Cuốn sách Đường Kách mệnh được xuất bản ngày tháng Nam nào

I. Bối cảnh lịch sử ra đời, chủ đề tư tưởng, kết cấu của tác phẩm

1. Bối cảnh ra đời của tác phẩm

Tác phẩm Đường cách mệnh được chuẩn bị vào những năm 1925 - 1926 và được xuất bản vào năm 1927. Đây là thời kỳ hoạt động đầy sôi nổi và hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc.

- Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu [Trung Quốc]. Tại đây, Người tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Công việc đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc làm là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học. Thời gian từ 1925 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được 3 lớp với tổng số 75 học viên. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi.

- Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi Đường cách mệnh. Sách khổ 13.18, in giấy nến, kiểu chữ viết thường

II. Nội dung cơ bản của tác phẩm

1. Những vấn đề lý luận chung về cách mạng xã hội

Nguyễn Ái Quốc nêu ra 23 tiêu chuẩn, quy tụ trong 3 mối quan hệ cơ bản của một con người.

+ Đối với mình, có 14 tiêu chuẩn: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại [chịu khó]. Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật.

+ Đối với người, có 5 chuẩn mực: Với từng người thì khoan thứ. Với Đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người.

+ Đối với công việc, có 4 tiêu chuẩn: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể.

Những phẩm chất này làm thành các giá trị về nhân cách con người, nhân cách làm người - Một mẫu người mới đang định hình và xuất hiện trong phong trào cách mạng của dân tộc.

- Tác phẩm giải quyết các vấn đề về nguyên nhân dẫn đến cách mạng, các loại cách mạng và vai trò của nó trong lịch sử.

- Về Đảng chính trị. Đường cách mệnh xem đảng cách mệnh, đảng cộng sản là nhân tố quyết định sự thành công của cách mệnh. Người viết: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.

III. Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm

1. Giá trị lý luận

- Thông qua tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc - Người cộng sản Việt Nam đầu tiên - đã trình bày những điều cốt lõi của học thuyết cách mạng Mác - Lênin, phù hợp với điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nhiệp lạc hậu. Điều này khẳng định tính phổ biến của các nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin trên phạm vi toàn cầu, không chỉ ở châu Âu mà còn cả ở phương Đông, châu Á.

- Tác phẩm đánh dấu một giai đoạn mới trong nhận thức lý luận của Nguyễn Ái Quốc, góp phần phát triển sáng tạo nhiều vấn đề trong lý luận cách mạng Mác - Lênin.

2. Giá trị thực tiễn

- Tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tuyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam những năm 20 thế kỷ XX, trong việc kết hợp phong trào yêu nước với chủ nghĩa Mác, tạo lập các tiền đề tư tưởng lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa xuân 1930.

- Góp phần khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc; khẳng định rõ xu hướng lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam, vừa thoả mãn được các nhu cầu khách quan của đất nước, vừa phù hợp với xu thế thời đại sau cách mạng tháng Mười Nga.

- Trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam; tài liệu mẫu mực trong việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, nhất là trong những giai đoạn lịch sử có sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt.

- Nhiều vấn đề có liên quan đến con đường cách mạng, xây dựng, tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng vững mạnh, nhất là các chuẩn mực đạo đức của người cộng sản vẫn giữ nguyên tính thời sự trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

 - Các câu nói nổi tiếng :

  • Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
  • Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập[185]
  • Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?[186]
  • Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.[187]
  • Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh.[188]
  • Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam.[189]
  • Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
  • Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim tôi.
  • Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?[

“Đường kách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của cách mạng Việt Nam. Tác phẩm có vai trò như kim chỉ nam cho đường lối của cách mạng Việt Nam.

  • 'Đại tướng Văn Tiến Dũng với cách mạng Việt Nam và quê hương Hà Nội'

  • Tư duy sáng tạo, tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư Lê Duẩn với Cách mạng Việt Nam

  • Giới thiệu tập sách 'Đi theo Đường Kách Mệnh'

Hành trình kì thú của Bảo vật quốc gia

“Đường Kách Mệnh” là tác phẩm tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu [Trung Quốc] trong những năm 1925 - 1927. Cuốn sách được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách năm 1927.

Cuốn sách “Đường Kách Mệnh” - Bảo vật quốc gia, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Theo PGS.TS Phạm Xanh, người có nhiều năm nghiên cứu lịch sử cận đại, sau khi xuất bản, tác phẩm “Đường Kách Mệnh” được bí mật đưa về Việt Nam. Về đường bộ, cuốn sách đã được Nguyễn Công Thu [sau khi dự khóa học của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu] đưa về Việt Nam theo đường Lạng Sơn. Về đường thủy, cuốn sách được Nguyễn Lương Bằng - một giao liên bí mật của ta khi đó làm việc trên tàu Sông Pô, tuyến Quảng Châu - Hải Phòng, với sự khéo léo, ông đã đưa “Đường Kách Mệnh” về Việt Nam, và bàn giao lại cho những người có trách nhiệm làm tài liệu tuyên truyền và chuyển đi các nơi.


