Công trình nghiên cứu về văn hóa đọc

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ..…….. PHẠM THỊ NGA NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ ĐỌC CỦA GIỚI TRẺ Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI TRÊN BÁO IN [Khảo sát trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010 - 2013] Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái Hà Nội, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Phạm Thị Nga LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban chủ nhiệm khoa Báo chí - Truyền thông, các giảng viên trong khoa, phòng Quản lý khoa học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội Và người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Luận văn. Hà Nội, tháng năm 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA LOẠI HÌNH BÁO IN VÀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA ĐỌC ................................................................................................................ 9 1.1.Lý luận chung về loại hình báo in .................................................................................. 9 1.2.Lý luận chung về văn hóa đọc ....................................................................................... 21 Tiểu kết chương 1 Chƣơng 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HOÁ ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRÊN BÁO IN [Tuổi Trẻ, Thanh Niên Tiền Phong, từ năm 2010 - 2013] ................................36 2.1.Tiêu chí lựa chọn những tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc của sinh viên trên báo in .......................................................................................................................................... 36 2.2. Tiêu chí lựa chọn tác phẩm báo chí viết về văn hoá đọc của sinh viên trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong .................................................................................................38 2.3. Nội dung tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc trên ba tờ báo ................................... 47 2.4. Hình thức tác phẩm báo chí viết về vấn đề văn hóa đọc trên ba tờ báo ....................... 60 2.5. Tác động từ những tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc của sinh viên trên báo in .. 67 Tiểu kết chương 2 Chƣơng 3. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIẾT VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRÊN BÁO TUỔI TRẺ, THANH NIÊN, TIỀN PHONG .............................................................................................................................. 85 3.1. Bài học kinh nghiệm từ nhà báo viết về văn hóa đọc của sinh viên ..............................85 3.2. Những hạn chế .............................................................................................................. 89 3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí viết về văn hoá đọc của sinh viên trên báo in ............................................................................................................................ 93 3. 4. Phác thảo mô hình tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc của sinh viên trên báo in. .................................................................................................................................................103 Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 115 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - Bảng 2.1. Khảo sát báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 20102013 - Bảng 2.2. Khảo sát báo Tiền Phong từ năm 2010-2013 - Bảng 2.3. Khảo sát báo Thanh Niên từ năm 2010-2013 - Bảng 2.4. Các báo sinh viên thường đọc [Tính theo tỉ lệ %] - Bảng 2.5. Mức độ theo dõi của sinh viên đối với các bài viết về văn hóa đọc trên báo in [Tính theo tỉ lệ %] - Bảng 2.6: Mục đích sinh viên theo dõi các bài viết về văn hóa đọc trên