Củ đậu trồng nhiều ở đâu

Việc hình thành những vùng chuyên canh cây rau màu một phần do Lục Nam là vùng đất có nhiều lợi thế để phát triển trồng cây rau màu theo hướng hàng hóa, phần khác do người nông dân nơi đây có kiến thức khá chắc về canh tác rau màu thông qua các lớp tập huấn thường xuyên của hệ thống khuyến nông. Với những nghề truyền thống ấy đã giúp bà con nông dân nơi đây có thu nhập ổn định 10-12 triệu đồng/sào.

Gia đình chị Giáp Thị Thêm – Thôn Yên Thiện xã Bảo Sơn là một trong những điển hình trong việc đầu tư phát triển mô hình trồng cây rau màu, trong đó củ đậu là cây trồng chủ lực được gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế. Vụ vừa rồi chị trồng 8 sào củ đậu, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng phát triển tốt năng suất đạt 3,5 tấn/sào, với giá bán tại đầu bờ 5000 đồng/kg sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chị còn lãi hơn 10 triệu đồng/sào.

Chị Giáp Thị Thêm đang cắt, tỉa ngọn cho ruộng củ đậu của gia đình

Theo chị Thêm củ đậu rất dễ trồng xong để củ đậu cho năng xuất cao, củ to ăn không xơ bà con nên chọn những chân đất thịt nhẹ, đất cát pha, giàu mùn, tơi xốp,cao ráo dễ thoát nước để trồng [đặc biệt những chân đất mới khai hoang thường cho năng xuất rất cao] do củ đậu ưa những chân ruộng lạ. Ngoài việc chọn loại đất phù hợp với từng loại cây trồng thì việc giữ ẩm ruộng và bón phân cho cây cũng rất quan trọng, việc  bón phân luôn được chị cân đối giữa tỷ lệ đạm, lân, kali và phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh khác.

Cũng theo chị Thêm trồng củ đậu tuy dễ nhưng đòi hỏi người trồng mất nhiều công nhất là công lên luống trước khi trồng, vì luống củ đậu thường rộng 1,5 – 1,8m, cao 0.3-0.4m,  việc lên luống phải tiến hành làm hai đợt. Để đảm bảo thời vụ trồng các hộ thường tập chung làm đổi cho nhau vài ba nhà cùng làm, cùng xuống giống. Sau khi trồng được khoảng một tháng cần bấm ngọn lần đầu sau đó cứ 7-10 ngày dùng dao, kéo cắt tỉa hoa, nụ lộc non vươn dài khỏi mặt luống nhằm giúp cây chuyển nhanh từ giai đoạn sinh trưởng thân lá sang phát triển củ, tăng trọng củ, nâng cao chất lượng củ. Nếu thấy cây hơi cằn, lá vàng thì cần bón thêm phân các loại.

Cùng canh tác củ đậu trong thôn với chị Thêm là gia đình anh Bùi Văn Trắng cũng có thu nhập khá. Anh Trắng cho biết năm nào gia đình cũng trồng 8-9 sào củ đậu, biết cây củ đậu không chịu được úng ngập nên anh luôn chú ý lượng nước tưới cho cây chỉ đủ ẩm. Bệnh trên cây củ đậu chủ yếu bị sâu cuốn lá, lở cổ dễ, đốm lá, rầy rệp chíc hút, ngoài việc định kỳ phun thuốc bảo vệ thực vật thì sau mỗi trận mưa anh thường ra đồng kiểm tra những ruộng củ đậu của gia đình mình để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo kinh nghiệm của bà con Bảo Sơn củ đậu có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Vụ Xuân trồng từ tháng 2-3 đến tháng 5 - 6 cho thu hoạch còn vụ thu đông bà con trồng từ tháng 7 đến tháng 9 để thu hoạch vào dịp tết Nguyên đán.

Ông Nguyễn Văn Thúy - cán bộ nông nghiệp xã Bảo Sơn cho biết với hiệu quả mà cây củ đậu mang lại, vài năm trở lại đây loại cây trồng này đã dần trở thành cây hàng hóa, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân xã Bảo Sơn. Hiện nay bà con trên địa bàn xã đang tiếp tục mở rộng diện tích, đặc biệt là xen canh đối với những chân ruộng ít nước để nâng cao hiệu quả sản xuất tăng thu nhập.

Nguyễn Thanh

Trung tâm Khuyến Nông

.

Cập nhật lúc: 22:00, 12/03/2020 [GMT+7]

Với hơn 1,3 ngàn ha, H.Cẩm Mỹ là địa phương có diện tích cây củ sắn [còn được gọi là củ đậu] lớn nhất tỉnh. Từ chỗ trồng tự phát, củ sắn đã trở thành sản phẩm mang lại thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.

Nông dân xã Xuân Tây, H.Cẩm Mỹ cắt, tỉa ngọn cây củ sắn

Cùng với sầu riêng sạch, củ sắn đang trở thành đặc sản của địa phương. Củ sắn được trồng nhiều tại các xã Xuân Tây, Xuân Đông, Sông Ray...