Ở Hà Nội, “Đường Kách Mệnh” còn được in lại để có thêm tài liệu tuyên truyền, giáo dục quần chúng. Năm 1927, “Đường Kách Mệnh” theo đường biển về Sài Gòn, rồi được chuyền đi các tỉnh Nam Kỳ... Thời đó, thực dân Pháp cấm các tài liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, nếu phát hiện ai tàng trữ, sử dụng và truyền bá các tài liệu của Nguyễn Ái Quốc đều bị đưa ra tòa và bị phạt tù. Và để tồn tại, cuốn “Đường Kách Mệnh” đã được “ngụy trang” bằng nhiều cách, như ở An Giang, cuốn sách được ngụy trang dưới hình thức kinh Phật, bên ngoài sách có tựa là Đạo Nam kinh, nhưng bên trong là nội dung tác phẩm “Đường Kách Mệnh”, và cuốn sách trở thành cuốn “cẩm nang” gối đầu giường của thế hệ cách mạng đầu tiên của Việt Nam, chỉ đường cho những người cộng sản Việt Nam đi tới thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Riêng cuốn “Đường Kách Mệnh” hiện vật gốc - đã được công nhận là Bảo vật quốc gia, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lại có một đời sống riêng, lịch sử riêng đặc biệt thú vị. Đi kèm với cuốn “Đường Kách mệnh” hiện vật gốc này, có kèm một tờ giấy rời [tờ trình] viết bằng chữ Nôm, do một Phó lý ở một xã thuộc huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương viết. Nội dung tờ trình viết, vào năm Bảo Đại thứ 5, ngày 29 tháng Hai, [tức là ngày 28/3/1930], tay Phó lý bắt được cuốn sách cấm tại nơi ông ta cư trú, và xin nộp cuốn sách lên tri huyện Thanh Hà. Quan tri huyện Thanh Hà đã tiếp nhận và đóng triện lên đó.


Theo PGS.TS Phạm Xanh, huyện Thanh Hà là quê hương của ông Nguyễn Lương Bằng, giao liên bí mật quan trọng của ta thời kỳ đó, và ta có thể hiểu, cuốn sách này được ông Nguyễn Lương Bằng đưa về Hải Dương để truyền bá, nhưng không may lọt vào tay Phó lý và bị tịch thu. Từ Hải Dương, cuốn sách được đưa vào hồ sơ sách cấm của thực dân Pháp và được đưa về tòa án tối cao của thực dân Pháp ở Hà Nội lưu giữ. Sau khi ta tiếp quản thủ đô Hà Nội, cụ Nguyễn Văn Hoan - một lão thành cách mạng làm việc ở tòa án tối cao, trong quá trình sắp xếp lại tư liệu, cụ Nguyễn Văn Hoan đã phát hiện ra cuốn “Đường Kách Mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, cụ đã chuyển cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam [nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia]. Đây được coi là cuốn sách “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, và đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.


Vẹn nguyên giá trị


GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, người đã có hơn 40 năm nghiên cứu về cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp của Bác Hồ nhấn mạnh, năm nay tròn 90 năm cuốn “Đường Kách Mệnh” của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được xuất bản và có mặt tại Việt Nam, những giá trị về lý luận và thực tiễn của cuốn sách vẫn vẹn nguyên giá trị, đặc biệt với vấn đề đạo đức cách mệnh.

Những bài giảng trong cuốn “Đường Kách Mệnh”.

Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, điểm độc đáo của “Đường Kách Mệnh” ở chỗ, tuy là một tác phẩm lý luận, nhưng Bác lại đặt vấn đề về tư cách - đạo đức của người cách mệnh lên ngay từ những trang đầu của cuốn sách. Tức là, phải trung thành với lý tưởng và mục tiêu, phải kiên định với sự nghiệp đấu tranh, và nhất là phải giữ chủ nghĩa cho vững và ít lòng ham muốn về vật chất.


Từ khi Đảng còn chưa ra đời, Bác đã nhìn nhận rõ yếu tố quan trọng là cách mạng muốn thành công thì ngoài đường lối chính trị, ngoài lý tưởng mục tiêu ra, một vấn đề hết sức hệ trọng là đạo đức của người cách mệnh, đạo đức của Đảng cách mệnh, nhất là khi ở vị trí cầm quyền. Bác nhấn mạnh, người cách mệnh phải ít lòng ham muốn về vật chất, có bản lĩnh chống chủ nghĩa cá nhân, chống giặc nội xâm, phải có đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư thì mới toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp cách mạng, vì sự nghiệp phục vụ nhân dân.


