Cựu chiến binh có phải la người có công với cách mạng không

CHÍNH SÁCH THƯƠNG BINH LIỆT SĨ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG

Ngành Chính sách Hải quân “Chủ động, chu đáo, hiệu quả, nghĩa tình”

23:34 25/02/2022

Sự hình thành và phát triển của Ngành Chính sách Quân đội gắn liền với sự ra đời, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam. Trong những thành tích chung đó, có đóng góp không nhỏ của Ngành Chính sách Hải quân.

Kết quả thực hiện hoạt động công tác chính sách Quý I năm 2020 của lực lượng vũ trang Quân khu 4

20:42 27/03/2020

Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 47, sáng 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét về dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng [sửa đổi]. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng chủ trì phiên họp.

Dự thảo Pháp lệnh được xây dựng hiện gồm có 6 Chương và 57 Điều. Cụ thể, bổ sung 2 Chương mới là Chương 3 "Công trình ghi công liệt sĩ", Chương 4 "Nguồn lực thực hiện"; bỏ Chương "Khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm" và chuẩn hóa thành các Điều 54 Áp dụng Pháp lệnh và Điều 56 Xử lý vi phạm quy định tại Chương Điều khoản thi hành.

Đồng thời, bổ sung 9 Điều mới và sửa đổi 41 Điều. Giữ nguyên 12 diện đối tượng người có công với cách mạng của Pháp lệnh hiện hành; các quy định trong mỗi diện đối tượng đã được sửa đổi, bổ sung kết cấu lại theo trật tự về: Điều kiện, tiêu chuẩn; Chế độ ưu đãi đối với đối tượng; Chế độ ưu đãi đối với thân nhân và người có liên quan.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, dự thảo cơ bản giữ nguyên phạm vi điều chỉnh như Pháp lệnh hiện hành và quy định 3 đối tượng áp dụng: Người có công với cách mạng; Thân nhân người có công với cách mạng; Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.

Dự thảo kế thừa 12 đối tượng người có công với cách mạng của Pháp lệnh hiện hành. Theo đó, dự thảo đã làm rõ hơn điều kiện tiêu chuẩn xác nhận người có công với cách mạng đối với: công dân Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, có công với cách mạng trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam [chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, trong xây dựng đất nước]; người Việt Nam có công với cách mạng đang thường trú hoặc tạm trú nước ngoài; bổ sung vợ hoặc chồng liệt sĩ đã tái giá đủ điều kiện và đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Nghị định hiện hành.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, các quy định chế độ ưu đãi với người có công với cách mạng và thân nhân trong dự thảo được rà soát, sửa đổi theo hướng: chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là sự tri ân những người có công với cách mạng, với đất nước nên phải tương xứng, cao hơn các chế độ bảo trợ xã hội khác; chế độ ưu đãi phải xứng đáng với công lao, cống hiến theo từng diện đối tượng, không cào bằng; kế thừa các chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi hiện hành mà người có công đang hưởng và bổ sung các ưu đãi mới như trợ cấp tuất định suất các liệt sĩ trợ cấp hằng tháng đối với người làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù đày sau năm 1975, trợ cấp hàng tháng và bảo hiểm y tế đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ đã tái giá, trợ cấp một lần đối với thân nhân người có công giúp đỡ cách mạng đã chết mà chưa hưởng chế độ.

Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra tại Phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Thẩm tra về dự án Pháp lệnh này, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội Nguyễn Thúy Anh khẳng định, Ủy ban tán thành với việc sửa đổi Pháp lệnh xuất phát từ những yêu cầu như Chính phủ đã nêu trong Tờ trình và thấy rằng, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng nhằm thể chế hóa quan điểm “thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước”, “không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công” cần được coi là nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội.

Ủy ban nhất trí với phạm vi sửa đổi, bổ sung, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng cũng như tên gọi của dự án Pháp lệnh như dự thảo Chính phủ trình là: Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng [sửa đổi].

Theo bà Nguyễn Thúy Anh, dự án Pháp lệnh cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, đã cụ thể hóa quy định tại Điều 59 của Hiến pháp năm 2013, đó là “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước” và về cơ bản bảo đảm sự thống nhất với quy định của các luật, pháp lệnh có liên quan.

Ủy ban thống nhất với giải trình của Chính phủ về việc chưa bổ sung quy định chế độ ưu đãi đối với thế hệ thứ 3 của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm/nhiễm chất độc hóa học trong dự án Pháp lệnh mà “tiếp tục thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với tất cả các cháu bị dị dạng, dị tật và đều được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội.”, theo hướng “có thể áp dụng chính sách bảo trợ xã hội đặc thù, có mức hưởng cao hơn và được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn tại các cơ sở bảo trợ xã hội.”.

Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo giải trình nguyên nhân của việc chưa thể chế hóa một số nội dung đã được nêu tại Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng, đó là: nghiên cứu, thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng đang định cư ở nước ngoài; người tham gia kháng chiến trong giai đoạn 1974-1975 nhưng chưa đủ thời gian cấp Huy chương.

Bà Nguyễn Thúy Anh cho rằng, Ban soạn thảo đã thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình xây dựng dự án Pháp lệnh, đã tổng kết thi hành pháp luật, đánh giá tác động, lấy ý kiến các bộ, ngành và gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng Pháp lệnh. Hồ sơ dự án Pháp lệnh về cơ bản có đầy đủ các thành phần theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo bổ sung báo cáo thuyết minh làm rõ các nội dung trong Tờ trình [cơ sở của những nội dung mà Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ]; cung cấp thông tin, số liệu cụ thể theo từng loại đối tượng người có công đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng tại thời điểm gần nhất; dự báo số lượng đối tượng mới dự kiến được hưởng các chế độ chính sách và nguồn kinh phí tăng thêm; nguồn kinh phí cần thiết bảo đảm thực hiện Pháp lệnh.

