Cong ty lớn là có bao nhiêu nhân viên năm 2024

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tối đa bao nhiêu lao động? Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn có cần bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên công ty hay không?

Tôi dự định cùng vài người bạn gọi vốn thành lập công ty nhưng chưa nắm rõ một số vấn đề. Cho tôi xin hỏi công ty TNHH có giới hạn số lao động không? Và nếu công ty trên 100 lao động thì còn giữ công ty TNHH không hay phải chuyển đổi hình thức sang các loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn hơn? Và hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn có cần bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên công ty hay không? Xin cảm ơn!

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tối đa bao nhiêu lao động?

Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.

Căn cứ Khoản 1 Điều 74 Luật này quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Theo đó, công ty TNHH không giới hạn số lao động làm việc tại công ty. Căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng, tình hình sản xuất, kinh doanh, công ty xác định số lao động làm việc phù hợp cho mình. Công ty TNHH chỉ giới hạn về số lượng thành viên (người tham gia góp vốn thành lập công ty) tuỳ theo loại công ty TNHH mà giới hạn số lượng lao động. Và nếu công ty trên 100 lao động thì cũng không ảnh hưởng đến loại hình của công ty.

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn có cần bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên công ty hay không?

Căn cứ Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

  1. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  1. Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Theo đó, hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn cần bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên công ty.

Điều này vô hình chung sẽ khiến doanh nghiệp đối mặt với rủi ro giao việc không đúng người, không kiểm soát được khối lượng công việc của nhân viên, không theo dõi, đánh gia hiệu quả làm việc của họ. Để rồi từ đó, đưa ra những chiến lược kinh doanh, nhân sự, chính sách đãi ngộ thiếu tính thực tiễn và dễ dàng đánh mất niềm tin ở đội ngũ của mình.

Khó khăn trong việc xây dựng và quản lý quy trình

Một số doanh nghiệp lớn hiện nay vẫn giữ những thói quen thiết lập quy trình trên giấy tờ. Hành động này mang lại nhiều bất cập và tạo ra khá nhiều rào cản khi thực thi. Ở một khía cạnh khác, rất khó để nhà quản trị biết được một công việc hiện đang bị trì hoãn ở bước xử lý nào, đâu là nguyên nhân thường xuyên gây ra các vấn đề. Do đó, việc xây dựng quy trình, trao quyền cho các cấp quản lý, tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên để điều phối công việc một cách hiệu quả là điều cấp thiết lúc này.

Khó khăn trong việc hoạch định nguồn nhân lực

Dù là doanh nghiệp lớn nhưng có rất ít đơn vị chủ động lập kế hoạch nhân lực trong dài hạn, nếu có lập cũng không dựa vào sự thay đổi về khoa học, công nghệ, nhu cầu sản phẩm và dịch vụ, quy mô vốn,…để dự báo nhu cầu. Việc xác định thừa hay thiếu lao động cũng thường sẽ do từng phòng ban xác định dựa vào khối lượng công việc hiện tại chứ không có sự tham gia của phòng nhân sự.

Hệ quả là ban lãnh đạo thiếu đi cơ sở để đưa ra chiến lược tuyển dụng, quản trị cũng như hoạch định ngân sách cho việc trả lương thưởng…ảnh hưởng đến việc quản trị. Chưa kể, một khi không nắm rõ được nguồn nhân lực của công ty thì các chiến lược khác sẽ khó có thể thực thi và đạt kết quả như mong muốn.

Khó khăn khi tuyển dụng và đào tạo đội ngũ kế thừa

Một khi không hoạch định được nguồn nhân lực thì việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ kế thừa sẽ rơi vào bế tắc.

Trên thực tế, ở nhiều doanh nghiệp lớn do trình độ nhận thức và quản lý còn chưa cao nên sau khi thực hiện quá trình tuyển dụng nhân sự, các doanh nghiệp này thường kết thúc quá trình tuyển dụng mà không cần biết hiệu quả của đợt tuyển dụng này là như thế nào, có đạt được mục tiêu của quá trình tuyển dụng không…. Chính vì vậy, công việc đánh giá hiệu quả công tác tuyển chọn cũng chỉ được khoảng 35% các doanh nghiệp tiến hành.

Khó thoả mãn nhu cầu nhân viên về chính sách đãi ngộ

Doanh nghiệp lớn tuy có thương hiệu tuyển dụng tốt nhưng không tránh khỏi bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp cùng tầm cỡ. Do đó, để thu hút cũng như giữ chân nhân sự key thì việc đánh giá kinh nghiệm, trình độ, quá trình làm việc cũng như tiềm năng phát triển để từ đó đưa ra những chính sách đãi ngộ phù hợp là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, với quy mô lớn, nhiều phòng ban, nhiều chi nhanh, công tác phân tích, phân loại và tính toán lương, thưởng cho nhân viên còn nhiều sai sót, và chưa hợp lý, dẫn đến giảm sự hài lòng của nhân viên. Hơn nữa, việc tính toán lương thưởng, chế độ đãi ngộ của nhiều doanh nghiệp vẫn được thực hiện theo phương pháp thủ công, dẫn đến tăng khối lượng công việc cho bộ phận nhân sự mà hiệu quả thì không hề cao.

Khó khăn trong quản lý dữ liệu

Có quá nhiều dữ liệu cần phải quản lý trong doanh nghiệp vừa và lớn, bao gồm các dữ liệu về tài chính, về nhân sự, về thông tin khách hàng,… Các dữ liệu này thường nằm ở những phòng ban, bộ phận khác nhau nên thường bị phân tán, rải rác nhiều nơi. Điều này đồng nghĩa với việc rất khó kiểm soát các thông tin, dữ liệu trong toàn doanh nghiệp. Bạn có thể bị bỏ lỡ những thông tin quan trọng hay không kịp thời nắm bắt, chia sẻ những thông tin khẩn cấp trong doanh nghiệp của mình.