Công ty bảo hiểm kinh doanh như thế nào

BẢO HIỂM LIÊN KẾT ĐẦU TƯ

VITA - Đầu Tư Như Ý

Kết hợp bảo vệ và đầu tư vào các công ty Quỹ hàng đầu VinaCapital & VFM

TÌM HIỂU THÊM

BẢO HIỂM BỆNH HIỂM NGHÈO

VITA - Sống Lạc Quan

Bảo vệ toàn diện trước 111 bệnh hiểm nghèo. Đầu tư hiệu qua cho tương lai vững vàng.

TÌM HIỂU THÊM

BẢO HIỂM LIÊN KẾT CHUNG

VITA - Sống Tự Tin

Mang đến cho bạn sự tự tin tối đa trước bất cứ thay đổi nào trong cuộc sống.

TÌM HIỂU THÊM

Tuy bảo hiểm nhân thọ vẫn đảm bảo khả năng sinh lời trong tương lai như các kênh gửi tiết kiệm nhưng mục đích chính của bảo hiểm nhân thọ là bảo vệ trước những rủi ro bất ngờ nên khả năng sinh lời không thể cao như khi gửi tiền ngân hàng.

Chính vì vậy, bạn không nên so sánh giữa bảo hiểm và gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm dưới góc độ sinh lời hay. Thay vào đó, bạn hãy xác định rõ nhu cầu của mình để lựa chọn giữa bảo hiểm bảo vệ rủi ro và tiết kiệm sinh lời một cách đúng đắn nhất qua các quyền lợi bảo hiểm.

2. Là kênh tài chính dài hạn để chuẩn bị trước cho tương lai

Tương lai là một chặng đường dài và chưa biết những gì tốt hay xấu sẽ đến. Vậy nên, điều cần làm là lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng ngay tại thời điểm này. Một trong những cách dự phòng tài chính dài hạn cho tương lai chính là bảo hiểm nhân thọ. Vì những năm về sau cuộc đời, rủi ro sẽ càng lớn nên lực chọn tham gia những sản phẩm được bảo vệ trọn đời sẽ giúp người được bảo hiểm luôn an tâm vì đã có bảo hiểm hỗ trợ.

3. Chỉ bảo vệ trước rủi ro không lường trước chứ không phải là rủi ro có sẵn

Nói đến bảo hiểm nhân thọ không thể không nhắc đến rủi ro - những điều không tốt bất ngờ xảy ra gây tổn thất, mất mát và nguy hiểm cho con người. Bảo hiểm gắn liền với rủi ro nhưng không phải rủi ro nào cũng được đảm bảo quyền lợi bảo hiểm nhân thọ.

Chỉ những rủi ro xảy ra ngoài ý muốn gây thiệt hại đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của người được bảo hiểm trong thời gian hợp đồng có hiệu lực mới được bảo hiểm và được chi trả. Ngoài ra, bảo hiểm cũng sẽ không chi trả cho những rủi ro do cố ý hay có sẵn và có trước ngày hiệu lực hợp đồng trừ khi đã được thông báo và được công ty chấp thuận.

4. Không phải bảo vệ trước "tất tần tật" các loại rủi ro

Không riêng gì bảo hiểm nhân thọ, các sản phẩm bảo hiểm nào cũng có giới hạn bảo vệ và không bảo vệ trước “tất tần tật” các loại rủi ro. Đó là lý do tại sao trước khi đặt bút ký hợp đồng bảo hiểm, người tham gia cần nắm rõ mình sẽ được bảo vệ trước những rủi ro nào, trong mỗi một rủi ro đó được chi trả trong trường hợp nào, quyền lợi nhận được bao nhiêu và sẽ loại trừ trường hợp cụ thể nào.

Người tham gia bảo hiểm cần lưu ý bảo hiểm sẽ sẽ không thanh toán trong các trường hợp như tử vong do tự tử trong thời hạn 2 năm, do phạm tội hình sự, do bệnh HIV/AIDS hoặc bị tử hình; các trường hợp tự ý hay cố ý gây ra tổn thương, các bệnh có sẵn, các trường hợp vi phạm pháp luật....

Không quá khó để hiểu về bảo hiểm nhân thọ là gì nhưng muốn hiểu sâu hơn đừng bỏ qua những điều quan trọng cần biết xoay quanh bảo hiểm nhân thọ như bản chất của bảo hiểm, công ty bảo hiểm, các loại hình hay hiểu rõ những đặc điểm cơ bản nhằm tránh nhầm lẫn về sau.

Doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Mỗi một thương nhân khi tiến hành kinh doanh đều phải đảm bảo được nguồn vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, gọi là vốn điều lệ của thương nhân. Vậy đối với doanh nghiệp bảo hiểm thì vốn điều lệ được quy định như thế nào?

1 Doanh nghiệp bảo hiểm là gì?

Theo quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo quy định để có thể tiến hành các hoạt động liên quan đến kinh doanh bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm.

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động phát sinh lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó thì doanh nghiệp chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm để trả tiền bảo hiểm cho người được thụ hưởng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trên cơ sở đóng phí bảo hiểm.

Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động mà doanh nghiệp bảo hiểm nhận khoản phí của doanh nghiệp khác để bồi thường các trách nhiệm khi nhận bảo hiểm nhằm mục đích phát sinh lợi nhuận.

Tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm các hình thức sau:

  • Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm.
  • Hợp tác xã bảo hiểm.
  • Tổ chức tương hỗ về bảo hiểm.

Khi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm muốn hoạt động trên thực tế thì phải được Bộ Tài chính cấp phép thành lập và hoạt động bảo hiểm theo quy định.

Việc cấp phép hoạt động phải đảm bảo phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm, thị trường tài chính tại Việt Nam.

2. Vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Vốn điều lệ của một doanh nghiệp là vốn đầu tư vào hoạt động của doanh nghiệp, nguồn vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn là sự cam kết về mức trách nhiệm đối với các đối tác, khách hàng khi có đủ nguồn kinh phí để thực hiện hoạt động đó cũng như là cơ sở để phân chia lợi nhuận trong kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm cũng vậy, doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải đảm bảo nguồn vốn nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Vì kinh doanh bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên phải đảm bảo tối thiểu bằng mức vốn pháp định do pháp luật quy định.

Theo quy định pháp luật hiện hành thì mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm được ghi nhận như sau:

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định là 300 tỷ VNĐ.
  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm hàng không thì mức vốn pháp định là 350 tỷ VNĐ.
  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm vệ tinh và hàng không thì mức vốn pháp định là 400 tỷ VNĐ.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe [trừ bảo hiểm liên kết, hưu trí] thì mức vốn pháp định là 600 tỷ VNĐ.
  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết hoặc hưu trí thì mức vốn pháp định là 800 tỷ VNĐ.
  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết và hưu trí thì mức vốn pháp định là 1.000 tỷ VNĐ.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định là 300 tỷ VNĐ.

Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài:

  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định là 200 tỷ VNĐ.
  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không hoặc vệ tinh thì mức vốn pháp định là 250 tỷ VNĐ.
  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và vệ tinh thì mức vốn pháp định là 300 tỷ VNĐ.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh thì vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm không được thấp hơn mức vốn pháp định đối với mỗi ngành nghề nêu trên.

Nếu bạn còn những băn khoăn, thắc mắc nào về vấn đề này, liên hệ luật sư tư vấn mở công ty liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Theo luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, việc kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm với mục đích tạo ra lợi nhuận trong việc mua bán. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là bên chịu trách nhiệm cho rủi ro của người mua bảo hiểm. Điều này được thể hiện thông qua việc người đăng ký bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm và công ty bảo hiểm cần đền bù, trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc người được nhận bảo hiểm.

Từ khái niệm trên, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực chất là việc trao đổi qua lại về dòng tiền giữa doanh nghiệp bảo hiểm và những người đăng ký bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn về những trường hợp được phép mua cũng như các hoạt động của bảo hiểm, hãy lắng nghe những giải thích về việc mua bảo hiểm sau đây.

Định nghĩa chuẩn nhất của kinh doanh bảo hiểm

Đầu tiên, đối với người mua bảo hiểm. Họ là những cá nhân hoặc tổ chức có ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm và có đóng góp đầy đủ phí bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm là những sự kiện khách quan trong thỏa thuận hoặc do nhà nước quy định về bảo hiểm đối với người được bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đền bù phần tiền tương ứng đã được ký trong hợp đồng cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng và người được bảo hiểm có thể là cùng một cá nhân.

Tin tuyển dụng: Việc làm bảo hiểm

Có thể thấy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động tương đối đặc thù do phải đảm nhận rủi ro của khách hàng. Doanh nghiệp bảo hiểm không được báo trước về thời hạn cũng như mức độ của sự kiện bảo hiểm. Chính vì lẽ đó, kinh doanh bảo hiểm sẽ có một số đặc điểm sau đây:

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm luôn hướng đến lợi nhuận. Điều này có thể giải thích là doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thu lợi nhuận từ phần chênh lệch giữa phí bảo hiểm thu được và số tiền cần phải bồi thường đối với các trường hợp cần bảo hiểm. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm cũng tận dụng tối đa nguồn tiền nhàn rỗi để tiến hành đầu tư sinh lời cho bản thân. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lấy tiền trong quỹ hoặc rút tiền đầu tư về để đền bù.

Những đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm

- Chu trình kinh doanh bảo hiểm là chu trình đảo ngược: Điều này có nghĩa là công ty bảo hiểm sẽ nhận doanh thu trước và chi trả các loại phí kinh doanh sau. Đây chính là nguyên nhân tạo nên tính nhàn rỗi của nguồn tiền tại các công ty bảo hiểm. Và việc đầu tư cũng trở nên không thể tách rời với các hoạt động bảo hiểm. Để làm được điều đó, đòi hỏi việc quản lý dòng tiền một cách chặt chẽ, tránh việc không có khả năng thanh khoản cho người được bảo hiểm khi cần thiết.

- Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn: Đây là một trong những đặc thù của ngành bảo hiểm. Trong trường hợp không xảy ra các sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được quyền giữ toàn bộ số tiền phí bảo hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp sự kiện bảo hiểm có xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải bồi thường một khoản cho bên nhận bảo hiểm.

