Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường

Bài làm

Việt Trì – Thành phố ngã ba sông, nơi có hai di sản văn hóa thế giới: Hát xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Ở đó có một ngôi trường mà sau này khi trưởng thành dù có đi thật xa thì tôi vẫn mãi không quên. Đó là trường Trung học cơ sở Nông Trang –  ngôi trường chuẩn quốc gia.

Trường của tôi nằm trên con đường Nguyễn Du – một danh nhân văn hóa thế giới. Trường được thành lập vào năm 1989 trải qua gần 30 năm trưởng thành và phát triển. Giờ đây, ngôi trường đã khang trang, hoành tráng hơn nhiều, những dãy nhà lắp ghép từ những mảnh ván ép, mái tôn cũ kĩ nay được thay thế bằng ba dãy nhà hình chữ U sừng sững, bề thế, hiên ngang. Các phòng học rộng rãi, Cửa sổ to thoáng mát, luôn có ánh nắng tràn vào. Ngoài các lớp học khang trang, rộng rãi. Trường tôi gần đây đã có đầy đủ các phòng chức năng phục vụ cho các môn học: Tin học, Hóa học, Vật lý, Sinh học và đặc biệt có cả phòng  LAB phục vụ cho bộ môn ngoại ngữ. Tất cả chúng tôi đều rất hào hứng và thích thú khi được học ở những phòng học này.

Xem thêm:  Thuyết minh về cái quạt

Bạn biết không nơi mà hầu hết học sinh chúng tôi thích nhất chính là khoảng sân trường rộng lớn. Nó được lát bằng gạch phẳng và sạch sẽ. Sân trường có những cây bàng, cây sấu, cây phượng vĩ… làm bóng mát cho những ngày hè nóng bức.  Dọc theo hàng cây là một thư viện có tên là: “Thư viện xanh”, với nhiều loại sách được đặt ngay ngắn trong tủ kính. Phía bên dưới là một dãy nghế đá để cho chúng em đọc sách mỗi khi rảnh rỗi. Mỗi gốc cây đều được xây bồn gạch hình vuông xung quanh, cao khoảng nửa mét, lát gạch sạch sẽ làm chỗ nghỉ chân cho chúng tôi sau những trò chơi mệt lả. Đồng thời, mỗi bồn cây là một công trình măng non của mỗi chi đội. Chúng tôi chăm sóc, tưới hoa, lau cho thật sạch sẽ. Sân trường  cũng là nơi tập trung chào cờ vào thứ hai hàng tuần. Đây cũng là nơi mà chúng tôi tập thể dục và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát, bốn mùa hoa đua nhau khoe sắc như những tấm thảm nhiều màu làm cho sân trường thêm rực rỡ trong ánh nắng mặt trời.

Hòa chung với nét đẹp của ngôi trường là lòng yêu thương học trò hết mực của các thầy cô giáo. Để đáp lại tấm lòng đó, học sinh nơi đây chăm ngoan, học giỏi, thân thiện với bạn bè, lễ phép với thầy cô. Học sinh trường tôi có bề dày thành tích, ý thức tốt như vậy là nhờ các thầy cô giáo. Thầy cô luôn chỉ bảo nhiệt tình, dìu dắt tận tâm từng học trò của mình. Ngoài việc truyền thụ những kiến thức trong sách vở, thầy cô còn dạy cho chúng tôi về đạo lý làm người. Thầy cô dạy cho chúng tôi biết yêu thương, đoàn kết, yêu lao động, vượt khó vươn lên. Vì vậy mà năm nào trường tôi cũng có rất nhiều học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh và cả quốc gia nữa nhé.

Có thể nói  rằng trường THCS Nông Trang là chiếc nôi đào tạo cho các thế hệ học trò trưởng thành và thành danh, góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.

Nếu có dịp ghé thăm  đất tổ Hùng  Vương thì các bạn nhớ một lần ghé thăm ngôi trường Nông Trang thân yêu của chúng tôi nhé. Thầy cô chúng tôi luôn dang tay đón chào các bạn.

Xem thêm:  Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?

Tham dự chương trình có ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục (Bộ GD&ĐT), Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục & Thời đại, Nhà báo Dương Thị Thanh Hương - Phó Tổng Biên tập Báo Giáo dục & Thời đại, bà Trần Lưu Hoa - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Võ Văn Minh - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị, ông Phạm Quỳnh - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường
Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, nhà báo Triệu Ngọc Lâm, phát biểu khai mạc.

Cuộc thi “Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” được Bộ GD&ĐT giao cho Báo Giáo dục và Thời đại – đơn vị thường trực tổ chức hàng năm. Cuộc thi lần đầu tổ chức vào năm 2018 và đã nhận được sự đón nhận, hưởng ứng của thầy cô, học sinh, sinh viên trên cả nước. Cuộc thi nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy, cô giáo có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục; đồng thời ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy - học và giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên.

Báo cáo tổng kết cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2021, ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục & Thời đại – cho biết, nhận bài dự thi từ tháng 9/2021, Cuộc thi đã đón nhận sự tham gia nhiệt thành của đông đảo bạn đọc trên cả nước với nhiều tác phẩm chất lượng. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 50.000 bài dự thi được gửi qua đường bưu điện. 