báo in [tỉ lệ %] - Bảng 2.7: Thời gian dành để đọc sách mỗi ngày của sinh viên [tỉ lệ %] DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tuổi Trẻ TP HCM: Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh XHCN: Xã hội chủ nghĩa BCH: Ban chấp hành NXB: Nhà xuất bản Bộ TT&TT: Bộ Thông tin và truyền thông Bộ VH-TT&DL: Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch TVQG: Thư viện Quốc Gia SVVN: Sinh viên Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với sinh viên, việc học qua việc đọc sách là quan trọng nhất trong suốt quá trình học tập tại trường đại học. Sách là nơi lưu trữ những tri thức của nhân loại. Bởi thế, từ học sinh, sinh viên cho đến những nhà khoa học tài giỏi, sách được coi như một công cụ để học tập, nghiên cứu. Và vấn đề nổi trội nhất trong việc học Đại học ở Việt Nam, nhất là trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn là phải có văn hóa đọc. Sinh viên hiện nay không có thói quen đọc tài liệu, ghi chép, không biết cách tổng hợp và vận dụng kiến thức trong sách công cụ - giáo trình để giải quyết vấn đề. Đặc biệt hơn cả là không biết tổ chức thời gian học tập, thêm vào đó năng lực và thói quen đọc chưa cao, thiếu đi kỹ năng tự học và tự đọc một cách có hiệu quả nhất. Văn hoá đọc là một bộ phận của văn hoá – là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Đọc là một hoạt động văn hóa của con người, thông qua việc đọc để tiếp nhận thông tin, tích lũy và nâng cao tri thức, từ đó giúp nâng cao kỹ năng sống, mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc của con người. Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa ở tầm cao của một dân tộc. Thông qua văn hóa đọc định hướng đọc cho mọi người dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay nói chung và sinh viên nói riêng đang có vấn đề. Với tư cách là những thế hệ tương lai, chủ nhân tương lai của đất nước thì việc đọc sách có vấn đề đang trở nên báo động với toàn xã hội. Ngày nay có quá nhiều bạn trẻ thích dùng đồ ăn nhanh, những cuốn sách đọc lướt, những quán nét siêu tốc với thế giới game online giết thời gian, tuy nhiên thời gian dùng để đọc sách thì rất ít. Sự lấn ướt của văn hóa nghe nhìn xảy ra với mọi 1 tầng lớp xã hội, ngay cả tri thức, một tầng lớp được trông mong là đọc sách nhiều nhất. Giới trẻ ngày nay khó có ham muốn đọc sách hơn bởi họ đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông hiện đại. Họ phần lớn chỉ đọc kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và thụ động trong việc đọc sách. Sự phát triển của công nghệ thông tin làm giới trẻ lười biếng ngồi trong thư viện để đọc một quyển sách. Nhưng chắc chắn, đối với giới trẻ không có một phương tiện nghe nhìn nào có thể thay thế việc đọc. Và hầu như, việc đọc sách trong giới trẻ nói chung, và với sinh viên nói riêng chủ yếu là theo phong trào. Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hoá đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Paris [ngày 25/10 – 16/11/1995], UNESCO đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới”, trong đó có nêu rất rõ mục tiêu và cá thành phần tham gia ngày tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ, đồng thời là dịp để khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ khám phá niềm yêu thích đọc sách, tôn vinh văn hoá đọc. Tại Việt Nam, quyết định 248/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 24-2-2014 quy định ngày 21/4 hàng năm là “Ngày sách Việt Nam” để phát triển văn hóa đọc. Đây là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công. Phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần đem lại cho dân tộc Việt Nam sức mạnh của trí tuệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Khi Bộ TT&TT tổ chức lấy ý kiến về việc tổ chức “Ngày sách Việt Nam” [21/4], nhiều nhà nghiên cứu đều đặt ra vấn đề văn hóa đọc trong giới trẻ đang ở mức báo động, khi nhiều bạn trẻ thờ ơ với sách vở và đang bị văn hóa nghe – nhìn cuốn theo, cần phải tổ chức Ngày sách Việt Nam để cứu văn hoá đọc. Một số người cũng lo lắng và đổ lỗi rằng thời đại bây giờ có nhiều thứ hấp dẫn 2 giới trẻ như trò chơi điện tử, Internet, facebook… nên giới trẻ lười đọc sách, truyện hơn các thế hệ trước. Và văn hoá đọc trong giới trẻ đang đứng trước nguy cơ mai một, bị lấn át bởi văn hoá nghe nhìn. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã phát biểu trong buổi lễ công bố ngày sách Việt Nam: “Cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng internet; thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. Và cho đến tận hôm nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể so sánh được” [Báo Thanh Niên, 4/2014] Trên thế giới không thể thiếu truyền thông như hiện nay, báo in là một trong các phương tiện hiệu quả góp phần không nhỏ vào việc phản ánh những vấn đề nóng, vấn đề bức xúc của xã hội. Báo in là một loại phương tiện thông tin đại chúng dễ dàng tiếp cận với bạn đọc, hiện đại và mang tính liên tục. Đối với văn hoá đọc của người Việt nói chung và giới trẻ nói riêng, báo in cũng đã góp phần quan trọng trong việc định hướng dư luận. Trong đó, đã có rất nhiều tờ báo ở nhiều tỉnh, thành phố đã không ngừng tìm tòi, khai thác việc phát triển văn hóa đọc cho giới trẻ. Tuy nhiên, không phải tờ báo nào cũng thành công. Bởi văn hóa đọc của giới trẻ, nhất là các bạn sinh viên đang ngồi trên giảng đường không chỉ đòi hỏi những người làm báo in phải hiểu rõ, hiểu kỹ càng, chi tiết mà còn phải thể hiện được những yêu cầu cần thiết giúp bạn đọc nhận thấy ý thức đọc sách của chính mình. Hiện nay, trong làng báo in Việt Nam, có thể nói Tuổi Trẻ Tp.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong là những tờ báo đang có vị thế thương hiệu tốt, với số lượng phát hành lớn, có khả năng thu hút số lượng bạn đọc trẻ của báo, giúp cho việc thông tin về vấn đề văn hóa đọc dễ dàng tiếp cận với giới trẻ hơn. Nghiên cứu văn hoá đọc của giới trẻ trên báo in sẽ giúp các nhà nghiên cứu rút ra được những bài học kinh nghiệm, về tổ chức các tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc, cũng như từng bước cải thiện và nâng cao cách thức tiếp nhận của giới trẻ đối với những bài viết trên báo in. Từ đó xây dựng mô hình tổ chức các tác 3 phẩm báo chí viết về văn hóa đọc hiệu quả nhất, truyền thông , khôi phục nền văn hoá đọc đang ngày càng xuống cấp và mai một. Trước ý nghĩa sâu sắc của vấn đề này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu văn hoá đọc của giới trẻ ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in [Khảo sát trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Tiền Phong từ năm 2010-2013]” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn hoá đọc đã trở thành vấn đề của cả cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng. Đã có nhiều nhà văn, các nhà nghiên cứu bàn về các vấn đề và các giải pháp phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam. Chúng tôi xin kể ra một số những tài liệu mà Luận văn có sử dụng, trích dẫn tiêu biểu, như: - “Suy nghĩ về sách, văn hóa đọc và thư viện”, Tiểu luận, Nguyễn Hữu Giới, NXB Văn hóa Thông tin, 2013. Đây là cuốn sách bao gồm nhiều bài tiểu luận về sách, nghề in và xuất bản ở nước ta. Đặc biệt là về vấn đề văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông, ngày hội đọc sách ở Việt Nam, về thư viện hôm nay và ngày mai, thư viện Việt Nam trước ngưỡng cửa nền kinh tế tri thức, hội nhập và phát triển. - “Người Việt Nam chưa có văn hoá đọc” của GS Chu Hảo [Số ra ngày 23/4/2012, Báo Tiền Phong]. Tác giả bàn về việc thế nào là văn hóa đọc, và văn hóa đọc có vai trò như thề nào đối với xã hội. Trả lời thấu đáo vấn đề này là một công việc rất nặng nề, không thể nói hết trong khuôn khổ một bài phỏng vấn.Vấn nạn lớn nhất của nước ta hiện nay không phải là kinh tế; vấn đề mang tính lâu bền và gốc rễ hơn nhiều là văn hóa. Văn hóa mới là