GS. TS Hoàng Chí Bảo khẳng định, trong “Đường Kách Mệnh” có cả giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa - nhất là văn hóa chính trị. Đây chính là giá trị bền vững, có sức sống ảnh hưởng sâu rộng lâu dài trong sự nghiệp của chúng ta hiện nay và mai sau. Trong nội dung “Đường Kách Mệnh”, Bác còn đặt vấn đề là phải rất chú trọng trong ứng xử với người, với việc, với tổ chức đoàn thể, Bác đặc biệt nhấn mạnh từ nghiêm túc: Với mình thì nghiêm, với người thì rộng lòng khoan thứ, với tổ chức thì giữ nguyên tính tổ chức.


Trong “Đường Kách Mệnh”, Bác còn đưa ra một khảo cứu lịch sử và lý luận cả về tổ chức công đoàn, về hợp tác xã, các tổ chức liên hiệp của phụ nữ, các tổ chức mặt trận đoàn thể, kể cả những vấn đề về hội chữ thập đỏ... Mặc dù, trong cuốn sách này, Bác chưa một lần sử dụng thuật ngữ hệ thống chính trị, nhưng việc Người nói về Đảng, về cách mạng, về giành chính quyền, về thành lập các đoàn thể của dân, để dân làm chủ... chính là tư tưởng dân chủ và hệ thống chính trị sau này. Người tìm ra con đường các dân tộc thuộc địa bị áp bức hoàn toàn có thể chủ động để giành lấy thắng lợi bằng sự nghiệp cách mạng “đem sức ta mà giải phóng cho ta, và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở nước ta đã chứng thực tư tưởng này của Bác là hoàn toàn đúng đắn và chính xác.


Trong “Đường Kách Mệnh” Bác viết, Đảng lấy công tác lý luận tư tưởng làm gốc và đào tạo cán bộ sau này. Tư tưởng này sau đó được Bác phát triển sâu trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947. Trong đó, Người dành cả một chương quan trọng để nói về xây dựng Đảng cách mạng chân chính với 12 điều, mà điều quan trọng nhất: Đảng là một tổ chức cách mạng phục vụ giai cấp dân tộc và nhân loại, chứ Đảng không phải một tổ chức để làm quan phát tài. “Khi viết tư cách Đảng cách mệnh chân chính, Bác đặc biệt chú trọng đến động cơ chính trị của người vào Đảng, động cơ này mà không trong sáng, không vì dân vì nước, không vì sự nghiệp chung, mà vì vụ lợi, vị kỷ, cá nhân thì sớm muộn rồi cũng sẽ biến dạng và thoái hóa. Điều này là một cảnh báo rất thời sự cho chúng ta hiện nay”, GS.TS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.


Cũng theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, Đảng ta đang tận dụng triệt để những điều Bác viết để xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghĩa là, bây giờ xây dựng Đảng không chỉ về tư tưởng, chính trị, tổ chức như trước, mà phải xây dựng Đảng đặc biệt về đạo đức và văn hóa.


Đạo đức ấy chính là đạo đức cách mạng cần - kiệm - liêm - chính của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, văn hóa đó là văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ, văn hóa pháp quyền, và văn hóa ứng xử tinh tế giữa cán bộ đảng viên công chức với người dân, trên tinh thần trọng dân [kính trọng, lễ phép với nhân dân], trọng pháp [tôn trọng luật pháp của Nhà nước pháp quyền]... chúng ta phải làm thế nào để vận dụng được tư tưởng của Bác vào đường lối chính sách chiến lược phát triển cán bộ, vào trong cơ chế, để đưa được người tài giỏi, có đức độ vào trong bộ máy của Đảng, chính quyền, đoàn thể; đồng thời, phải loại bỏ cán bộ thoái hóa biến chất, làm tổn hại thanh danh của Đảng - đó là yêu cầu bức xúc mà nhân dân đặt ra hiện nay.


Tuệ Lâm/Báo Tin Tức

'Đại tướng Văn Tiến Dũng với cách mạng Việt Nam và quê hương Hà Nội'

Sáng 26/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Đại tướng Văn Tiến Dũng với cách mạng Việt Nam và quê hương Hà Nội”, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Đại tướng.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Đường Kách Mệnh,
  • Bảo vật quốc gia,
  • kim chỉ nam,
  • Nguyễn Ái Quốc,
  • Nguyễn Lương Bằng,
  • cách mạng Việt Nam,
  • Bảo tàng Lịch sử Quốc gia,
  • Hoàng Chí Bảo,
  • Cách mạng tháng Tám,

Video liên quan

Chủ Đề