* Cây trồng cho thu nhập cao

Ông Trần Văn Hoằng, ấp 5, xã Xuân Tây, có thâm niên trồng củ sắn hơn 10 năm. Với ông, củ sắn cho thu nhập tốt hơn các loại hoa màu khác. Bởi củ sắn là mặt hàng tiêu thụ trong nước, do đó ít bị tác động giá cả hơn so với các mặt hàng nông sản xuất khẩu trong điều kiện có dịch bệnh, dội hàng.

“Tôi có gần 1ha đất, mỗi năm tôi trồng 2 vụ bắp để bán thân cây và 1 vụ củ sắn, thu nhập khá ổn” - ông Hoằng nói. Theo ông Hoằng, 1ha củ sắn đạt năng suất trung bình 80-100 tấn củ. Với giá bán 2,5 ngàn đồng/kg nông dân hòa vốn, trường hợp bán được giá 5 ngàn đồng/kg, người nông dân thu lời 300-400 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với trồng lúa, hoa màu.

Theo ông Trần Há, ấp 5, xã Xuân Tây, để năng suất củ sắn đạt trên 100 tấn/ha thì khâu làm đất cực kỳ quan trọng, đất phải được lên luống cao khoảng 30cm, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp là rơm rạ, thân cây đậu phộng, thân cây bắp để làm luống tạo độ tơi xốp cho đất. Bên cạnh đó, quá trình cây sinh trưởng phải được cung cấp đủ nước, cắt ngọn thường xuyên. Cũng theo ông Há, chi phí đầu tư cho 1ha củ sắn vào khoảng 80-100 triệu đồng. Thời gian từ xuống giống đến thu hoạch là 3,5-4 tháng.

Đưa chúng tôi đi thăm vùng trồng củ sắn trên địa bàn, ông Trần Anh, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Tây cho biết, những năm trước đây bà con nông dân trồng lúa, nhưng do thiếu nước sản xuất nên các loại cây nông nghiệp khác như: đậu, bắp, rau được trồng thay thế. “Khoảng năm 2010, cây củ sắn bắt đầu được trồng thử nghiệm trên cánh đồng lúa. Thời gian đầu bà con tự trồng, tự chăm sóc, năng suất không bằng hiện tại nhưng cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác nên xã có chủ trương mở rộng diện tích cây củ sắn” - ông Anh chia sẻ.

Từ vài ha trồng thử nghiệm, đến nay, xã Xuân Tây trở thành địa phương có diện tích cây củ sắn lớn nhất huyện, gần 200ha, hộ trồng nhiều 3-4ha, hộ ít vài sào. Việc chuyển đổi cây củ sắn đã giải quyết được nhu cầu việc làm tại chỗ của nhân dân, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Đình Hải, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Tây cho biết, vài năm trở lại đây, diện tích cây củ sắn trên địa bàn xã tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng 20-30ha. Củ sắn là cây ngắn ngày, dễ trồng, cho thu nhập khá nên người nông dân thường trồng luân phiên 2 vụ củ sắn xen 1 vụ cây trồng khác/năm.

* Tính đường dài cho đặc sản

Từ hiệu quả kinh tế cây củ sắn mang lại, UBND H.Cẩm Mỹ đang có kế hoạch xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lớn cũng như tìm đầu ra ổn định cho loại cây trồng này tại các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh. Cùng với cây bắp, hoa màu, củ sắn được xác định là một trong những loại cây trồng chính trong công thức luân canh ở nhiều xã.

Nông dân xã Xuân Tây, H.Cẩm Mỹ thu hoạch củ sắn

Theo Trạm Bảo vệ thực vật H.Cẩm Mỹ, ưu điểm của cây củ sắn là dễ trồng, ít sâu bệnh, ít phải chăm sóc và có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Củ sắn hiện được trồng nhiều ở nơi bà con chủ động được nguồn nước tưới từ giếng khoan. Ngoài ra, cây củ sắn cần lượng phân bón ít, chủ yếu bón phân chuồng, đến giai đoạn cây làm củ bón thêm đạm để tăng chất dinh dưỡng trong đất, giúp cây phát triển mạnh, cho củ to.

Ông Trần Anh cho rằng, để ổn định diện tích, ổn định giá cả, Hội Nông dân huyện khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích trồng mới, luân phiên cây trồng và phân chia thời gian xuống giống hợp lý để cải thiện năng suất và hạn chế tình trạng thu hoạch đồng loạt, dễ dẫn đến dội hàng, ùn ứ trong một thời gian ngắn.