cốt lõi của mọi vấn đề. Nền văn hóa của một đất nước chắc chắn phải dựa trên nền tảng giáo dục. Cần phải nghĩ đến việc tập cho học sinh có được một thói quen đọc sách, hướng dẫn cho các em lựa chọn sách, cách đọc sách. Ba yếu tố đó - thói quen đọc, khả năng lựa chọn, và cách đọc - hợp thành cốt lõi của cái mà chúng ta gọi là văn hóa đọc. 4 - “Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam” – Nguyễn Hữu Viêm; [Thư viện Việt Nam, số 2/2006]. Đây là bài viết khá chi tiết về khái niệm văn hóa đọc, kỹ năng đọc sách của giới trẻ, đề cập đến những mặt tích cực, hạn chế của việc phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. Từ những nhận định khái quát đó, tác giả đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm phát triển nền văn hóa đọc ở Việt Nam, xây dựng một xã hội ham đọc dể đáp ứng với xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức. - “Đọc và văn hoá đọc trước ngưỡng cửa thông tin” - TS Phạm Văn Tình [Tạp chí Thư viện, số 3/2006]. Đây là bài viết bàn về những cơ hội và nguy cơ của việc đọc sách hiện nay. Cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ, được quyền lựa chọn. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. -“Bàn về cái đọc của Thanh niên” – Th.s Bùi Văn Tiếng [Báo Tri thức thời đại, số ra ngày 16/1/2013,]. Bài viết cho rằng thanh niên ngày nay có nhiều sách học mà ít sách đọc. Nhan nhản những giáo trình, sách công cụ... Độc giả thanh niên rất cần đọc, đọc kỹ các loại sách học này. Không thế họ sẽ không đủ hành trang tri thức để đi đến cùng với thiên niên kỷ mới. Trong bài viết, tác giả cũng đã so sánh việc đọc sách của thanh niên Việt Nam so với thanh niên nước ngoài để thấy được việc ưu tiên xây dựng xã hội đọc là vấn đề quan trọng với cả xã hội. -“Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông” – Nguyễn Hữu Giới [Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 7/2006]. Trong bài viết, tác giả đề cập đến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và kỹ thuật - nhất là kỹ thuật in ấn - đã cho phép người đọc rộng rãi có được những cuốn sách hay, sách đẹp, có chất lượng tốt. Nhưng ngày nay, người ta cũng đang nói tới một cuộc cách mạng về sách dưới dạng sách báo điện tử. Song chính điều đó cũng hàm chứa và tiềm ẩn một nguy cơ làm thay đổi hẳn diện mạo của cuốn 5 sách truyền thống. Bản thân các phương tiện nghe nhìn hiện đại ấy không giành cái việc đọc của con người, nhưng nó lại làm cho con người ta lười cái việc đọc. Những nghiên cứu trên đây đã đề cập nhiều đến văn hóa đọc của thế hệ thanh, thiếu niên với thực trạng "lười đọc", "đọc ít" và "đọc theo phong trào" hiện nay. Vấn đề văn hóa đọc của giới trẻ qua các tác phẩm báo in lần đầu tiên được nghiên cứu trên các báo Tuổi Trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong. Đây là luận văn lần đầu khảo sát các tác phẩm báo in viết về văn hóa đọc của các bạn trẻ. Việc nghiên cứu thực trạng với những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đang đặt ra đối với các tác phẩm báo in trong việc xây dựng văn hóa đọc, xã hội đọc, để qua đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp cần thiết nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả của việc nâng cao văn hóa đọc của sinh viên. 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Phân tích các bài viết về văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM, Thanh Niên, Tiền Phong để tìm ra những bài học kinh nghiệm viết các tác phẩm báo chí về văn hóa đọc của các nhà báo. - Đề xuất giải pháp phát triển văn hóa đọc của sinh viên trên báo in. Phác thảo mô hình tác phẩm báo chí về văn hóa đọc của sinh viên trên báo in. 3.