Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phát minh ra phương pháp sản xuất

* Vật lý

- Phát minh về điện của các nhà bác học G.Ôm người Đức, G.Jun người Anh, E.Len-xơ người Nga mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.

- Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân.

- Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất.

- Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học.

* Trong lĩnh vực sinh học

- Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến sự tiến hóa và di truyền...

- Phát minh của nhà bác học Lu-i Paster (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.

- Pap-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.

Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phát minh ra phương pháp sản xuất

Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phát minh ra phương pháp sản xuất

* Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất

- Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng.

- Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời.

- Việc phát minh ra điện tín.

- Cuối thế kỷ XIX ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong.

- Tháng 12 - 1903 anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên.

* Trong nông nghiệp

- Máy móc được sử dụng nhiều như máy kéo, máy cày, máy gặt...

- Phương pháp canh tác được cải tiến, việc sử dụng phân hóa học nâng cao năng suất cây trồng.

- Đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.

Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phát minh ra phương pháp sản xuất

2. Sự hình thành các tổ chức độc quyền

* Nguyên nhân

- Do tiến bộ của khoa học - kĩ thuật sản xuất công nghiệp của các nước Âu - Mĩ tăng nhanh dẫn đến tích tụ tư bản. Đây là thời kỳ "Cá lớn nuốt cá bé".

- Các ngành kinh tế chuyển từ tự do cạnh tranh sang tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức: Các-ten, Xanh-đi-ca, Tờ-rớt.

* Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc

- Trong công nghiệp: Diễn ra quá trình tập trung vốn lớn thành lập những công ty độc quyền như ở Pháp, Đức, Mĩ... lũng đoạn đời sống kinh tế các nước tư bản.

- Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Một vài ngân hàng lớn khống chế mọi hoạt động kinh doanh của cả nước, hình thành tư bản tài chính.

- Tư bản tài chính còn đầu tư vốn ra nước ngoài đem lợi nhuận cao: năm 1900, nước Anh đầu tư vốn ra ngoài 2 tỉ Li-vrơ xtéc-ling, đến năm 1913 lên gần 4 tỉ.

- Ở Pháp, ngành luyện kim và khai thác mỏ tập trung trong tay hai công ty lớn, công ty "Snây-đơ Crơ-dô" nắm nhà máy quân sự Crơ-dô và các nhà máy chế tạo đồ đồng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng trong nước.

- Tổng công ty đường sắt và điện khí cùng 6 công ty khác độc quyền ngành đường sắt trong nước, 50% trọng tải biển do 3 công ty lớn nắm. Hai công ty "Xanh Gô-ben" và "Cu-man" kiểm soát toàn bộ công nghiệp hóa chất.

- Ở Đức: Công ty than Ranh-Vet-xpha-len đã kiểm soát 95% tổng sản lượng than vùng Rua - vùng công nghiệp lớn nhất của Đức và hơn 55% tổng sản lượng than cả nước.

* Mỗi đế quốc còn có đặc điểm riêng:

- Mĩ là sự hình thành các Tờ-rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ.

- Anh là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.

- Pháp là đế quốc cho vay nặng lãi.

* Xuất hiện nhiều mâu thuẫn:

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa gay gắt dẫn đến các cuộc chiến tranh để phân chia thuộc địa.

- Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc; giữa giai cấp tư sản với nhân dân lao động giữa các nước tư bản.

- Mâu thuẫn trên đã dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

Xem tiếp: Lý thuyết Sử 10 Bài 35. Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