Cũng theo ông Anh, hiện tại, củ sắn đến kỳ thu hoạch là thương lái ở nhiều nơi về tận ruộng thu mua. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để người trồng củ sắn an tâm sản xuất. Tuy nhiên, để củ sắn trở thành mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, bà con nông dân phải kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm. Các tổ hợp tác thay vì để thương lái vào tận vườn, thu mua lẻ của từng hộ dân, mỗi ngày mua một giá thì nên đặt vấn đề bao tiêu số lượng thu hoạch mỗi ngày, bao tiêu giá cho cả vụ với thương lái. Đưa ra kế hoạch thời gian xuống giống cho từng khu vực, hướng dẫn bà con sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu sinh học theo khuyến cáo; xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm củ sắn tại H.Cẩm Mỹ. Như vậy, người trồng sẽ hào hứng hơn trong việc liên kết sản xuất loại đặc sản này.

Bài, ảnh: Hoàng Lộc

Những ngày gần đây, gia đình ông Trần Văn Hòa, ở xóm Soi, xã Ký Phú “đứng ngồi không yên” bởi trên 10 sào củ đậu đã đến kỳ thu hoạch nhưng chưa có thương lái đến thu mua. Ông Hòa cho hay: Những năm trước, vào thời điểm này, chúng tôi đã thu hoạch xong hết củ đậu để chuẩn bị đất trồng cây vụ mùa. Nhưng năm nay, bà con mới chỉ thu hoạch được 1/3 diện tích. Củ đậu sau khi nhổ lên nếu không bán sớm sẽ héo quắt lại, hao cân, càng thêm thua lỗ nên chúng tôi chỉ dám thu hoạch cầm chừng, bán được đến đâu nhổ củ lên đến đó.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, xã Ký Phú hiện là địa phương có diện tích trồng củ đậu lớn nhất của huyện Đại Từ với tổng diện tích canh tác trên 20ha. Dù đang là thời điểm thu hoạch rộ củ đậu song hiện người dân chỉ mới thu khoảng 40% diện tích do sản phẩm khó tiêu thụ. Ngoài thời gian thu hoạch bị kéo dài, giá thu mua cũng xuống thấp, chỉ còn khoảng 3.000-3.800 đồng/kg, giảm một nửa so với năm 2020. Bà Nguyễn Thị Nhì, ở xóm Soi nhẩm tính: Giá thu mua thấp, mỗi tấn củ đậu, thương lái lại trừ 1,8 tạ lá và cuộng. Vì vậy, với giá chưa tới 3.000 đồng/kg, chúng tôi chỉ đủ tiền giống, phân bón trong suốt 4 tháng chăm cây. Bên cạnh đó, năm nay, thương lái cũng yêu cầu khắt khe hơn, chỉ chọn những củ to, tròn đều, còn lại họ đều không thu mua.

Trung bình mỗi năm, huyện Đại Từ gieo trồng khoảng 100ha củ đậu trong 2 vụ với sản lượng gần 10.000 tấn. Đây là cây trồng đã được người dân địa phương đưa vào thâm canh từ lâu bởi hiệu quả kinh tế cao gấp 4-5 lần so với cấy lúa. Cây củ đậu đã đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân ở các xã Ký Phú, Bản Ngoại, Văn Yên, Vạn Thọ… Theo những hộ trồng củ đậu lâu năm ở huyện Đại Từ, nguyên nhân khiến lượng củ đậu được tiêu thụ năm nay giảm rõ rệt là bởi việc tiêu thụ loại nông sản này phụ thuộc vào các thương lái cung ứng cho những bếp ăn tập thể tại các trường mầm non, khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang. Vì vậy, khi dịch COVID-19 diễn ra tại địa phương này đã dẫn tới nguồn tiêu thụ củ đậu giảm mạnh, việc lưu thông hàng hóa cũng gặp khó khăn nên ít có thương lái thu mua. Theo tính toán, năm nay, mỗi sào củ đậu cho thu khoảng 3 tấn củ, tăng từ 1-1,2 tấn củ/sào. Trước đây, mỗi sào củ đậu đem lại thu nhập khoảng 8-9 triệu đồng/sào thì nay chỉ còn khoảng 4-5 triệu đồng/sào. Nhiều người dân chấp nhận bán lỗ, thậm chí một số bà con đã nghĩ đến việc sẽ cày lẫn củ đậu quá lứa làm phân bón cho vụ tới.

Không giống như nhiều loại nông sản khác, củ đậu không thể để ngoài đồng hoặc bảo quản được lâu dài. Theo các hộ dân, hiện củ đậu đã quá thời điểm thu hoạch từ 7-10 ngày, nếu để lâu hơn trong đất, củ đậu sẽ bị nhạt, bấc, không đảm bảo chất lượng. Thêm vào đó, người dân đang cần sớm thu hoạch nông sản để chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ mùa, đảm bảo đúng khung thời vụ. Chính bởi vậy, mong muốn sớm được định hướng, hỗ trợ tiêu thụ nông sản là nguyện vọng chung của người dân trồng củ đậu trên địa bàn huyện Đại Từ hiện nay. Trước mắt, một số địa phương trồng củ đậu đã đề nghị hội nông dân các cấp và các tổ chức đoàn thể khác có hình thức vận động đoàn viên, hội viên đăng ký mua giúp củ đậu như một số nông sản khác đã được “giải cứu” trong thời gian gần đây.

Video liên quan

Chủ Đề