Hồ sơ còn thiếu một số dự thảo văn bản quy định chi tiết thi hành, Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo bổ sung.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Ngoài ra, bà Nguyễn Thúy Anh cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Pháp lệnh tiếp tục rà soát, đánh giá các quy định hiện hành; nghiên cứu, bổ sung, nâng lên pháp lệnh các quy định đã có tính ổn định; rà soát, đánh giá đối với các quy định dự kiến được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, đảm bảo nguyên tắc chính sách, chế độ được điều chỉnh theo hướng tốt hơn đối với đối tượng thụ hưởng chính sách, có tính khả thi; rà soát quy định về trách nhiệm của các bộ, UBND các cấp để quy định đúng trách nhiệm, thẩm quyền, tránh trùng lắp; đồng thời rà soát, chỉnh lý kỹ thuật, văn phong tại 25 điều đã được nêu trong các phiên họp thẩm tra và các báo cáo, ý kiến tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Nguyễn Hoàng

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Theo Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh, Cựu chiến binh là công dân Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang, chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ. Cụ thể gồm các đối tượng sau:

- Cán bộ, chiến sĩ tham gia đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước Cách mạng tháng Tám năm 1945;

- Bộ đội chủ lực, địa phương, biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;

- Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiếu đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

- Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

- Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những đối tượng này được Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc…

Đồng thời, theo quy định của khoản 6 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP, những người nêu trên sẽ không được công nhận là Cực chiến binh nếu:

- Đầu hàng địch, phản bội, vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân, công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;

- Bị kết án tù mà chưa được xóa án tích.

Chế độ bảo hiểm y tế của Cựu Chiến binh

Khoản 2 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định, Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp Lào sau ngày 30/4/1975 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

Chế độ bảo hiểm y tế của Cựu chiến binh được thực hiện theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng này thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước đóng. Cụ thể, Cựu chiến binh được hưởng:

- 100% chi phí khám chữa bệnh;

- Được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh nếu cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh hoặc lên tuyến Trung ương:

+ Dùng xe cấp cứu: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển 2 chiều cho cơ sở khám bệnh với mức 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách thực tế và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh;

+ Không dùng xe cấp cứu: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều [chiều đi] cho người bệnh với mức 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên…

Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm y tế năm 2020 thay đổi thế nào?

3 chính sách dành cho Cựu chiến binh theo quy định mới nhất [Ảnh minh họa]
 

Chế độ mai táng phí của Cựu Chiến binh

Cũng tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 157 nêu trên, Cựu chiến binh khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí. Theo đó, Khoản 3 Thông tư 03 năm 2020 hướng dẫn cụ thể như sau:

- Cựu chiến binh khi từ trần, nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí bằng mức trợ cấp mai táng theo quy định;

- Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng của Cựu chiến binh từ trần thực hiện như với người có công với Cách mạng.

Theo đó, Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người được hưởng chết. Như vậy, mức trợ cấp mai táng phí của Cựu chiến binh cụ thể là:

- Từ nay đến 30/6/2020: 14,9 triệu đồng [Mức lương cơ sở hiện đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP];

- Từ 01/7/2020 trở đi: 16 triệu đồng [Mức lương cơ sở từ 01/7/2020 là 1,6 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 86/2019/QH14].

Để được nhận trợ cấp, người tổ chức mai táng cho Cựu chiến binh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 39 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH, gồm:

- Bản khai của người tổ chức mai táng;

- Giấy chứng tử;

- Hồ sơ của Cựu chiến binh;

- Quyết định trợ cấp và giải quyết mai táng phí.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trên, người tổ chức mai táng lập bản khai kèm bản sao Giấy chứng tử gửi đến Ủy ban nhân dân [UBND] cấp xã.

Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, UBND xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.

Trong 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng này sẽ kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Trong 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, Sở sẽ đối chiếu, ghép hồ sơ Cựu chiến binh đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí và ra quyết định.

Như vậy, nếu hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ thì trong khoảng 25 ngày, người tổ chức mai táng Cựu chiến binh sẽ nhận được mai táng phí.


Chế độ trợ cấp khi thôi công tác Hội cựu chiến binh

Ngoài hai chính sách nêu trên, Thông tư 03 cũng quy định chi tiết về chế độ trợ cấp với người thôi công tác ở Hội cựu chiến binh.

Theo đó, Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với Cách mạng hàng tháng khi thôi công tác ở Hội Cựu chiến binh sẽ được hưởng trợ cấp.

Số tiền trợ cấp cụ thể được nêu cụ thể như sau:

Với Cựu chiến binh công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã

Mức trợ cấp = ½ x [Lương chức danh + phụ cấp chức vụ [nếu có] + 5% mức lương tái cử, tái bổ nhiệm [nếu có]] x số năm công tác

Với Cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã

Mức trợ cấp = ½ x Phụ cấp hiện hưởng hàng tháng x Số năm công tác

Trong đó:

Số năm công tác là tổng thời gian khi có quyết định tham gia Hội đến khi có quyết định thôi công tác Hội cựu chiến binh. Nếu có thời gian tham gia đứt quãng thì được cộng dồn:

- Có tháng lẻ thì từ đủ 06 tháng trở lên được tính là 01 năm;

- Dưới 06 tháng thì được tính là ½ năm.

Trên đây là tổng hợp 03 chính sách dành cho Cựu chiến binh theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/4/2020.

>> Tăng trợ cấp, phụ cấp cho người có công với cách mạng

Nguyễn Hương

Video liên quan

Chủ Đề