Bài 6: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX Tiết 2  Chuẩn bị bài giảng – Bản đồ thế giới. – Sơ đồ vị trí kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.  Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Bài 5 – tiết 1 Câu hỏi: – Nêu đặc điểm tình hình kinh tế chính trị của Anh – Pháp – Đức? – Đặc điểm chủ nghĩa đế quốc của các nước tư bản?  Giáo viên nhận xét. 3. Giảng bài mới Vào bài: Tiết trước chúng ta cùng tìm hiểu tình hình kinh tế chính trị, đặc điểm chủ nghĩa đế quốc ở các nước Anh, Pháp, Đức. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp về đế quốc Mỹ và tình hình chung nổi bật ở các nước đế quốc. Các hoạt động dạy – học Các hoạt động Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Nội dung – Tình hình kinh tế chính trị Mỹ – Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Mỹ là gì? Giáo viên: Trong các nước công nghiệp tiên tiến, Mỹ có nền kinh tế phát triển mạnh nhất, từ vị trí thứ 4 sau Anh, Pháp, Đức cuối thế kỷ XIX nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. 1894 sản lượng công nghiệp Mỹ gấp đôi Anh và bằng ½ các nước Tây Âu gộp lại. Sự phát triển của các nước đế quốc giống nhau hay khác nhau?  (Không giống nhau, phát triển không đồng đều ở các nước). Vì sao công nghiệp Mỹ tiến vượt bậc?  (Thị trường trong nước không ngừng mở 4. Mỹ: a. Kinh tế – Cuối thế kỷ XIX đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. – Đầu thế kỷ XX xuất hiện các công ty độc quyền  Mỹ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho Châu Âu. rộng, ứng dụng khoahọc kỹ thuật,…). Giáo viên: Công nghiệp ở Mỹ phát triển trong điều kiện thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên trong nước phong phú, thị trường được mở rộng, lợi dụng nguồn đầu tư của Châu Âu, nước Mỹ không bị chiến tranh tàn phá, công nghiệp xây dựng muộn nên thuận lợi trong việc phát triển và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất  Mỹ trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp cuối thế kỷ XIX. Cùng với sự phát triển đó, quá trình tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền, các tổ chức lũng đoạn được đẩy mạnh trên quy mô lớn. Những Tơrớt được hình thành trong hầu hết các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, vận tải, thương nghiệp. Trong những ngành đều có những tơrớt nắm đặc quyền trên phạm vi toàn quốc. Từ đó sản sinh ra các triều đại vuathép, vua dầu lửa, vua đồng, vua điện, vua ôtô,… Có thế lực nhất là hai tập đoàn tư bản Moocgan và Rốc-cơ-phen-lơ  hai tập đoàn này lũng đoạn ngân hàng và nắm 1/3 số vốn ngân hàng nước Mỹ. Nông nghiệp Mỹ như thế nào?  (Điều kiện tự nhiên thuận lợi, phương thức canh tác hiện đại  trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho Châu Âu). Thảo luận: Vì sao ta nói Mỹ là xứ sở của các ông vua công nghiệp?  (Vì Mỹ là nơi có nền kinh tế công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất, thị trường tư bản cao nhất, có những điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế,…). Trình bày tình hình chính trị Mỹ ra sao? b. Chính trị Đề cao vai trò Tổng thống  hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay phiên cầm quyền thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.  (Đề cao vai trò Tổng Thống, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay phiên cầm quyền  tăng cường xâm lược khu vực Thái Bình Dương…). Giáo viên: Mỹ là nước tư bản phát triển muộn có ít thuộc địa nên đã đề ra kế hoạch bành trướng xâm lược theo hai hướng: xuống phía nam để chiếm Trung và Nam Mỹ, sang phía Tây để chiếm lĩnh Thái Bình Dương và sang Châu Á. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Mỹ là gì?  (Mỹ cũng thể hiện tính chất thực dân, tham lam thuộc địa như đế quốc Tây Âu). II. TÌNH HÌNH CHUNG NỔI BẬT Ở CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC Hoạt động 2: Nội dung – Các đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc.  Bành trứơng tăng cường xâm lược Châu Á – Thái Bình Dương. II/. CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ Sản xuất công nghiệp phát triển  các công ty độc quyền hình thành  chi phối đời sống xã hội. – Những chuyển biến trong đời sống kinh tế. Phỏng vấn: Qua tình hình kinh tế – chính trị của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ em nhận thấy trong sản xuất có chuyển biến như thế nào?  (Kinh tế sản xuất của các nứơc có bước phát triển  nhu cầu thị trường thuộc địa  sự cạnh tranh giữa các đế quốc đưa tới tư bản lớn “nuốt” tư bản nhỏ, sản xuất tập trung, các công ty độc quyền ra đời,…). Hiện tượng này có xảy ra trước năm 1870 hay không?  (Trước 1870 tự do cạnh tranh) Sự ra đời của các công ty độc quyền có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế các nước đế quốc?  (Nắm giữ và chi phối đời sống kinh tế). Giáo viên: Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh thế giới Giữa thế kỷ XIX các nước phương Tây tăng cường xâm lược thuộc địa. Khác với thời kỳ trước, bước sang thế kỷ XX các công ty độc quyền chiếm ưu thế và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế ở các nước, chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn cao nhất và sau cùng của chủ nghĩa tư bản  minh họa qua kênh hình 32/47. Hoạt động 3: Nội dung – Nhu cầu tìm thị trường của các nước  tăng cường xâm lược thuộc địa. Liên hệ bài cũ Giáo viên: Do sự phát triển của sản xuất, sự chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế, các nước tư bản lần lược chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức, Mỹ. Do nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, xuất khẩu tư bản tăng nhiều  tăng cường xâm lược thuộc địa  chính vì vậy mậu thuẫn không tránh khỏi và ngày càng gay gắt giữa các đế quốc để phân chia lại khu vực ảnh hưởng trên thế giới.  Giáo viên sử dụng bản đồ chỉ lại các thuộc địa của Anh – Pháp – Đức. TỔNG KẾT BÀI Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho các nước tư bản lần lượt chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Sự phát triển của Anh chậm hơn so với các nứơc khác nhưng vẫn đứng đầu thế giới về một số lĩnh vực và mang đặc điểm chủ nghĩa đế quốc thực dân. Pháp nổi bật với đặc điểm chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. Đức trở thành đế quốc quân phiệt, hiếu chiến. Còn Mỹ phát triển mạnh với các công ty độc quyền lớn. Và điểm nổi bật chung của các đế quốc là sự chuyển biến trong đời sống kinh tế và tăng cường xâm chiếm thuộc địa, gây chiến tranh phân chia lại thế giới. 4. Củng cố Làm bài tập 01/48 Vị trí Năm Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư 1870 Anh Pháp Đức Mỹ 1913 Mỹ Đức Anh Pháp 5. Dặn dò – Xem lại bài + học bài. – Chuẩn bị kiểm tra 15’. – Đọc trước phần I, bài 7: “Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX”. – Ôn bài 1, 2, 3.