Theo ông Triệu Ngọc Lâm, Cuộc thi được phát động trong một thời gian ngắn, kênh phát động qua Báo Giáo dục và Thời đại và các phương tiện truyền thông với hình thức không bắt buộc, tự nguyện tham gia của học sinh, phụ huynh.

Qua đó cho thấy, Cuộc thi đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường. Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo độc giả, các tầng lớp nhân dân trên cả nước đối với Cuộc thi.

Các bài dự thi tập trung vào 2 chủ đề chính: thầy cô giáo và mái trường mến yêu. Trong đó, phần nhiều các tác phẩm viết về những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc về thầy cô giáo. Nhiều tác phẩm thể hiện những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc về mái trường gắn liền với hình ảnh của một hoặc một số thầy cô giáo cụ thể.

Theo đó, hình ảnh của thầy, cô giáo đượ viết ở nhiều góc độ khác nhau: Học trò viết về thầy cô; con cái viết về bố mẹ đồng thời cũng chính là thầy cô giáo; cháu viết về cô chú của mình và cũng là thầy cô giáo; chị gái viết về em gái; giáo viên viết về cán bộ quản lý; cán bộ quản lý viết về giáo viên…

Các tác phẩm dự thi được trình bày công phu, được thể hiện dưới nhiêu hình thức khác nhau. Hình ảnh thầy, cô giáo được nhìn từ góc nhìn đa chiều, đa diện. Song dù ở góc độ nào cũng đều là những hình ảnh đẹp và độc đáo.

Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường
Đại diện Ban giảm khảo, ông Phạm Quỳnh, chia sẻ tại buổi lễ.

Đại diện Ban giảm khảo, ông Phạm Quỳnh - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. chia sẻ: Năm nay là năm thứ 4 giải được tổ chức. BGK nhận được tình cảm và kỷ niệm với những tác giả. Mỗi năm được chấm vào chung kết, tình cảm giữa học trò với thầy cô đều là những yếu tố còn tràn khắp trong nền giáo dục của chúng ta. Năm 2018 lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức đã tạo tiếng vang và hiệu ứng tích cực. Số lượng bài có lần chở 3 xe bán tải. Như một làn gió thơm, cuộc thi ngày càng lan tỏa và thu hút nhiều GV, HSSV tham gia. Đây là động lực để tổ chức cuộc thi năm 2021.

Mỗi tác phẩm là 1 câu chuyện đẹp với những ấn tượng về thầy cô, học sinh. Đó có thể là tình huống sư phạm nhưng thể hiện được năng lực, khả năng sáng tạo và tình cảm của thầy cô với học trò. Là tình cảm gắn bó sâu sắc tới học sinh đang theo học. Tất cả đã khắc họa hình ảnh thầy cô đẹp với những kỷ niệm thân thương. Dù ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, song số lượng và chất lượng bài dự thi vẫn không ngừng tăng lên. Các tác phẩm được tác giả đầu tư công phu với hình thức đẹp mắt. Cuộc thi thành sự kết nối tình cảm giữa thầy trò, nhà trường, học trò ngày càng tốt đẹp. Đây là cuộc thi có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc.

Cuộc thi năm nay có hơn 50.000 bài dự thi của GV HS gửi về. Ban tổ chức đã chọn ra 1 Giải Nhất, 2 Giải Nhì, 3 Giải Ba và 10 Giải Khuyến khích.

Tại buổi lễ, ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) trao giải Tập thể cho 2 đơn vị xuất sắc: Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn; Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị.

Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường
Bà Trần Lưu Hoa – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trao giải Khuyến khích.

Bà Trần Lưu Hoa – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trao giải Khuyến khích cho 10 tác giả:

- Ông Bùi Tuấn Minh, Cán bộ Phòng Chính trị, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, Bộ Công an; Tác phẩm Vết sẹo trên khuôn mặt thầy tôi;

- Bà Trương Thị Thủy, Giáo viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình; Tác phẩm Câu chuyện nhỏ - Bài học lớn

- Bà Bùi Thị Minh Thùy, Giáo viên Trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị; Tác phẩm Bản Cựp, mảnh đất và con người tôi yêu quý

- Bà Lê Minh Huệ, Giáo viên Trường THPT số 2 Bảo Yên,  huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; Tác phẩm Tôi đã từng khóc như thế đấy!

- Bà Nguyễn Thị Hoài Thắm, Giáo viên Trường Tiểu học Hàm Nghi, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; Tác phẩm Em sẽ là giáo viên như cô

- Ông Nguyễn Thế Dũng, Trung tá, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn DBĐV, Ban CHQS huyện Tuyên Hóa, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình; Tác phẩm Cô giáo con gái tôi

- Bà Nguyễn Thị Hải, Giáo viên Trường Tiểu học Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị; Tác phẩm Trái tim người thầy - Truyền lửa nơi vùng cao

- Ông Hoàng Xuân Lý, Giáo viên Trường THCS Minh An, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Tác phẩm Người trồng hoa trên đỉnh núi cao

- Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giáo viên Trường THPT Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; Tác phẩm Chữ "Tâm" của cô Hiệu trưởng

- Bà Nguyễn Thị Thùy Dung, Giáo viên Trường THCS Phan Đình Phùng, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; Tác phẩm Nụ cười của em

Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường
Ông Phạm Quỳnh, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao giải Ba.