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu tác động, vai trò của báo in với văn hoá đọc của sinh viên. Nhất là vấn đề văn hoá đọc đang dần bị mờ nhạt và lấn át bởi văn hóa nghe nhìn. - Thông qua việc nghiên cứu các bài báo viết về văn hoá đọc để giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm, có ý thức trong việc đọc sách dưới góc độ văn hoá khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. - Khảo sát đối tượng sinh viên để đánh giá về nội dung cũng như hình thức của các bài viết về văn hóa đọc trên báo in - Khảo sát đánh giá các bài viết, các tin của báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, và một số bài viết của các báo khác để so sánh, đối chiếu. 6 - Qua đó tìm hiểu được hướng tích cực và tiêu cực mà báo in đã làm được khi thông tin qua các tin bài khảo sát. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là những bài báo viết về việc đọc sách của giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên đại học. - Chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề này trên 3 tờ báo là Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong để có cái nhìn chính xác, cụ thể về vấn đề. - Thời gian nghiên cứu được giới hạn cụ thể từ năm 2010 đến năm 2013 trên các báo nêu trên. 5.Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận * Các vấn đề lý luận được luận giải trên cơ sở các lý thuyết khoa học có liên quan: Các lý thuyết về truyền thông đại chúng bao gồm: + Ngôn ngữ báo in + Ngôn ngữ các loại hình báo chí khác + Khái niệm văn hóa + Khái niệm văn hóa đọc 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong Luận văn này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các tác phẩm báo chí viết về văn hóa đọc của sinh viên trên báo Tuổi Trẻ TP HCM, Thanh Niên, Tiền Phong từ năm 2010-2013: Tiến hành tìm hiểu các hoạt động truyền thông được thực hiện qua các sự kiện. - Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng: Nhà nghiên cứu và phê bình nghệ thuật, nhà xuất bản, phóng viên trực tiếp viết các bài báo về văn hóa đọc của sinh viên, đại diện thư viện một số trường đại học. Thống kê, điều tra sơ bộ các đối tượng giới trẻ, sinh viên, các trường đại học. Đặc biệt là sinh viên báo chí. 7 - Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: thu thập, và phân tích các nguồn tư liệu phục vụ đề tài, bao gồm tài liệu thống kê, các văn bản, báo cáo liên quan đến vấn đề này. - Nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet và sử dụng những kết quả tổng kết có sẵn của Thư viện Quốc Gia, các báo Tuổi Trẻ TP HCM, Thanh Niên, Tiền Phong. - Phương pháp phân tích nội dung: phân tích nội dung dựa trên 386 bài báo đăng tải trên ba tờ báo: Tuổi Trẻ TP HCM, Thanh Niên, Tiền Phong và một số bài báo trên các báo khác viết về văn hóa đọc. - Kết hợp với điều tra bằng bảng hỏi : sử dụng kết quả thu được từ 329 phiếu hỏi của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ ý nghĩa của việc áp dụng phương pháp tuyên truyền, định hướng văn hoá đọc cho sinh viên thông qua các bài trên báo in dưới góc nhìn văn hóa. Qua đó, giúp người đọc trẻ hiểu rõ hơn giá trị, vai trò của việc đọc sách có văn hóa. Từ đó đưa ra kinh nghiệm, giải pháp và xây dựng mô hình về văn hóa đọc của sinh viên trên báo Tuổi Trẻ, Thanh niên, Tiền Phong nói riêng, và báo in nói chung. - Qua đó, đề tài nghiên cứu này cũng thể hiện rõ về vấn đề tồn tại của văn hoá đọc của người Việt, đặc biệt là sinh viên. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài có ý nghĩa thực tiễn với những nhà báo phản ánh những vấn đề nóng của xã hội, nhất là giá trị truyền thống của văn hóa đọc được thực hiện từ góc nhìn của báo chí, từ ngôn ngữ của loại hình báo in nhằm phát huy, nâng cao kỹ năng đọc sách công cụ của sinh viên trong thời kỳ hội nhập văn hóa toàn cầu. 8 - Từ những nghiên cứu của Luận văn, chúng tôi đưa ra những ưu điểm, hạn chế và những kiến nghị giúp các cơ quan báo chí có thêm cơ sở và định hướng trong tổ chức nội dung thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin về văn hóa đọc. - Thông qua đó, tác động đến văn hoá đọc đối với công chúng từ báo chí. Như Lê Nin đã từng khẳng định: “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Đọc sách thể hiện cái nhìn biện chúng từ phía hiện thực và đời sống trong tác phẩm. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho các nhà báo cách nhìn nhận về tác phẩm sách công cụ và tác phẩm văn chương chân chính - một tác phẩm truyền thông đặc biệt. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG: Gồm 3 chƣơng Chƣơng 1. Quan hệ truyền thông giữa loại hình báo in và vấn đề văn hóa đọc Chƣơng 2. Phân tích thực trạng văn hoá đọc của sinh viên trên báo in [Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, từ năm 2010 - 2013] Chƣơng 3. Nâng cao chất lƣợng tác phẩm báo chí viết về văn hoá đọc của sinh viên trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong 9 NỘI DUNG Chƣơng 1 QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA VẤN ĐỀ VĂN HÓA ĐỌC VÀ LOẠI HÌNH BÁO IN 1.1. Lý luận chung về loại hình báo in 1.1.1.Ngôn ngữ báo in Cũng như mọi nền báo chí trên thế giới, báo in Việt Nam với tư cách là một loại hình báo chí, đảm nhận đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ của nền báo chí Việt Nam. Tất cả các loại hình báo chí đều sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nội dung thông tin để truyền tải đến công chúng. Nó phải đảm bảo những tính chất như tính chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, tính đại chúng Nói đến báo in nghĩa là nói đến chữ viết và có kèm theo hình ảnh. Tính đặc trưng cơ bản nhất là là sự thống nhất giữa văn bản và hình ảnh. Trong đó chữ viết là yếu tố quan trọng nhất, khi hình ảnh bổ sung cho chữ viết được sử dụng với mức độ vừa phải. Mặc dù mỗi yếu tố là độc lập riêng, song không thể tách rời các yếu tố này trong các bài viết. Hình ảnh giải quyết những vấn đề trực quan, chữ viết giải quyết các vấn đề trừu tượng. Vì vậy nếu thiếu một trong hai đặc tính đó sẽ làm cho báo in thiếu đi sự hấp dẫn. Chữ viết mà công chúng nhìn thấy, đọc thấy là ngôn ngữ có tính khái quát cao. Vì ngôn ngữ báo in phải đảm bảo tính chính xác. Đây là tính chất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, có thể gây ra hậu quả xã hội nghiêm trọng. Ngôn ngữ báo in cũng mang trong mình tính thông tin cao, là ngôn ngữ văn bản đặc trưng trên giấy mà không loại hình nào có. Chỉ cần đọc một bài báo, độc giả có thể nắm bắt được tường tận, chi tiết chuyện gì đã xảy ra, xảy ra như thế nào mà không cần phải chứng kiến sự kiện đó. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Tiế ng Viêṭ 1. Lại Nguyên Ân , [1990], 150 thuật ngữ văn học , NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2. Đức Dũng, [2003], Viế t báo như thế nào , NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nô ̣i. 3. Đức Dũng , [2000], Sáng tạo tác phẩm báo chí , NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 4. Ngọc Đản, [1995], Báo chí với sự nghiệp đổi mới , NXB Lao đô ̣ng , Hà Nô ̣i. 5. Hà Minh Đức [chủ biên], [1990], Lý luận văn học, NXB Giáo dục. 6. Hà Minh Đức, [1996], Lý luận văn chương, NXB Giáo du ̣c, Hà Nội. 7. Hà Minh Đức, [1997], Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 8. Phạm Minh Hạc ,[1996], Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắ c văn hóa dân tộc kế t hợp với tinh hoa nhân loại , NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i , Hà Nội. 9. Lê Bá Hán [1992], Trầ n Đình Sử , Nguyễn Khắ c Phi [chủ biên], Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo du ̣c, Hà Nội, 10. Đinh Hường, [2004], Tổ chức và hoạt động tòa soạn, NXB DHQGHN. 11. Vũ Quang Hào, [2004], Ngôn ngữ báo chí, NXB ĐHQGHN, Hà Nội, 12. Trầ n Ma ̣nh Hảo , [1999], Văn học , phê bình , nhận diê ̣n, NXB Văn ho ̣c , Hà Nội. 13. Trầ n Ma ̣nh Hảo , Văn học, phê bình, tranh luận, NXB Lao đô ̣ng, Hà Nội, 2004. 