Cp tpp là gì

Ý tưởng của các nước P4 gồm Singapore, New Zealand, Chile, Brunei là xây dựng một lộ trình tự do hóa thương mại trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cả bốn nước này đã nhiều lần thể hiện mong muốn mở rộng Hiệp định đối tác kinh tế thân cận Thái Bình Dương (The Pacific closer economic partnership, P4-CEP) và sử dụng CEP như một công cụ để hiện thực hóa ý tưởng về Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương của APEC (APFTA) nhằm đối phó với sự bế tắc của Vòng đàm phán Doha. Tuy nhiên, khi CEP chuyển hóa thành TPP, thì New Zealand còn hy vọng TPP sẽ cho phep mặt hàng bơ và sữa (mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này) dễ dàng tiếp cận thị trường các nền kinh tế thành viên. Bơ và sữa là hai mặt hàng xuất khẩu lớn của New Zealand và Australia, riêng New Zealand đã chiếm 10 tỷ USD trên tổng kim ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD bơ và sữa của toàn thế giới. 

Cp tpp là gì

Còn đối với Singapore, nước này mong muốn việc Mỹ tham gian TPP có thể hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng trong khu vực và Mỹ cần thiết phải có cam kết lâu dài ở khu vực này để duy trì ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương. Thêm vào đó, Singapore mong muốn mở rộng hơn nữa các mối quan hệ vốn có về an ninh, chính trị và kinh tế song phương giữa hai nước theo Hiệp định khung chiến lược được hai nước ký vào ngày 7 năm 2005. Còn Brunei, thành viên thứ tư của CEP hy vọng sẽ giữ Mỹ tham gia và duy trì hoạt động trong khu vực Tây Thái Bình Dương để mang lại lợi ích về an ninh và ngoại giao cho các nước trong khu vực (Nguyen Duc Nam, 2015).

Cp tpp là gì

 2/ Mỹ

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nam cũng cho rằng trong bối cảnh cục diện đa cực đang hình thành nhanh trong hệ thống chính trị thế giới và Mỹ vấp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nước lớn, nhất là Trung Quốc, thách thức quyền lực của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương cũng như chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ và đẩy Mỹ vào thế bị động, lúng túng khi thực thi chính sách của mình tại châu Á – Thái Bình Dương, thì việc Mỹ tham gia TPP, một tổ chức kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương không có Trung Quốc tham dự, là cần thiết để nâng cao vai trò của mình và hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này. TPP được xem là có cơ hội lớn hơn Vòng đàm phán Doha hay các thỏa thuận song phương mới, có thể giúp Mỹ vượt qua sự phản đối trong nước. Bởi vậy, tháng 9 năm 2008 Đại diện thương mại Mỹ Susan C. Schwab tuyên bố Mỹ tham gia đàm phán với các nước P4 để tạo nên tiến trình đàm phán mới cho TPP. TPP đang được Mỹ coi là công cụ tăng cường ảnh hưởng của mình ở châu Á và trên toàn cầu, được xem là một phần trong chiến lược “quay trở lại châu Á” không chỉ về kinh tế, mà còn cả về chính trị và an ninh. Tuy nhiên, TPP có nguy cơ làm xói mòn các khuôn khổ hợp tác kinh tế tại châu Á – Thái Bình Dương hiện nay như APEC, ASEAN + N, đặc biệt là ASEAN + 3 và giảm ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây. Vì vậy, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã khẳng định: Khai thác tăng trưởng và sự năng động của châu Á là trung tâm đối với lợi ích chiến lược và kinh tế Mỹ và là một ưu tiên chủ chốt của Tổng thống Obama… Chính vì châu Á có vai trò rất quyết định đối với tương lai của Mỹ, nên việc Mỹ can dự vào châu Á là điều không thể không xảy ra, đồng thời sự can dự này cũng có vai trò sống còn đối với tương lai châu Á. Điều này có thể nhận thấy trên hai phương diện kinh tế và chính trị như sau:

Thứ nhất, về kinh tế, xét từ cấp độ quốc gia cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến Mỹ đã và đang đối mặt với hàng loạt vấn đề kinh tế nan giải như tỷ lệ người thất nghiệp (mức kỷ lục 10%/năm), kinh tế phục hồi chậm, lạm phát cao, thâm hụt ngân sách trầm trọng, nợ nần chồng chất… 

Thứ 2, về Chính trị, tình hình đó buộc Chính phủ Mỹ phải tìm cách xoay chuyển tình trạng khủng hoảng kinh tế trong nước, đặc biệt là trước kỳ tổng tuyển cử. Những vấn đề mới bao hàm trong TPP như chế độ lao động, bảo vệ môi trường… là các mặt lợi thế, cũng là các vấn đề quan trọng của Mỹ. Đưa những vấn đề này vào đàm phán TPP có nghĩa là kéo cả các nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào cuộc để giải quyết vấn đề kinh tế trong nước cho Mỹ, giúp giảm bớt áp lực cho Mỹ trong công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế. Dự kiến, nhờ TPP, đến năm 2025, kinh tế Mỹ tăng khoảng 39 tỷ USD, doanh thu tăng thêm từ xuất khẩu là 20 tỷ USD, giá trị gia tăng bổ sung là 9 tỷ USD (Nguyen Duc Nam, 2015).

Với  CPTPP,  có  sự  thúc  đẩy  mở  rộng  thương  mại  tự do  và  cởi  mở  và  đảm  bảo  rằng  thương  mại  được  đề  cập  mang  tính  bao  trùm  –  nói cách khác là toàn diện hơn và cấp tiến hơn. Từ  “toàn  diện”  có  nghĩa  là  làm  cho  hiệp  định  cởi  mở  hơn  với  các  lĩnh  vực  và  doanh nghiệp  khác  nhau.  Các  yếu  tố  toàn  diện  được  thể  hiện  trong  chương  về  SME  và trong  chương  về  doanh  nghiệp  nhà  nước.  Việc  bổ  sung  từ  “cấp  tiến”  được  thể  hiện trong  các  chương  về  quyền  lao  động  và  môi  trường  –  cả  hai  chương  đều  có  quy trình  giải  quyết  tranh  chấp  để  đảm  bảo  sự  tuân  thủ.  Ngoài  ra,  còn  có  các  phần  bổ sung  về  trách  nhiệm  xã  hội  của  doanh  nghiệp  (CSR),  quyền  của  Người  Bản  Địa  và tính  đa  dạng.  Thông  qua  việc  sửa  đổi  hiệp  định,  một  số  điều  khoản  cũng  đã  được loại  bỏ,  như  các  cam  kết  chắc  chắn  về  sở  hữu  trí  tuệ  (ví  dụ:  độc  quyền  thị  trường  và luật  bản  quyền).  Nhìn  chung,  việc  bổ  sung  hai  từ  “cấp  tiến”  và  “toàn  diện”  có  nghĩa là  hiệp  định  đang  cố  gắng  đảm  bảo  tính  bao  trùm  và  cố  gắng  đảm  bảo  rằng  tất  cả các thành phần xã hội đều được hưởng lợi từ FTA này.  Việc  bổ  sung  hai  từ  “toàn  diện”  và  “cấp  tiến”  không  phải  là  lời  giải  thích  đến  sau hành  động  trong  quá  trình  này.  Hai  khái  niệm  này  là  những  khía  cạnh  quan  trọng của  CPTPP,  bằng  chứng  là  chúng  là  hai  chữ  cái  đầu  tiên  trong  tên  của  hiệp  định.

CPTPP để làm gì?

Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 đô-la Mỹ/ngày.

CPTPP và Evfta là gì?

CPTPP sẽ có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019. 2. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam 28 nước thành viên EU. Ngày 01/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán đến ngày 01/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố.

CPTPP có hiệu lực khi nào?

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.