Ông Phạm Quỳnh, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao giải Ba cho 3 tác giả:

- Bà Nguyễn Thị Thanh Ngân, Giáo viên Trường THCS Lương Tấn Thịnh, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; Tác phẩm Còn tình thương ở lại

- Học sinh Lương Minh Việt, lớp 12C10, Trường THPT Hàm Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; Tác phẩm Thầy tôi

- Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Giáo viên Trường THCS Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; Tác phẩm Lớp học trong ngôi chùa cổ

Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường
Ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) trao giải Nhì.

Ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) trao giải Nhì cho 2 tác giả:

- Bà Nguyễn Thị Minh, Giáo viên Trường Tiểu học Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; Tác phẩm Người thầy trong tôi

- Bà Nguyễn Thị Kim Ánh, Giáo viên Trường THCS Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; Tác phẩm Đủ yêu thương sẽ gần nhau hơn

Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường
Ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trao giải Nhất

Ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trao giải Nhất cho tác giả Lê Hải Vân, Giáo viên Trường THCS Đền Lừ, quận Hoàng Mai, Hà Nội với tác phẩm “Viết về em, người đã khuất”.

Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường
Ông Triệu Ngọc Lâm và ông Vũ Minh Đức trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho cá nhân đạt giải Nhất và Nhì của cuộc thi.

Ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại và ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT) trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 3 cá nhân đạt giải Nhất và Nhì của cuộc thi.

Bày tỏ niềm vui và vinh dự, tự hào khi là tác giả đạt nhất của Cuộc thi, cô giáo Lê Hải Vân – giáo viên Toán, Trường THCS Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) gửi lời cảm ơn đến Bộ GD&ĐT, Ban tổ chức cuộc thi, nhờ đó mà cô và nhiều giáo viên trên cả nước đã được nhớ về những kỷ niệm thân thương, yêu dấu nhất. “Cũng nhờ cuộc thi mà những kỷ niệm của tôi sẽ còn mãi với thời gian” – cô Vân bộc bạch.

Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường
Cô giáo Lê Hải Vân - tác giả đoạt giải Nhất xúc động chia sẻ.

Chia sẻ về tác phẩm của mình, cô Vân không giấu nổi xúc động bởi đó là một câu chuyện buồn về một học trò đã mãi mãi đi xa. Cô kể, trong sự nghiệp của mình, cô có rất nhiều kỷ niệm với học trò, và đó là một nam sinh mà cô yêu quý.

Cậu ấy từng là học sinh ngang tàng, nhưng bằng sự gắn bó của bạn bè, sự quan tâm của thầy, cô giáo nên em thay đổi trơ thành học sinh ưu tú. Tưởng chừng sẽ là câu chuyện kết thúc có hậu, nhưng giờ đây, cậu học trò ấy đã ra đi mãi mãi, đúng độ tuổi 18 tuyết đẹp nhất của đời người, em đã gặp tai nạn bất ngờ trong một chuyến thiện nguyện.

“Thế nhưng, trong tâm trí tôi và các đồng nghiệp khác cũng như các bạn, hình ảnh của em mãi mãi trong tâm trí của chúng tôi và sẽ không bao giờ phai mờ”- cô Vân tâm sự.

Cuộc thi viết về thầy cô và mái trường
Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT) phát biểu chúc mừng các tác giả.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT) chúc mừng các tác giả đoạt giải. Ông cũng đánh giá cao sự công tâm và nhiệt tình của ban tổ chức (BTC) cuộc thi. Thầy và trò cả nước phải dạy trực tuyến do dịch Covid-19, song vẫn có hơn 50.000 tác phẩm được gửi về BTC. Mái trường và thầy cô trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tầng lớp nhân dân. Mỗi bài thi đều đáng trân trọng bởi sự đầu tư công ohu của các tác giả, Ban giám khảo đã phải rất vất vả khi chọn được 96 tác phẩm vào vòng chung khảo và 16 tác phẩm đạt giải.

"Trước bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay càng đòi hỏi về năng lực của nhà giáo, ngoài nỗ lực của nhà giáo cần sự đồng hành của toàn xã hội. Mỗi cơ sở giáo dục cần nhân rộng mô hình hay và tu dưỡng tâm tài và làm gương cho học trò. các em học sinh dù đi đâu làm gì cũng không quên hình ảnh thầy cô và mái trường. Cuộc thi giúp chúng ta hồi tưởng và thêm yêu nghề giáo. Cuộc thi đã trải qua 4 kỳ tổ chức và Ban tổ chức hướng đến sức sống lâu bền cho cuộc thi nhiều ý nghĩa này" - ông Vũ Minh Đức nhấn mạnh.