: nghiên cứu và phát triển, mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh… Nhiệm vụ của họ là làm cho các thiết bị, hệ thống trở nên tiện dụng, giản đơn và hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu con người và xã hội.

Bạn có thể trở thành Kỹ sư Vô tuyến nếu có kiến thức chuyên sâu về vận hành mạng, các mạng di động 2G, 3G, 4G, 5G. và nắm vững cấu trúc mạng cũng như các thuật toán, tham số của tính năng mạng vô tuyến.

Còn người Kỹ sư Truyền dẫn sẽ đảm nhận việc vận hành khai thác mạng truyền dẫn VSAT, Viba, SDH, DWDM và giám sát lắp đặt, tích hợp hệ thống lớp core mạng truyền dẫn… Để cài đặt và tích hợp được Tường lửa (Firewall), Router hay theo dõi, xử lý và tối ưu hóa mạng LAN, MAN, WAN, các công ty sẽ cần đến bàn tay của người Kỹ sư IT chuyên khai thác mạng truyền dẫn IP.

Công trình nghiên cứu khoa học ngành Viễn thông

KỸ SƯ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG – TỐ CHẤT CẦN CÓ

Điện tử Viễn thông là một ngành có tốc độ đổi mới rất cao, đòi hòi người học phát triển kỹ năng tư duy của mình, năng động, đam mê tìm tòi và thức thời với các công nghệ mới trên Thế Giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.

Ngành này mang tính phủ sóng diện rộng nên chịu ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại tác rất nhiều, người kỹ sư điện tử – viễn thông cần kiên trì, nhẫn nại và có tinh thần vững vàng để ứng phó trước các sự cố hệ thống.

Hơn hết, để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, người học cần có đam mê thật sự, có mục tiêu phấn đấu và sự quyết tâm theo đuổi công việc học tập, nghiên cứu phát triển trong dài hạn.

Bên cạnh đó, để kịp thời cập nhật với những công nghệ mới và tiên tiến nhất đòi hỏi kỹ năng ngoại ngữ đọc viết tốt vì thông tin về chúng đều được viết bằng tiếng Anh, tiếng Đức… Mang đặc tính khối lượng công việc cao, phức tạp nên ngành Điện tử – Viễn thông vừa phải phát triển khả năng nghiên cứu độc lập, vừa trau dồi kỹ năng làm việc nhóm.

Vì thế, việc trải nghiệm trong môi trường tiếng Anh theo chuẩn quốc tế từ khi còn học tập trên ghế nhà trường sẽ tạo nền tảng tốt và điều kiện thuận lợi cho các kỹ sư tương lai thích ứng với yêu cầu công việc.

Công trình nghiên cứu khoa học ngành Viễn thông

NHỮNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử- viễn thông (Kỹ thuật điện tử, truyền thông) có uy tín như:

  • Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)
  • Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM)
  • Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
  • Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế)
  • Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)
  • Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội)
  • Trường Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
  • Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
  • Trường ĐH Điện lực – Hà Nội
  • Trường ĐH Vinh

………………..

Sinh viên còn được rèn luyện phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

Xem thêm: Giải pháp mạng viễn thông

“Nguồn internet”

Công trình nghiên cứu khoa học ngành Viễn thông

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Đề tài nghiên cứu khoa học đã chủ trì hoặc là thành viên:

TT

Tên đề tài, dự án, nhiệm vụ KH&CN

Cấp

(Cơ sở, Tỉnh/Thành phố, Bộ, Quốc gia,…)

Thời gian

(bắt đầu  –    kết thúc)

Chủ nhiệm/ tham gia

Tình trạng

(đã nghiệm thu-xếp loại, chưa nghiệm thu)

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hữu Khương

1

Khái thác các hệ thống tự động trên tầu thủy

Nhà nước

34.02.12.02

1980 -1985

Tham gia

1985  

Suất sắc

2

Xây dựng Mô phỏng các Hệ thống động lực tầu thủy (Đề tài nhánh)

Nhà Nước

Chương trình KC.06

2002-2005

Chủ nhiệm

Suất sắc

3

Nghiên cứu chế tạo thiết bị ghi dữ liệu hành trình tầu thủy

Cấp Bộ

2003-2205

Chủ nhiệm

Đạt yêu cầu

4

Thiết kế tổ hợp máy phát điện đồng trục trên tầu thủy sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu thí điểm áp dụng trên tầu có công suất máy chính từ 700 -3000 kw

Cấp Bộ

2013-2014

Chủ nhiệm

Tốt

5

Nghiên cứu chế tạo thiết bị vận chuyển trên cáp treo

Cấp Bộ

2003-2004

Tham gia

Tốt

6

Khôi phục hệ thống Điện tầu VTB Sông Thao

CTy VinaShip

1983

Chủ trì

Tốt

7

Khôi phục hệ thống Điện tầu hang TK 154

CTy Vinaship

1991

Chủ trì

Tốt

8

Khôi phục Nhà máy điện 2000 KVA -X51

Nhà máy X51 Hải quân

1992

Chủ trì

Tốt

9

Nghiên cứu Thiết kế thay thếTthiết bị tự động hệ động lực tầu Lam sơn 01-Vietsovpetro

