Trứng được thụ tinh ở đâu thực vật

Các bộ phận của hoa

Thụ tinh kép

Thụ tinh kép trong Arabidopsis

Thụ tinh kép là một cơ chế thụ tinh phức hợp của thực vật có hoa. Quá trình này bao hàm sự tham gia của một thể giao tử cái [thể đại giao tử, còn được gọi là bao noãn] với hai giao tử đực [tinh trùng]. Nó bắt đầu khi một hạt phấn dính vào đầu nhụy của lá noãn, cấu trúc sinh sản cái của một bông hoa. Hạt phấn sau đó hút ẩm và bắt đầu nảy mầm, hình thành một ống phấn kéo dài xuống về phía bầu nhụy thông qua vòi nhụy. Đầu của ống phấn sau đó đi vào trong bầu nhụy và đâm xuyên qua lỗ noãn mở ra trong bầu nhụy. Ống phấn bắt đầu giải phóng hai tinh trùng trong thể đại giao tử.

Số noãn là 8 và sắp xếp theo dạng 3+2+3 [từ trên xuống dưới] ví dụ 2 tế bào kèm và 1 tế bào trứng, 2 tế bào trung tâm cực, 3 tế bào đối cực. Một tinh trùng thụ tinh tế bào trứng và các tinh trùng khác kết hợp với hai nhân cực của tế bào trung tâm của thể đại bào tử. Tinh trùng đơn bội và trứng đơn bội kết hợp lại để tạo nên một hợp tử lưỡng bội, một quá trình gọi là hợp giao, trong khi đó các tinh trùng khác và hai nhân cực đơn bội của tế bào trung tâm lớn của thể đại bào tử hình thành một nhân tam bội. Một số thực vật có thể hình thành nhân đa bội. Tế bào lớn của thể giao tử sau đó sẽ phát triển thành nội nhũ, một loại mô giàu dinh dưỡng cung cấp sự nuôi dưỡng cho phôi đang phát triển. Bầu nhụy, bao bọc xung quanh noãn, phát triển thành quả, thứ bảo vệ hạt và có thể có chức năng phân tán hạt.[1]

Đọc thêm

  • Thụ tinh
  • Giao tử
  • Đại bào tử
  • Noãn
  • Phấn hoa

Tham khảo

  1. ^ Berger, F. [tháng 1 năm 2008]. “Double-fertilization, from myths to reality”. Sexual Plant Reproduction. 21 [1]: 3–5. doi:10.1007/s00497-007-0066-4.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thụ_tinh_kép&oldid=65521151”

Hình 1: Tinh trùng bắt đầu thụ tinh cho trứng [ở động vật].

Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái[1][2][3][4]. Ở động vật, giao tử đực là tinh trùng, còn giao tử cái là trứng; ở thực vật: giao tử đực thường là tinh tử, còn giao tử cái là noãn. Kết quả của thụ tinh là sự dung hợp giữa giao tử đực với giao tử cái, từ đó tạo ra hợp tử, phát triển thành phôi rồi có thể phát sinh ra cơ thể mới [thế hệ con]. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là "fertilisation", tiếng Pháp là "fécondation", tiếng Tây Ban Nha là "fecundación" đều có nội hàm như nhau.

Lược sử

  • Có thể nói khái niệm "thụ tinh" đã được Aristoteles [Aristôt] nhắc đến cách đây khoảng 2500 năm trong tác phẩm Antiquity. Ông cho rằng đứa bé được hình thành qua sự hợp nhất của chất lỏng của nam với của nữ, theo một phương thức mà ông gọi là biểu sinh [epigenetic].
  • Tuy nhiên, cơ chế thụ tinh thì mãi vài ngàn năm sau mới được xác định. Chẳng hạn, vào năm 1784, Spallanzani đã phối hợp noãn của con ếch cái với tinh trùng của con ếch đực để tạo thành hợp tử. Năm 1827, von Baer lần đầu tiên quan sát thấy một quả trứng động vật có vú. Oscar Hertwig [1876] ở Đức, đã mô tả sự hợp nhất của hạt nhân của tinh trùng và của ova từ nhím biển.

Hình thức thụ tinh

Có nhiều hình thức thụ tinh như thụ tinh trong, thụ tinh ngoài, thụ tinh nhân tạo,...

  • Quá trình thụ thai của loài cá: Đại đa số cá thụ tinh ngoài: con cái bơi trước đẻ trứng, con đực bơi sau bơm tinh trùng của mình vào trứng. Loài lưỡng cư cũng thụ tinh ngoài nhưng con đực bám trên lưng con cái khi con cái đẻ trứng thì phun tinh trùng ngay. Loài bò sát có gai giao cấu, và quá trình thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể con cái. Chim, Thú, Con người cũng thụ tinh trong, quá trình của các loài diễn ra theo thời gian khác nhau.
  • Quá trình thụ thai của loài ong: rất đặc biệt Ong chúa [ong cái] bay trước một đàn ong đực bay đằng sau vừa bay vừa giao phối hết con đực này đến con đực khác cho đến khi ong cái thấy đủ lượng trứng thì nó bay về và đẻ trứng vào các tổ đã được các ong thợ làm từ trước, một kiểu thụ thai cực kỳ đặc biệt.
  • Quá trình thụ thai của loài bọ ngựa: loài bọ ngựa sau khi con đực thụ tinh cho con cái, nếu không chạy nhanh sẽ bị con cái ăn thịt, hầu hết con đực bị chết sau khi thỏa mãn tình dục.

Hình ảnh

  • Hình 2: Ở người, thụ tinh diễn ra trong cơ quan sinh dục nữ.

  • Hình 3: Tinh trùng đang bơi đến gặp noãn để thụ tinh.

  • Hình 4: Các giai đoạn sớm nhất của quá trình thụ tinh.

  • Hình 5: Diễn biến thụ tinh.

  • Hình 6: Sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng.

Nguồn trích dẫn

  1. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010
  2. ^ “fertilization”.
  3. ^ Bản mẫu:Chweb
  4. ^ SGK "Sinh học 9" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2016

Liên kết ngoài

Phương tiện liên quan tới Fertilization#Mammalian fertilization tại Wikimedia Commons

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thụ_tinh&oldid=64065487”

Video liên quan

Chủ Đề