Những đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm

- Tính rủi ro cao: Bên cạnh những vấn đề về tính rủi ro đến từ bên nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần đối mặt với các trường hợp trục lợi bảo hiểm. Đây là trường hợp xảy ra khi bên được bảo hiểm cố tình tạo ra các sự kiện bảo hiểm một cách chủ quan để có thể nhận được khoản tiền bồi thường lớn hơn nhiều lần so với số tiền phí bảo hiểm. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đưa ra những phương án để đối phó với những trường hợp trên như tái bảo hiểm hay đề phòng, ngăn ngừa tổn thất trong hợp đồng.

Xem thêm: Tái bảo hiểm là gì? Tổng hợp những hình thức tái bảo hiểm

3. Cách thức hoạt động kinh doanh của bảo hiểm

Do có những đặc thù kinh doanh cao, cách thức hoạt động kinh doanh của bảo hiểm cũng bao gồm những khác biệt đối với các ngành khác. Để tham gia vào hoạt động bảo hiểm, một doanh nghiệp cần có cho mình một số vốn ban đầu tương đối lớn để bắt đầu ký kết hợp đồng bảo hiểm với người đăng ký.

Sau khi nhận tiền đăng ký, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lập nên một quỹ bảo hiểm để có thể sẵn sàng sử dụng trong quá trình kinh doanh. Trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra, tiền trong quỹ sẽ được huy động để chi trả chi phí bồi thường. Phương pháp này có tính chất lấy ít bù nhiều, lấy phí của nhiều người để bù đắp thiệt hại cho một người.

Cách thức hoạt động kinh doanh của bảo hiểm

Trong quá trình kinh doanh, công ty bảo hiểm cũng tranh thủ sử dụng các biện pháp kinh doanh hợp lý để sử dụng hiệu quả nguồn tiền nhàn rỗi trong quỹ để tạo thêm thu nhập. Đây là việc không thể thiếu đối với bất kỳ công ty bảo hiểm nào.

Trong quá trình nhận bảo hiểm, công ty bảo hiểm cũng cần lưu ý đến những hợp đồng có giá trị bồi thường cao. Từ đó đưa ra những biện pháp phòng tránh rủi ro. Những biện pháp đó bao gồm, tái bảo hiểm với công ty khác, thêm điều khoản trong hợp đồng hay thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn rủi ro.

Có thể nói, việc hoạt động của kinh doanh bảo hiểm cũng là một hình thức kinh doanh tài chính. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp những đảm bảo về mặt tài chính trong trường hợp sự kiện bảo hiểm.

Xem thêm: Tìm hiểu về luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất hiện hành

4. Phân loại một số loại bảo hiểm

Đối với các loại bảo hiểm hiện nay, có thể được chia thành hai loại lớn đó là bảo hiểm thương mại và bảo hiểm do nhà nước quy định.

4.1. Bảo hiểm thương mại

Đây là loại hình bảo hiểm do các công ty bảo hiểm được nhà nước cấp phép hoạt động để kinh doanh mang lại lợi nhuận. Một số loại bảo hiểm thương mại hay gặp nhất bao gồm:

- Bảo hiểm nhân thọ: Đây là loại bảo hiểm mà sự kiện bảo hiểm phụ thuộc vào tình trạng sống hay chết của người được bảo hiểm.

Bảo hiểm thương mại

- Bảo hiểm sức khỏe: Là loại bảo hiểm sẽ cung cấp tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm xảy ra tình trạng ốm đau, bệnh tật hay các trường hợp tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Bảo hiểm phi nhân thọ: Đây là loại bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm không phải con người. Một số đối tượng được bảo hiểm của bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm tài sản, trách nhiệm dân sự, hàng hóa,...

4.2. Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện

Những bảo hiểm này được nhà nước quy định và thực hiện mà không cần thông qua các cơ sở tư nhân nào. Những loại bảo hiểm trên không nhằm mục đích lợi nhuận mà là để phát triển xã hội.

- Bảo hiểm tiền gửi: Đây là loại bảo hiểm cho phép người gửi tiền được hoàn trả lại tiền gửi khi đơn vị được gửi tiền không còn khả năng chi trả. Mức bảo hiểm tối đa nhận được là 75.000.000 VND.

 Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện

- Bảo hiểm y tế: Đây là hình thức bảo hiểm được bắt buộc đối với những người thuộc diện cần theo quy định của pháp luật.

- Bảo hiểm xã hội: Đây là sự đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu nhập khi họ xảy ra những tình trạng ảnh hưởng đến khả năng lao động trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về việc kinh doanh bảo hiểm. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã trả lời được cho mình câu hỏi kinh doanh bảo hiểm là gì và có đặc điểm như thế nào. Hãy tham khảo để lựa chọn cho mình loại bảo hiểm phù hợp nếu cần thiết nhé!

Để tìm hiểu thêm về những loại bảo hiểm cụ thể như bảo hiểm xe máy là gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Bảo hiểm xe máy là gì

Video liên quan

Chủ Đề