LD Vietsovpetro

1992

Chủ trì

Tốt

10

Nghiên cứu, sửa chữa Bộ điều tốc woodward UG8

Nhà máy X51 hải quân

1994

Chủ trì

Tốt

11

Nghiên cứu, sửa chữa hệ điều khiển chân vịt biến bước Ulstein

LDoanh Vietsovpetro

1995

Chủ trì

Tốt

12

Nghiên cứu xây dựng quy trình Khai thác cần trục Myjack và TB Thuỷ lực – công ty Tân cảng

CTy Tân Cảng

Sài gòn

1995

Chủ trì

Tốt

13

Nghiên cứu xây dựng Mô hình Trạm phát điện cho phòng thí nghiệm

Cấp trường

1997

Chủ trì

Tốt

14

Nghiên cứu phục hồi, cải tiến khớp nối điện từ tầu Nhà bè 03

CTy Vận tải NL Vitaco

1998

Chủ trì

Tốt

15

Nghiên cứu mạng lưới vận tải Biển Châu Á

Quốc tế – JSPS Nhật bản

2002-2005

Tham gia

Tốt

Tác giả: PGS.TS. Võ Công Phương

1

Xây dựng mô hình máy bay trực thăng ứng dụng trong thí nghiệm các lý thuyết điều khiển

Cơ sở

2014-2015

Chủ trì

Tốt

2

Thiết kế, chế tạo robot đường ống cỡ nhỏ quan sát bề mặt trong đường ống, giao tiếp không dây

Cơ sở

2015-2016

Chủ trì

Tốt

Tác giả: PGS.TS. Đăng Xuân Kiên

1

“Thiết kế, xây dựng hệ thống đo lường và giám sát buồng máy tàu thuỷ bằng máy tính và vi điều khiển”

Cơ sở

DT0607

2004-2006

Chủ nhiệm

Đạt yêu cầu, đã nghiệm thu

2

Thiết kế tổ hợp máy phát điện đồng trục để nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu hệ thống động lực tàu thủy, thí điểm áp dụng cho các tàu có công suất máy chính từ 750kw đến 3000kw

NL132007

Cấp Bộ GTVT

2013-2014

Thư ký, thành viên

Xuất sắc,

đã nghiệm thu

3

Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị đo tiếng ồn phục vụ cho việc kiểm tra tàu thủy

KH1404

Cấp cơ sở

2014-2016

Chủ nhiệm

Tốt, đã nghiệm thu

4

Ứng dụng động cơ tuyến tính áp điện điều khiển chính xác vị trí mô hình bàn trượt.

KH 1644

Cấp cơ sở

2016-2017

Chủ nhiệm

Tốt, đã nghiệm thu

5

National Nature Science Foundation of China under Grant:

60834002, 60973102, 61073026, 61170031, 61073065, 61073025, 61100076, 61272114, 61272069

Quốc gia Trung Quốc

2008-2012

Thành viên

Đã kết thúc

6

973 National Basic Research Program of China under Grant 2011CB013300

Quốc gia Trung Quốc

2008-2012

Thành viên

Đã kết thúc

7

Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống tự động báo động trực ca hàng hải sử dụng kỹ thuật nhận dạng và xử lý ảnh bằng mạng nơ ron nhân tạo kết hợp không gian số

DT184082

Cấp Bộ GTVT

2018-2019

Chủ nhiệm

Đang thực hiện

8

Xây dựng mô hình tàu thủy ứng dụng trong nghiên cứu điều khiển ổn định

KH 1718

Cấp cơ sở

2018-2019

Chủ nhiệm

Đang thực hiện

Tác giả: TS. Trần Thanh Vũ

1

Thiết kế bộ nguồn máy bay 90KVA/Các sân bay quân sự và dân dụng

Bộ KC03

2015

Thiết kế lập trình và thi công.

Đã nghiệm thu

2

Thiết kế bộ nghịch lưu 1 pha-3pha

Sở KHCN Tp.HCM

2016

Thiết kế lập trình và thi công.

Đã nghiệm thu

3

Development of High-Efficiency/High-Reliability Power Conversion System for Electric Vehicles

Nhà nước (Hàn Quốc)

2014

Thiết kế lập trình và thi công.

Đã nghiệm thu

4

Seamless transfer of grid-connected/ islanding operation for a photovoltaic-fuel cell hybrid generation system

Nhà nước (Hàn Quốc)

2013

Thiết kế lập trình và thi công.

Đã nghiệm thu

5

Power system associated with power line and control method thereof

Paten (Hàn Quốc)

2013

Thiết kế lập trình và thi công.

Đã nghiệm thu