14. Vũ Đình Hòe [chủ biên], [2000], Truyề n thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý, NXB Chiń h tri ̣quố c gia, Hà Nội 15. Nguyễn Phương Hồ ng , [1997], Thanh niên , học sinh , sinh viên với sự nghiê ̣p Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa đất nước, NXB Chính tri ̣quố c gia, Hà Nội. 11 16.Nguyễn Văn Huyên [chủ biên], [2001], Đỗ Huy, Nguyễn Ngo ̣c Thu , Đào Duy Thanh, Nguyễn Quố c Tuấ n , Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển con người Viê ̣t Nam trong thế kỷ mới, NXB Văn hóa, Hà Nội. 17. Phan Khanh, [1995], Cuộc số ng hiê ̣n đại và văn hóa cội nguồ n , NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội. 18. Vũ Ngọc Khánh, [2004], Văn hoá Việt Nam những điều học hỏi, NXB Văn hoá 19.Vũ Khiêu, [1993], Mấ y vấ n đề về văn hóa và phát triển ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay, NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i, Hà Nội, 20.Vũ Quang Lê , [1997], Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiê ̣n nay , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh [1981], Văn hóa nghê ̣ thuật cũng là một mặt trận , NXB Văn ho ̣c, Hà Nội. 22. Phan Ngo ̣c, Bản sắc văn hóa Việt Nam, , 2002. NXB Văn ho ̣c, Hà Nội 23.Đin ̀ h Phong, [2000].Bố n mươi năm làm báo, NXB Văn nghê ̣, TP HCM 24. Trần Quang, [2001], Các thể loại chính luận báo chí, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 25. Dương Xuân Sơn, [2004], Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 26. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang,[ 2004]Cơ sở lý luận truyền thông, NXB ĐHQG HN, 27. Nguyễn Thị Minh Thái, [2005], Phê bình Tác phẩm Văn học Nghệ thuật trên báo chí, NXB ĐHQG, Hà Nội 28. Nguyễn Thi ̣Minh Thái, [2006], Sân khấ u và tôi, NXB Sân khấ u, Hà Nội, 29. Nguyễn Thi ̣Minh Thái [1999], Đối thoại mới với văn chương , NXB Hô ̣i nhà văn, Hà Nội. 30. Nguyễn Thi ̣Minh Thái, [2005], Con mắ t xanh, NXB Thanh niên, Hà Nội 31. Tạ Ngọc Tấn , [2001], Truyề n thông đại chúng , NXB Chiń h tri ̣quố c gia , Hà Nội, 32.Tạ Ngọc Tấn , Nguyễn Tiế n Hài , [1995], Tác phẩm báo chí , NXB Giáo dục, Hà Nội, 33. Hữu Thọ, [2000], Bình luận báo chí thời kỳ đổi mới, NXB Giáo dục. 34. Hữu Tho ̣, [1988], Công viê ̣c của người viế t báo, NXB Giáo du ̣c, Hà Nội, 12 35. Trần Ngọc Thêm [1999], Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội 36. Trầ n Ngo ̣c Thêm, [2004,] Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam , NXB Tổ ng hơ ̣p, TP HCM, 37. Hoàng Trinh [1966], Vấ n đề văn hóa và phát triển , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 38. Chu Xuân Viê ̣t , [2002], Một số vấ n đề về giáo dục đạo đức , lố i số ng trong thanh niên hiê ̣n nay, NXB Văn hóa thông tin. 39.Trần Quốc Vượng [chủ biên], [1999], Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 40. Nguyễn Uyể n , [1998], Xử lý thông tin , công viê ̣c của các nhà báo , NXB Văn hóa thông tin. 2. Sách Tiếng nƣớc ngoài dịch ra Tiếng việt 41. Mortimer J. Adler & Charles Van Doren, [2008], Làm sao đọc một quyển sách, NXB Lao động – xã hội. 3. Báo, tạp chí 42. Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 43. Báo Thanh Niên 44. Báo Tiền Phong 45. Tạp chí Người đọc sách 4.Các tài liệu tham khảo khác 4.1.Các bài báo 41.Quố c Cường, Tìm “thuốc” cho văn hóa đọc , Báo Thể thao & Văn hóa, 10/2012. 42.Đặng Chung, Văn hóa đọc của giới trẻ có đáng lo, Báo Lao động, 5/2013 43.Nguyễn Ma ̣nh Hùng , Văn hóa đọc của người Viê ̣t ?, Báo Văn nghê ̣ trẻ , 9/2012 44.Nguyễn Thi ̣Minh Thái , Bi ki ̣ch “đọc không vỡ chữ văn chương” , Đại biể u Nhân dân [số 182, 183/2013]. 45.Lê Ma ̣nh Tuấ n, Khoảng trống văn hóa đọc, Báo Nhân dân, tháng 2/2012 13 46.Nguyễn Hữu Viêm, Đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam, Tạp chí Thư viện, số 1, 2009] 47.Dự thảo 3.5, Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộn g đồ ng giai đoạn 2011- 2020, tầ m nhìn 2030” của Thủ Tướng Chính Phủ, năm 2010. 4.2.Trang web: 48.//www.tienphong.vn 49.//www.tuoitre.vn 50.//www.thanhnien.com.vn 51.//www.vietnamjournalism 52.//www.tonvinhvanhoadoc.vn 53. //www.thuvienquocgia.vn 14

Video liên quan

Chủ Đề