Cửa khẩu Bờ Y bao nhiêu km?

Cửa khẩu này hiện đang được xây dựng, lượng khách, hàng hoá, phương tiên qua lại cặp cửa khẩu này [Việt Nam - Lào] ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi VN hỗ trợ Lào làm con đường 18B đi từ cửa khẩu Bờ Y đến Attapư [Lào].

Có lẽ trên lãnh thổ ViệtNam, ít có nơi nào lại có vị trí chiến lược như vùng đất này – ngã ba biên giới Đông Dương. “Một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe”, chính là ở cửa khẩu nơi đây, giữa đường biên ViệtNam– Lào – Campuchia. Thấy rõ vị trí chiến lược đó, năm 1997, Tỉnh ủy Kon Tum đã xúc tiến xây dựng dự án kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu Bờ Y – Ngọc Hồi và được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận thành lập theo Quyết định số 06/QĐ- TTg [ngày 5-1-1999], diện tích tổng thể cửa khẩu Bờ Y – Ngọc Hồi là 67 nghìn ha [trong đó 400 ha là khu vực đô thị] bao gồm các xã Sa Loong, Bờ Y, Đak Dục, Đak Sú, Đak Nông và thị trấn Plei Kần.

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y bao gồm 01 của khẩu quốc tế với Lào và 01 cửa khẩu phụ với Campuchia. Chính vị trí “đắc địa” này đã tạo cho Bờ Y vị thế độc nhất vô nhị, trở thành đầu cầu ngắn nhất, thuận lợi nhất nối Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ Việt Nam với Nam Lào, đông bắc Thái Lan, đông bắc Campuchia,… đồng thời là cửa ngõ mở ra Thái Bình Dương của vùng đông bắc Thái Lan, vùng tây bắc Campuchia và Nam Lào. Nếu lấy cửa khẩu quốc tế Bờ Y làm tâm điểm, có thể hình dung ra một không gian địa lý thông thoáng và thuận lợi như cách thành phố Đà Nẵng 275 km, cảng Dung Quất [Quảng Ngãi] 300km, cảng Quy Nhơn [Bình Định] 313 km, thành phố Hồ Chí Minh 667km, U Bon [Thái Lan] 460km,…

Vừa qua, theo thỏa thuận giữa ba chính phủ Việt Nam – Lào – Capuchia, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y – Ngọc Hồi sẽ nằm trong vùng lõi của “Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia” gồm 7 tỉnh Ratanakiri, Stungtreng [Campuchia] – Atôpư, Sêkông [Lào] – Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lak [Việt Nam]. Ba nước sẽ ưu tiên hợp tác một số lĩnh vực như xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông kết nối các tỉnh thuộc tam giác phát triển; thực hiện các dự án thương mại nhằm mở rộng quan hệ buôn bán và xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu tại khu vực biên giới ba nước, thúc đẩy hợp tác du lịch, thực hiện ý tưởng “Ba quốc gia – một điểm đến”. Như vậy, cửa khẩu quốc tế Bờ Y là bước đi thực tiễn của Chính phủ Việt Nam nhằm thiết lập không gian kinh tế mở với khả năng hội nhập, liên kết rộng rãi nhằm thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực Trung Bộ Việt Nam, Lào, Campuchia và đông bắc Thái Lan.

Với việc xây dựng Khu kinh tế của khẩu Bờ Y – Ngọc Hồi, khu kinh tế này có ưu thế rất lớn khi xung quanh là khu vực giàu tài nguyên kinh tế - xã hội và sinh thái nhân văn. Kon Tum và rộng hơn là Tây Nguyên, vùng đất giàu có về nông lâm sản của ViệtNam. Miền Trung Việt Nam có thể liên thông với Bờ y – Ngọc Hồi qua hàng loạt quốc lộ, là khu vực có ưu thế về hệ thống các cảng biển nước sâu, các sân bay quốc tế và đặc biệt là khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế mở Chu Lai – Đà Nẵng… đảm bảo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, xúc tiến thương mại.

Miền Đông Nam Bộ Việt Nam lại là chuỗi đô thị lớn và các khu công nghiệp tồn tịa trong mối quan hệ liên kết hướng về xuất khẩu của vùng kinh tế động lực phía nam như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Binh Dương. Trong thời gian tới, khu vực này sẽ là trung tâm công nghiệp, thương mại, giao lưu quốc tế, du lịch – dịch vụ, tài chính ngân hàng có tầm cỡ ở Đông Nam Á.

Vùng đông bắc Thái Lan là vùng đất giàu có về tài nguyên khoáng sản như: Apatit, đồng cỏ, vàng, chì, khí đốt thiên nhiên… Đông bắc Thái Lan có nhu cầu vận chuyển hàng hóa rất lớn, lại xa Vịnh Thái Lan trong khi rất gần biển Đông, vì thế cửa khẩu quốc tế Bờ Y sẽ được lựa chọn như một giải pháp hợp lý hỗ trợ đường ra biển.

Đặc biệt, sự liên kết giữa Thái Lan với Lào, ViệtNamsẽ hình thành nên những tour du lịch sinh thái, nhân văn, lịch sử độc đáo: Kon Tum đang là địa chỉ du lịch mới hấp dẫn. Miền Trung Việt Nam có con đường di sản văn hóa thế giới Hội An – Mỹ Sơn – Huế - Phong Nha nổi tiếng. Đông bắc Campuchia, U Bon [Thái Lan] có những vùng rừng nguyên sinh bạt ngàn… sẽ là cơ hội rất lớn cho ngành du lịch các nước cùng phát triển.

Quy Nhơn đi cửa khẩu Bờ Y bao nhiêu km?

Nếu lấy cửa khẩu quốc tế Bờ Y làm tâm điểm, có thể hình dung ra một không gian địa lý thông thoáng và thuận lợi như cách thành phố Đà Nẵng 275 km, cảng Dung Quất [Quảng Ngãi] 300km, cảng Quy Nhơn [Bình Định] 313 km, thành phố Hồ Chí Minh 667km, U Bon [Thái Lan] 460km,…

Từ thành phố Kon Tum đi cửa khẩu Bờ Y bao nhiêu km?

Về phía Việt Nam, cửa khẩu quốc tế Bờ Y thuộc địa phần huyện Ngọc Hồi - Kon Tum; phía nước Lào thì cửa khẩu thuộc địa phận của Attapư; bên phía Campuchia thì Bờ Y thuộc tỉnh Ratanakiri. Cửa khẩu cách xã Plei Kần huyện Ngọc Hồi khoảng 14km, cách TP. Kon Tum là 74km.

Cửa khẩu Bờ Y ở đâu?

Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thông thương sang cửa khẩu Phoukeua [Phù Kưa] 14°42′26″B 107°33′08″Đ ở muang Phouvong, tỉnh Attapeu, CHDCND Lào.

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y có gì?

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y có một cửa khẩu quốc tế với Lào và một cửa khẩu phụ kết nối với Campuchia. Nhờ vị trí đắc địa và độc nhất vô nhị này, cửa khẩu trở thành đầu cầu ngắn nhất nối Tây Nguyên, vùng duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ của Việt Nam với phía Nam Lào, phía đông bắc của Thái Lan, phía đông bắc Campuchia,…

Chủ Đề